thông thường do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tại xã thực hiện. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, việc xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Hội đồng giám định y khoa.

1. Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng giám định y khoa các cấp

Theo quy định của pháp luật, Hội đồng giám định y khoa hiện nay được phân thành:

Hội đồng giám định y khoa cấp Trung ương là tổ chức bao gồm những thành viên làm việc kiêm nhiệm, có trình độ chuyên môn về y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập – Gồm Hội đồng giám định y khoa Trung ương I, Hội đồng giám định y khoa Trung ương II, Hội đồng giám định y khoa Trung ương III.

– Hội đồng GĐYY cấp Trung ương có con dấu riêng nhưng không có tư cách pháp nhân, không có tài khoản riêng;

– Nhiệm kỳ hoạt động: 05 năm kể từ ngày ký quyết định thành lập.

– Thành phần: Gồm 05 người, cụ thể:

Thành phần Hội đồng GĐYK Trung ương I Thành phần Hội đồng GĐYK Trung ương II Thành phần Hội đồng GĐYK Trung ương III

– Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai;

– 01 Phó Chủ tịch hội đồng là Lãnh đạo Viện GĐYK, thuộc Bệnh viện Bạch Mai;

– 01 Ủy viên thường trực là viên chức của Viện GĐYK đã được bổ nhiệm làm GĐV;

– 02 Ủy viên chuyên môn là GĐV của Hội đồng GĐYK Trung ương I

– Chủ tịch là Hội đồng Lãnh đạo Bệnh viện C Đà Nẵng;

– 01 Phó Chủ tịch hội đồng là Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng (Phòng hoặc Trung tâm GĐYK, thuộc Bệnh viện C Đà Nẵng);

– 01 Ủy viên thường trực là viên chức của Cơ quan thường trực Hội đồng đã được bổ nhiệm làm GĐV.

– 02 Ủy viên chuyên môn là GĐV của Hội đồng GĐYK Trung ương II.

– Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy;

– 01 Phó Chủ tịch hội đồng là Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng (Phòng hoặc Trung tâm GĐYK thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy);

– 01 Ủy viên thường trực là viên chức của Cơ quan thường trực Hội đồng đã được bổ nhiệm làm GĐV;

– 02 Ủy viên chuyên môn là GĐV của Hội đồng GĐYK Trung ương III.

– Cơ quan trực thuộc:

Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK Trung ương I là Viện Giám định y khoa thuộc Bệnh viện Bạch Mai;

Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK Trung ương II là Phòng hoặc Trung tâm GĐYK thuộc Bệnh viện C Đà Nẵng;

Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK Trung ương III là Phòng hoặc Trung tâm GĐYK thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy.

Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh là tổ chức gồm những thành viên kiêm nhiệm và có chuyên môn về y tế do Giám đốc Sở Y ế quyết định thành lập- Gồm Hội đồng giám định y khoa của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Mỗi tỉnh, thành phố sẽ thành lập một Hội đồng giám định y khoa;

– Hội đồng có con dấu riêng, không có tư cách pháp nhân và không có tài khoản riêng;

– Nhiệm kỳ hoạt động: 05 năm kể từ ngày ký quyết định thành lập

– Thành phần hội đồng: gồm 05 người

01 Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Y tế;

02 Phó chủ tịch hội đồng gồm: 01 Phó chủ tịch thường trực là lãnh đạo trung tâm giám định y khoa cấp tỉnh, 01 Phó chủ tịch chuyên môn là Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh.

01 Uỷ viên thường trực là viên chức Trung tâm giám định y khoa tỉnh;

01 Uỷ viên chuyên môn là Giám định viên của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.

-Cơ quan thường trực: Trung tâm Giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hội đồng giám định y khoa các Bộ – Gồm Hội đồng giám định y khoa Bộ Quốc phòng, Hội đồng giám định y khoa Bộ Công an, Hội đồng giám định y khoa Bộ Giao thông vận tải.

Cơ cấu tổ chức, thành phần, số lượng thành viên và cơ quan thường trực của Hội đồng giám định y khoa Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định;

Cơ cấu tổ chức, thành phần, số lượng thành viên và cơ quan thường trực của Hội đồng giám định y khoa Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định theo quy định pháp luật.

