vấn:* Theo như nội dung thư mà bạn trình bày thì quyền sử dụng đất hiện đang có tranh chấp vốn thuộc quyền sở hữu của bố bạn. Năm 2010, bố bạn có phân chia quyền sử dụng đất này cho 2 bà vợ tuy nhiên chỉ là phân chia quyền sử dụng, không phải là chuyển nhượng quyền sở hữu đối với tài sản này. Do vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì trong trường hợp này, 2 bà vợ chỉ có quyền sử dụng, canh tác trên diện tích đã được phân chia mà không có quyền được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác hay xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp này. Về bản chất, quyền sử dụng đất vẫn thuộc về bố bạn. Do đó, trong trường hợp này, theo những tình tiết mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì việc xét xử của tòa án là chưa chính xác. Nếu đã qua hai cấp xét xử là tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh mà chưa được xét xử khách quan và có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 như sau: *”Điều 283.

Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩmBản án, quyết định của TVì vẫn ràng buộc với 2 đứa con gái nên bố em vẫn để bà cả quản lý đất đai làm ruộng đất ở quê, lúc này đất đai vẫn trong HTX quản lý, đến năm 1992 HTX tan rã mấy anh trai trong gia đình bố em nhận đất về làm và chia tài sản thừa kế giữa 3 anh em trai, lúc này sổ đỏ mang tên chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bố em. Đến 2006, có luật đất đai mới, kê khai ruộng đất, bà cả ở nhà tự ý đi kê khai mà không báo cho bố của em, vì lúc này bố của em đã chuyển hộ khẩu ra ngoài thị xã công tác, lúc này tên chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bố em và bà vợ cả. Đến năm 2010, bà cả đòi bắt phải cho 2 con trai phụng dưỡng bà suốt đời, và bắt bố em làm giấy cho bà đấy, ngoài ra còn đòi chia các đám ruộng theo yêu cầu để làm (vì lúc này bà vợ hai cũng được làm 2 đám). Lúc họp gia đình, có cả truỏng xóm, bí thư và đóng dấu xác nhận của UBND xã, bố em lại làm tờ giấy phân chia đất đai cho 2 bà (bà cả làm 9 đám cả ruộng lẫn rẫy, bà 2 làm 2 đám ruộng) chứ không phải chia đất cho mà chỉ cho làm, không được bán!chứ không phải chia sổ đỏ cho! Gần đây bà cả đòi kiện bố em lấy đất, từ UBND xã, đến tòa án huyện, thậm chí tòa án tỉnh đều xử cho bà cả được 9 đám ruộng và rẫy kia, bám vào cái tờ đơn mà bố em làm năm 2010 mà phân chia tài sản! Vậy các anh chị xin hãy tư vấn cho em được biết làm thế nào để bố em lấy lại đất mà ông nội để lại cho bố em. Vậy đã ly hôn rồi mà vẫn được đứng tên sổ đỏ sao? Trong khi đó 2 chị gái con bà cả được bố em nuôi lớn đến khi lấy chồng, và còn cho thêm mỗi người một nên đất nữa! Giờ bố e đang viết đơn lên tòa án tối cao, mong anh chị giúp em! Trường hợp này bố em cần làm những gi?tại sao họ lại không căn cứ vào nguồn gốc đất mà xem xét mọi phương diện và 2 anh con trai của bà vợ hai có phải có trách nhiệm gì trong việc phụng dưỡng này không? Em xin chân thành cảm ơn!  

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

–  Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004

– Luật hôn nhân và gia đình 2014

2. Nội dung tư vấn:

Nội dung toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.”* Thì bố bạn có quyền thông báo bằng văn bản cho những người có thẩm quyền kháng nghị để được xem xét lại bản án của tòa án đã xét xử, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho bố bạn theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự dưới đây: *”Điều 284. Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm1. Đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.2. Trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.Điều 285. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.2. Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.”* Về vấn đề hai anh con trai của bà vợ hai có phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc hay cấp dưỡng cho bà vợ cả hay không: theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì những người là vợ cả và con riêng của chồng không có nghĩa vụ phải chăm sóc hay cấp dưỡng cho nhau. Đây chỉ là nghĩa vụ về mặt đạo đức giữa các bên, không phải nghĩa vụ do pháp luật quy định. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi với yêu cầu của bạn. *Trân trọng./.*

“Lần trước e đã được tư vấn của các anh chị, e cảm ơn các anh chị rất nhiều! Nhưng thủ tục làm đơn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm về nội dung đơn như thế nào vây?(với nội dung như vậy thì làm đơn gồm những nội dung như thế nào ạ?)e mong các anh chị Luật sư của LVN Group tư vấn cho e với ạ?nội dung tư vấn e đã gửi kem ở trên.em rất mong các anh chị giúp e! “

Em xin cảm ơn anh chị ạ! 

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật dân sự của Công ty luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với vấn đề mà bạn thắc mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Bộ Luật tố tụng dân sự

2. Nội dung tư vấn:

Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm được pháp luật giới hạn trong phạm vi nhất định.

Chủ thể kháng nghị: được quy định tại điều 285 Bộ luật tố tụng dân sự
1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.
Căn cứ để các chủ thể này kháng nghị là dựa vào công tác giám đốc thẩm của ngành tòa án, khiếu nại của đương sự, tổng kết của nghành, công tác giám sát của Nhà nước, cơ quan tư pháp và từ các phương tiện thông tin đại chúng.
Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị nhằm tránh những hậu quả không thể khắc phục được. Thời hạn hoãn thi hành án không quá 3 tháng kể từ ngày ra văn bản yêu cầu hoãn thi hành án.

Căn cứ kháng nghị: là cơ sở pháp lý để các chủ thể có thẩm quyền kháng nghị dựa vào đó yêu cầu Tòa án xem xét lại vụ án bằng việc ra quyết định kháng nghị. Bao gồm:
Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án. Được hiểu là kết luận của Tòa án trong bản án, quyết định không đúng với bản chất của sự việc, không có sự đồng nhất với sự thật khách quan.
Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng: được hiểu là trong quá trình áp dụng pháp luật tố tụng của Tòa án đã không áp dụng đúng các quy định của
bộ luật tố tụng dân sự. Mức độ vi phạm phải là nghiêm trọng( vi phạm các nguyên tắc của luật tố tụng trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự).
Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Được hiểu là Tòa án đã áp dụng sai luật nội dung vào giải quyết vụ án. Tòa án đã sử dụng những căn cứ dựa vào đó để kết luận vụ việc không đúng với bản chất sự việc đó.
Thời hạn kháng nghị: Theo điều 288
Bộ luật tố tụng dân sự thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm kể từ ngày bản án quyết định có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài 1900.0191. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.

Trân trọng ./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group