Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 và khoản 2 Điều 46 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015 có quy định như sau:

“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH

2. Cấp lại sổ BHXH

2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh.

2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.

2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng hoặc đã giải quyết chế độ BHXH có điều chỉnh quá trình đóng BHXH.”

Theo quy định trên, trường hợp bạn bị mất các tờ rời của sổ thì bạn sẽ được cấp lại các tờ rời sổ bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, hồ sơ cấp lại tờ rời được quy định tại khoản 1 Điều 29 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định:

“Điều 29. Cấp lại sổ BHXH, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT .

1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH

1.1. Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

b) Sổ BHXH đã cấp.

1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.

Theo đó hồ sơ bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

+) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (TK1-TS).

+) Sổ BHXH

+) Chứng minh nhân dân (bản chính).

Trong trường hợp này thì bạn cần làm hồ sơ để cấp lại tờ rời sổ BHXH.

Theo Nghị định 89/2020/NĐ-CP, ngày 04/8/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì cơ quan bảo hiểm xã hội có chức năng thực hiện việc cấp lại hoặc xác minh các thông tin liên quan đến vấn đề này.

Trang tờ rời sổ bảo hiểm xã hội là phần quan trọng ghi trong quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia gồm: tờ rời hằng năm và tờ rời chốt sổ. Pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định một số trường hợp nhất định, người lao động mới được cấp lại tờ rời này. Vậy cụ thể về việc xin cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết của Luật LVN Group dưới đây:

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã hội. thẻ bảo hiểm y tế (Ban hành kèm theo quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam), sổ bảo hiểm xã hội gồm: Bìa sổ và các trang tờ rời, được cấp đối với từng người tham gia bảo hiểm xã hội, để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và là cơ sở dể giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Bìa sổ và các trang tờ rời theo đó là những bộ phận không thể tách rời, trường hợp mất, hỏng, sửa đổi, dẫn đến phải thay thế một bìa sổ hay tờ rời khác thì đều dẫn đến việc phải cấp lại toàn bộ sổ bảo hiểm. Các trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội gồm:

– Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng.

– Cấp lại bìa sổ bảo hiểm xã hội các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch

– Cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm xã hội các trường hợp: mất, hỏng

Như vậy, trong trường hợp bạn bị thiếu mất một tờ rời bảo hiểm xã hội thì bạn cần thực hiện thủ tục xin cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội.

 

1. Thủ tục cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội:

Theo quy định pháp luật hiện hành, có 02 trường hợp được cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội:

Trường hợp 1: Mất

Trường hợp 2: Hỏng

Do trong trường hợp này, bạn không trình bày rõ trường hợp của bạn thiếu tờ rời sổ bảo hiểm xã hội do bị mất hay do công ty cũ quên chốt sổ xác nhận thời gian đóng Bảo hiểm xã hội cho bạn nên chúng tôi chia thành 02 trường hợp như sau:

– Nếu thiếu tờ rời bảo hiểm xã hội do công ty cũ của bạn chưa chốt sổ xác nhận thòi gian đóng bảo hiểm xã hội cho bạn thì bạn cần liên hệ công ty cũ để yêu cầu công ty có trách nhiệm chốt sổ, in bổ sung tờ rời xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho bạn.

– Nếu công ty cũ đã thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội đầy đủ cho bạn nhưng bạn bị mất tờ rời thì đề nghị cấp lại theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH, sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH

Đối tượng thực hiện xin cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội:

Đối tượng thực hiện xin cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội là cá nhân, đơn vị sử dụng lao động.

Cơ quan thực hiện cấp tờ rời bảo hiểm xã hội:

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp tờ rời bảo hiểm là hội là: Cơ quan bảo hiểm xã hội Tỉnh, Quận/huyện

Thủ tục cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm xã hội:

– Nộp hồ sơ: 

Người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nộp thông qua đơn vị nơi mình đang làm việc.