Hội đồng giám định y khoa Bộ Giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ GTVT ký Quyết định thành lập, kiện toàn, bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề xuất của các cơ quan tham mưu theo quy định của Bộ GTVT;

– Hội đồng có con dấu riêng, không có tư cách pháp nhân, không có tài khoản riêng;

– Nhiệm kỳ: 05 năm

– Cơ quan thường trực: Trung tâm Giám định y khoa Giao thông vận tải.

Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối:

– Do Bộ trưởng bộ y tế thành lập trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ y tế.

– Được thành lập để khám giám định theo vụ việc và tự giải thể sau ki ban hành biên bản Giám định y khoa;

– Hội đồng có con dấu riêng nhưng không có tư cách pháp nhân, không có tài khoản riêng.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng giám định y khoa

Hội đồng giám định y khoa cấp Trung ương, khám giám định, khám giám định phúc quyết với các trường hợp:

– Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc Hội đồng GĐYK các Bộ;

– Trường hợp cá nhân hoặc tổ chức không đồng ý với kết quả khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh, Hội đồng GĐYK các Bộ và có đề nghị khám giám định phúc quyết;

– Thực hiện khám giám định theo yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh có nhiệm vụ:

– Thực hiện việc khám giám định lần đầu, khám giám định lại cho các đối tượng đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống trên dịa bàn tỉnh, thành phố thuộc địa bàn;

– Hội đồng GĐYK cấp tỉnh không giám định lại các trường hợp đã được Hội đồng GĐYK cấp Trung ương kết luận với cùng một nội dung giám định.

Hội đồng giám định y khoa các bộ: Khám giám định lần đầu và khám giám định lại cho các đối tượng thuộc Bộ quản lý, phân cấp theo quy định của pháp luật.

Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối: Thực hiện việc khám phúc quyết lần cuối cho các đối tượng đã được Hội đồng GĐYK cấp Trung ương khám giám định phúc quyết và các nhiệm vụ khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật tại Hội đồng giám định y khoa.

Quy trình xác định mức độ khuyết tật tại Hội đồng giám định y khoa được quy định tại Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH. Cụ thể Điều 3 Thông tư quy định về cơ quan thực hiện như sau:

Điều 3. Cơ quan thực hiện

1. Chính quyền địa phương nơi người khuyết tật cư trú.

2. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, quận, thị xã (sau đây gọi tắt là phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện) nơi người khuyết tật cư trú.

3. Hội đồng Giám định y khoa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Hội đồng Giám định y khoa tỉnh).

4. Hội đồng Giám định y khoa Trung ương; Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương I và Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương II (sau đây gọi tắt là Hội đồng Giám định y khoa Trung ương).

Quyền hạn của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh:

Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh xác định mức độ khuyết tật đối với 04 trường hợp sau:

– Các trường hợp Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật;

– Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;

– Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác;

– Các trường hợp khác thuộc thẩm quyền của mình.

Quyền hạn của Hội đồng giám định y khoa cấp Trung ương:

– Khám giám định trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc Hội đồng GĐYK các Bộ;

– Trường hợp cá nhân hoặc tổ chức không đồng ý với kết quả khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh, Hội đồng GĐYK các Bộ và có đề nghị khám giám định phúc quyết;

– Khám phúc quyết xác định mức độ khuyết tật.

4. Hồ sơ khám giám định xác định mức độ khuyết tật tại hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.

Trường hợp Hội đồng xác định mức khuyết tật không kết luận được mức độ khuyết tật, hồ sơ gồm:

– Giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú đề nghị khám giám định khuyết tật, có dán ảnh của đối tượng và đóng dấu giáp lai của UBND xã nơi cư trú;

Trường hợp đối tượng sống ở Trung tâm nuôi dưỡng phải có giấy xác nhận, trong giấy xác nhận ghi rõ họ tên, tuổi, dán ảnh đối tượng, đóng dấu giáp lai của Trung tâm và Trung tâm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận đó.

– Bản sao biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, trong đó có ghi rõ Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật;

– Bản sao các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh, tật: Giấy ra viện, giấy phẫu thuật và các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

– Biên bản xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng Giám định y khoa lần gần nhất (nếu có).

