1. Nộp đơn yêu cầu

Theo quy định tại Điều 425 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, chủ thể có quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ, nếu người phải thi hành án là cá nhân cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc là cơ quan, tổ chức có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm gửi đơn yêu cầu. Như vậy, theo quy định của Điều 425 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, bên cạnh việc quy định về chủ thể có quyền yêu cầu tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, điều luật còn quy định về điều kiện của bên phải thi hành. Những điều kiện này đảm bảo cho khả năng thi hành được đối với bản án, quyết định đó tại Việt Nam nếu chúng được tòa án Vỉệt Nam xem xét công nhận và cho thi hành.

Ngoài quy định về điều kiện đối với người phải thi hành án, Điều 432 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 còn quy định một điều kiện rất mới được quy định bổ sung trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, đó là thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Quy định về thời hiệu yêu cầu này có tác dụng giới hạn thời hạn bảo hộ quyền yêu câu của các chủ thể có quyền yêu cầu, tránh tình trạng tòa án Việt nam phải xem xét công nhận và cho thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật từ khá lâu, gây khó khăn cho việc xem xét của tòa án Việt nam. Quy định về thời hiệu yêu cầu còn có ý nghĩa bảo đảm khả năng thi hành án cho người được thi hành án.

Theo quy định tại Điều 432 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có tòa án đã ra bản án, quyết định cùng là thành viên hoặc tòa án Việt Nam có thẩm quyền quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 để yêu càu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự đó. Trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn quy định trên thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn.

Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành là văn bản tố tụng thế hiện quyền của người được thi hành án và trên cơ sở đơn đó, các cơ quan, tổ chức và tòa án mới xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích của người yêu cầu. Theo quy định tại Điều 432 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài phải được gửi đến Bộ tư pháp Việt Nam. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính quy định tại Điều 433 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người phải thi hành án, người đại diện hợp pháp của các đương sự đó, ghi rõ địa chi nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam, yêu cầu cụ thể của người được thi hành…

Nếu đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được viết bằng tiếng nước ngoài thì đơn này phải được gửi kèm theo bản dịch tiếng Việt có công chứng, chứng thực hợp pháp.

Theo quy định tại Điều 434 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài còn phải gửi kèm theo đơn yêu cầu các giấy tờ, tài liệu được quy định trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có tòa án đã ra bản án, quyết định cùng là thành viên. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có tòa án đã ra bản án, quyết định chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này thì kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ’ tài liệu sau:

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản án, quyết định do tòa án nước ngoài cấp;

– Văn bản của tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi hành tại Việt nam, trừ trường hợp trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ những nội dung này;

– Văn bản của tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận kết quả tống đạt hợp lệ bản án, quyết định đó cho người phải thi hành;

– Văn bản của tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã đừợc triệu tập hợp lệ trong trường hợp tòa án nước ngoài ra bản án vắng mặt họ.

Các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu nếu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được công chứng, chứng thực hợp pháp. Bộ tư pháp Việt Nam là cơ quan đầu mối trong việc tiếp nhận đơn yêu cầu và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu.

2. Thụ lí đơn yêu cầu

Sau khi nhận được đơn yêu cầu và các giấy tờ tài liệu kèm theo, Bộ tư pháp kiểm tra, lập hồ sơ và gửi đến tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền trong thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Khi nhận được hồ sơ do Bộ tư pháp chuyển sang, tòa án sẽ tiến hành kiểm tra lại hồ sơ để xem xét thụ lí. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, tòa án phải tiến hành thụ lí nếu thấy thuộc thẩm quyền của mình. Đồng thời, tòa án phải thông báo cho người có đơn yêu cầu, người phải thi hành họặc người đại diện của họ tại Việt Nam, viện kiểm sát cùng cấp và Bộ tư pháp biết về việc nhận được hồ sơ và thụ lí hồ sơ đó.

3. Xét đơn yêu cầu

3.1 Chuẩn bị xét đơn yêu cầu

Theo quy định tại khoản 3 Điều 437 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 4 tháng kể từ ngày thụ lí hồ sơ. Đối với trường hợp tòa án Việt Nam có thẩm quyền phải yêu cầu tòa án nước ngoài giải thích bản án, quyết định thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu càu được kéo dài thêm nhưng không quá 2 tháng.

Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày tòa án ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu, tòa án phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.

Trong khoảng thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, nếu nhận thấy có những điểm chưa rõ trong hồ sơ, tòa án đã thụ lí có quyền yêu cầu người đã gửi đơn hoặc yêu cầu tòa án nước ngoài đã ra bản án, quyết định dân sự giải thích. Văn bản yêu cầu giải thích của tòa án được gửi cho người được thi hành án, người đại diện hợp pháp của họ tại Việt Nam, tòa án nước ngoài theo đường dịch vụ bưu chính. Trường hợp tòa án Việt Nam yêu cầu tòa án nước ngoài giải thích thì văn bản yêu cầu được dịch ra ngôn ngữ quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế thì hồ sơ phải kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của nước được yêu cầu tương trợ tư pháp hoặc dịch ra một ngôn ngữ khác mà nước được yêu cầu chấp nhận. Người yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài phải chịu chi phí dịch và chi phí dịch vụ bưu chính gửi văn bản yêu cầu giải thích của tòa án Việt Nam cho tòa án nước ngoài.

Thủ tục yêu cầu giải thích những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được thực hiện thông qua Bộ tư pháp Việt Nam. Bộ tư pháp Việt Nam phải gửi văn bản yêu cầu đó cho người có đơn yêu cầu hoặc tòa án nước ngoài và khi nhận được vãn bản trả lời, Bộ tư pháp sẽ phải chuyển kết quả đó cho tòa án Việt Nam đã yêu cầu giải thích văn bản đó. Ngoài ra, để bảo đảm việc xem xét đơn yêu cầu của đương sự đúng thuộc thẩm quyền, tòa án còn phải tiến hành một số công việc khác như kiểm tra, xác minh nơi cư trú của ngưpi phải thi hành án, tài sản liên quan đến việc thi hành án …

Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, tuỳ từng trường họp cụ thể, tòa án sẽ ra một trong các quyết định sau:

– Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu khi có một trong các căn cứ được quy định tại khoản 4 Điều 437 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như người phải thi hành án là cá nhân đã chết hoặc người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó; người phải thi hành án là cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật; chấm dứt đại diện hợp pháp của người phải thi hành án mà chưa có người thay thế; việc thi hành bản án, quyết định đã bị tạm đình chỉ tại nước có tòa án đã ra bản án, quyết định; bản án, quyết định đang được xem xét lại hoặc đang chờ xem xét lại theo thủ tục tố tụng của nước nơi tòa án đã ra bản án, quyết định đó.

– Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu khi có một trong những căn cứ được quy định tại khoản 5 Điều 437 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như: người được thi hành án rút đơn yêu cầu hoặc người phải thi hành án đã tự nguyên thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài; người phải thi hành án là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của người đó không được thừa kế; người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà quyền và nghĩa vụ của cơi quan, tổ chức đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam; người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó; đã có quyết định của tòa án mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án; tòa án không xác định được địa chỉ của người phải thi hành và địa điểm nới có tài sản liên quan đến việc thi hành; thẩm quyền giải quyết yêu cầu thuộc tòa án khác và hồ sơ đã được chuyển cho tòa án đó giải quyết; tòa án không xác định được địa điểm nới có tài sản liên quan đến việc thi hành án tại Việt Nam trong trường họp cơ quan, tổ chức phải thi hành án không có trụ sở chính tại Việt Nam, cá nhân phải thi hành án không cư trú, làm việc tại Việt nam.

– Mở phiên họp xét đơn yêu cầu nếu đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không có căn cứ để ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.