– Thành phần hồ sơ:

Tùy từng trường hợp mà hồ sơ đề nghị cấp lại sổ, tờ rời bảo hiểm xã hội sẽ có sự khác nhau:

+ Cấp lại sổ, tờ rời bảo hiểm xã hội do mất hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (theo mẫu)

+ Cấp lại sổ, tờ rời bảo hiểm xã hội do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ

Người tham gia:

+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (theo mẫu)

+ Hồ sơ kèm theo: Quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc; giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh cấp theo quy định; chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu…

Đơn vị sử dụng lao động: Bảng kê thông tin (theo mẫu)

Đối với trường hợp mất, hỏng tờ rời bảo hiểm xã hội thì hồ sơ bao gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (theo mẫu quy định)

 

2. Thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội (bìa và tờ rời) online

Hiện nay, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo thuận tiện cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tích hợp thêm dịch vụ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội (bìa và tờ rời) trong một số trường hợp trên Cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và ứng dụng VssID

Để thực hiện thủ tục này, trước hết người lao động phải đăng ký tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan Bảo hiểm xã hội hay chính là tài khoản VssID và được cấp mật khẩu tương ứng

– Tại ứng dụng VssID

+ Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID bằng mã số bảo hiểm xã hội và mật khẩu do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp

+ Bước 2: Tại trang quản lý cá nhân, chọn Dịch vụ công

+ Bước 3: Chọn cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội không thay đổi thông tin

+ Bước 4: Tích chọn nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính và nhập địa chỉ cụ thể

+ Bước 5: Ấn gửi

– Tại cổng Dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

+ Bước 1: Truy cập https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn?

+ Bước 2: Đăng nhập và chọn Thông tin tài khoản

+ Bước 3: Chọn kê khai hồ sơ; chọn kê khai phần Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do mất, hỏng

+ Bước 4: Nhâp địa chỉ chi tiết và mã kiểm tra; ấn Xác nhận.

 

3. Thời gian xin cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội mất bao lâu?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định, trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sin; giới tính, dân tộc, quốc tịch; sổ bảo hiểm xã hội do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đống bảo hiểm xã hội hoặc gộp sổ bảo hiểm xã hội: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trừ trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác nhau hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản báo cho người lao động biết.

Như vậy, thời hạn để cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm xã hội là không quá 10 ngày trừ trường hợp cần phải xác minh lại thông tin thì không quá 45 ngày nhưng phải có thông báo bằng văn bản.

 

 4. Quy định về hình thức sau khi cấp lại tờ rời, cấp lại bìa sổ bảo hiểm xã hội

– Bìa sổ bảo hiểm xã hội: In khi cấp lại

 Trang 1 và trang 2 bìa sổ: In đầy đủ các nội dung như bìa sổ bảo hiểm xã hội đã cấp. Nếu cấp lại lần thứ nhất, thì ghi “cấp lần 2”, cấp lại lần thứ hai thì ghi “cấp lần 3” như sau:

Nội dung in trên trang 1: Tại ô trống ghi các dòng chữ:

– Dòng thứ nhất: Ghi đầy đủ họ và tên của người tham gia bằng chữ in hoa, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.

– Dòng thứ hai: Ghi từ “số sổ” và “số định danh của người tham gia”, bằng chữ in thường, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.

Trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, dưới dòng ghi “số sổ” thì ghi thêm dòng chữ “cấp lần…”, bằng chữ in thường, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.

Riêng sổ bảo hiểm xã hội cấp lại do thay đổi họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch hoặc thay đổi số sổ: In theo nội dung thay đổi

– Tờ rời sổ bảo hiểm xã hội: In cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm xã hội:

+ Trường hợp người tham gia mất, hỏng tờ rời tại một đơn vị: In quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại đơn vị đó

+ Trường hợp người tham gia mất, hỏng tờ rời tại nhiều đơn vị: in quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ở những đơn vị đó

+ Trường hợp người tham gia cấp lại toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc bảo hiểm xã hội tự nguyện: in toàn bộ thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa hưởng, bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng hoặc bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa hưởng.

+ Trường hợp người tham gia cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, dưới phần ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: in dòng lũy kế thời gian đóng quỹ hưu trí, tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng

+ Trường hợp người tham gia đang bảo lưu cấp lại, điều chỉnh sổ bảo hiểm xã hội, dưới phần ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: In dòng tổng thời gian quỹ hưu trí, tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng

+ Ở góc trên, bên phải tờ rời, cùng hàng với dòng chữ “Ngày, tháng, năm sinh”, in thêm dòng chữ “Tờ….cấp lần….”.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!