Trường hợp người khuyết tật hoặc người đại diện của người khuyết tật không đồng ý kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, hồ sơ gồm:

– Giấy giới thiệu có ảnh và dấu giáp lai như trên;

– Bản sao biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;

– Bản sao các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh, tật: Giấy ra viện, giấy phẫu thuật và các giấy tờ liên quan khác (nếu có). Biên bản xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng Giám định y khoa lần gần nhất (nếu có);

Giấy kiến nghị của người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật về kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.

Trường hợp có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác, hồ sơ khám giám định gồm các giấy tờ sau:

– Các giấy tờ như mục Trường hợp người khuyết tật hoặc người đại diện của người khuyết tật không đồng ý kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật ngoài ra, cần chuẩn bị thêm:

– Bằng chứng xác thực về việc không khách quan, không chính xác của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật như biên bản họp, giấy kiến nghị, ảnh chụp, băng ghi hình hoặc các chứng cứ khác.

5. Thủ tục giải quyết việc xác định mức độ khuyết tật tại Hội đồng GĐYK cấp tỉnh.

Bước 1: Hoàn chỉnh hồ sơ

Khi có đơn đề nghị từ người khuyết tật hoặc người đại diện, Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật có trách nhiệm hoàn chỉnh 01 bộ hồ sơ theo từng trường hợp nêu trên và chuyển hồ sơ tới Phòng Lao động – Thương binh, Xã hội huyện trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Khi lập hồ sơ, phải kiểm tra chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ cá nhân hợp pháp khác có dán ảnh của người đi khám giám định để đối chiếu với các giấy tờ trong hồ sơ khám giám định.

Bước 2: Tiếp nhận, giải quyết và quản lý hồ sơ khám giám định

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ, thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoàn chỉnh hồ sơ.

– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nhận hồ sơ và cấp cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện chuyển hồ sơ khám giám định đã đầy đủ và hợp lệ đến Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.
Bước 3: Tổ chức khám giám định tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh
– Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức khám giám định và kết luận về dạng tật, mức độ khuyết tật trong thời gian 30 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ khám giám định mức độ khuyết tật đầy đủ và hợp lệ do Phòng Lao động – Thương binh, Xã hội chuyển đén.
– Khi làm thủ tục khám, người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật cần lưu ý chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh hợp pháp.
+ Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi người khuyết tật đăng ký hộ khẩu thường trú về quyền đại diện hợp pháp đối với người khuyết tật.
+ Trường hợp đại diện hợp pháp của người khuyết tật là cơ quan, tổ chức thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức đó theo quy định.

6. Thủ tục khám phúc quyết xác định mức độ khuyết tật

Hồ sơ khám giám định phúc quyết gồm có:
– Giấy giới thiệu của Uỷ ban nhân dân cấp xã như các trường hợp khám giám định tại Hội đồng cấp tỉnh;
– Đơn đề nghị khám giám định phúc quyết;
– Bản sao biên bản Giám định y khoa của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
Bước 1: Hoàn chỉnh hồ sơ
– Người khuyết tật hoặc đại diện của người khuyết tật làm đơn đề nghị khám giám định phúc quyết gửi Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh đã ban hành biên bản giám định.
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Hội đồng GĐYK có trách nhiệm giải quyết. Nếu vẫn không đồng ý, người khuyết tật hoặc đại diện của người khuyết tật gửi kiến nghị bằng văn bản cho Hội đồng giám định y khoa chậm nhất là sau 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành biên bản giải quyết của Hội đồng giám định y khoa
– Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm hoàn chỉnh 01 bộ hồ sơ chuyển cho Hội đồng Giám định y khoa cấp Trung ương trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Bước 2: Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương tiếp nhận, xem xét hồ sơ và tổ chức khám giám định phúc quyết.
Khi tới khám, người khuyết tật hoặc người đại diện cần mang các giấy tờ như trường hợp khám giám định tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
Chi phí giám định y khoa:
– Trường hợp kết quả khám giám định không đúng với khiếu nại, tố cáo thì chi phí khám giám định do cá nhân, tổ chức khiếu nại, tố cáo chi trả;
– Các trường hợp còn lại do ngân sách nhà nước bảo đảm.