Ngay sau khi ra quyết định, tòa án phải gửi cho các đương sự và viện kiểm sát cùng cấp quyết định đó. Tòa án phải chuyển hồ sơ cho viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày trước ngày mờ phiên họp. Hết thời hạn này, viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ để tòa án mở phiên họp xét đơn yêu cầu theo đúng ngày đã ấn định.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 438 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tòa án cấp sơ thẩm có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, huỷhuỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

3.2 Phiên họp xét đơn yêu cầu

Theo quy định tại Điều 438 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, phiên họp xét đơn yêu cầu được tiến hành bởi một hội đồng gồm 03 thẩm phán với sự tham gia của những người sau đây:

– Kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp vắng mặt kiểm sát viên viện kiểm sát, phiên họp vẫn được tiến hành;

– Người được thi hành, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải có mặt. Nếu những người này đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt lần thứ nhất nhưng có ư do chính đáng thì tòa án phải hoãn phiên họp. Phiên họp xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành nếu họ có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt hoặc người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của họ đã được triệu tập hợp đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

Hội đồng ra quyết định đình chi việc xét đơn nếu người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn. văng mặt hoặc khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 437 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Khi xét đơn yêu cầu, một thành viên của hội đồng xét đơn yêu cầu sẽ công bố đơn yêu cầu và các giấy tờ, tài liệu kèm theo về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành, hội đồng không được xét xử lại vụ án đã được tòa án nước ngoài ra bản án, quyết định. Tòa án chỉ kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tể mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để làm cơ sở cho việc ra quyết định công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định đó.

Sau khi xem xét đơn yêu cầu, các giấy tờ tài liệu kèm theo đơn yêu cầu và nghe ý kiến phát biểu của người được triệu tập, của kiểm sát viên, hội đồng sẽ thảo luận kín và ra quyết định theo ý kiến của đa số thành viên trong hội đồng. Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc quyết định không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.

Tại phiên họp, hội đồng không xét xử lại vụ việc đã được tòa án nước ngoài giải quyết mà chỉ kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kểt hoặc gia nhập có liên quan đến quyết định để ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài hoặc bác đơn yêu cầu.

Theo quy định tại Điều 439 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, bản án, quyết định dân ‘Sự của tòa án nước ngoài không được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam tròng các trường hợp sau:

– Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện để được công nhận quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

– Bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật của nước có tòa án đã ra bản án, quyết định đó;

– Người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên tòa của tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ hoặc văn bản của tòa án nước ngoài không được tống đạt cho họ trong một thời hạn hợp lí theo quy định của pháp luật của nước có tòa án nước ngoài để họ thực hiện quyền tự bảo vệ;

– Tòa án nước đã ra bản án, quyết định không có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự đó theo quy định tại Điều 440 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

– Vụ việc dân sự này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của tòa án Việt Nam hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lí vụ việc, tòa án Việt Nam đã thụ lí và đang giải quyết giải quyết vụ việc hoặc đã có bản án, quyết định dân sự của tòa án nước thứ ba đã được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành;

– Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có tòa án đã ra bản án, quyết định dân sự đó hoặc theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam;

– Việc thi hành bản án, quyết định đã bị huỷhuỷ bỏ hoặc đình chỉ tại nước có tòa án đã ra bản án, quyết định đó;

– Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thủ tục yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài phải được thực hiện theo đúng trình tự tố tụng đựợc quy định tại các điều 444, 445 và 446 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, đó là người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Thời hiệu yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp người có quyền yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể yêu cầu đúng trong thời hạn do pháp luật quy định thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn. Đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài phải có các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 445 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp. Gửi kèm theo đơn yêu cầu các giấy tờ, tài liệu quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam là thành viên. Trường hợp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và nước có tòa án đã ra bản án chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tể có quy định về vấn đề này thì kèm theo đơn. yêu cầu phài cớ bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản án, quyết định dân sự do tòa án nước ngoài cấp và giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh yêu cầu không công nhận của mình là có căn cứ. Nếu các giấy tờ, tài liệu kèm theo bằng tiếng nước ngoài thì các văn bản đó phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

3.3 Quyết định xét đơn yêu cầu

Quyết định xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là văn bản pháp lí kết thúc quá trinh chuẩn bị, xem xét đơn yêu cầu, nó xác định rõ sự công nhận hay không công nhận hiệu lực pháp lí của bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam. Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, sau khi được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành bằng quyết định xét đơn yêu cầu sẽ được đảm bảo bằng sự cưỡng ché của nhà nước theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự. Nội dung của quyết định xét đơn yêu cầu phải có các nội dung của một quyết định dân sự nói chung.