Mình muốn hỏi là:
1. Bên mình dự định sẽ mở các khoá học liên quan đến lĩnh vực tin học và lĩnh vực tiếng anh. Bên mình chưa được cấp giấy phép con của Sở Giáo Dục hoặc Sở Thương binh và Xã hội thì có được xuất hóa đơn cho học viên ko? Mình sẽ thực hiện thủ tục này như thế nào?
2. Công ty thì có được phép cấp chứng chỉ cho học viên ko? hay tớ phải xin cấp phép Sở giáo dục hay phải thế nào?
3. Bên mình cần phải đáp ứng được những thủ tục nào để có thể thành lập đc trung tâm và cấp chứng chỉ và xuất hoá đơn cho học viên? Nếu Công ty xuất hoá đơn vẫn đồng ý bị tính 5% thì có được phép ghi là: Nộp lệ phí học khoá …. không? Cơ sở pháp lý như thế nào?
Mình xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: HT
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group,
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi: – 1900.0191
Trả lời:
Công ty Luật LVN Group đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Nghị định 51/ 2010/ NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ về hàng hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ
Quyết định 33/2007/ QĐ- BGDĐT quyết định của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân
2. Nội dung trả lời:
1. Theo Nghị định 51/2010/ NĐ-CP, thì tại khoản 1 điều 3 quy định: hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định pháp luật:
Bên bạn vẫn được xuất hóa đơn cho học viên.
Về thủ tục xuất hóa đơn, thì theo Điều 9 của Thông tư 39/ 2014/ TT-BTC về phát hành hóa đơn của tổ chức kinh doanh:
“1. Tổ chức kinh doanh trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, dịch vụ, trừ hóa đơn được mua, cấp tại cơ quan thuế, phải lập và gửi Thông báo phát hành hóa đơn (mẫu số 3.5 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này), hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2. Nội dung Thông báo phát hành hóa đơn gồm: tên đơn vị phát hanh hóa đơn, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hó đơn phát hành( tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành ( từ số…đến số…)), tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hó đơn( đối với hóa đơn đặt in), tên và mã số thuế( nêu có) của tổ chức cung ứng dịch phần mềm tự in hóa đơn( đối với hóa đơn tự in), tên mã số thuế (nếu có) của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử( đối với hóa đơn điện tử); ngày lập Thông báo phát hành, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của dấu đơn vị.
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng hó đơn và việc chấp hành quy định vè quản lý, sử dụng hóa đơn của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định số lượng hóa đơn được thông báo phát hành để sử dụng từ 3 tháng đến 6 tháng tại Thông báo phát hành hóa đơn của tổ chức, doanh nghiệp.
Trường hợp các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng sử dụng chứng từ giao dịch kiêm hóa đơn thu phí dịch vụ tự in thì gửi Thông báo phát hành hóa đơn kèm theo hóa đơn mẫu đến cơ quan thuế quản lý, đăng ký cấu trúc tạo số hóa đơn, không phải đăng ký trước số lượng phát hành.
Đối với các số hó đơn đã thực hiện thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ trên tờ hóa đơn, khi có sự thây đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp , nếu tổ chức kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tene, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dugnj và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nến tổ chức có nhu cầu tiếp tục sử dụng số hóa đơn đã phát hành chưa sử dụng hết thì phải nộp báo cáo tình hình sử dung hóa đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi và đóng dấu địa chỉ mới lên hóa đơn, gửi bảng kê hóa đơn chưa sử dụng và thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế nơi chuyển đến ( trong đó nêu rõ số hóa đơn đã phát hành chưa sử dụng, sẽ tiếp tục sử dủng). Nếu tổ chức không có nhu cầu sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết thì thực hiện hủy các số hóa đơn chua sử dụng và thông báo kết quả hủy hóa đơn với cơ quan thuế nới chuyển đi và thực hiện thông báo phát hành hóa đơn mới với cơ quan thuế nơi chuyển đến.
Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, tổ chức kinh doanh phải thực hiện thông báo phát hành mới theo hướng dẫn tại khoản này.
3. Hóa đơn mẫu là bản in thể hiện đúng, đủ các tiêu thức trên liên của hóa đơn giao cho người mua loại được phát hành, có số hóa đơn là một dãy các chữ số 0 và in hoặc đóng chữ “Mẫu” trên tờ hóa đơn. Hóa đơn mẫu kèm thông báo phát hành để gửi cơ quan Thuế và để niêm yết tại các cơ sở sử dụng bán hàng hóa, dịch vụ là liên giao cho người mua hàng.
Trường hợp tổ chức khi thay đổi tên, địa chỉ thông báo phát hành số lượng hóa đơn còn tiếp tục sử dụng không có hóa đơn mẫu hoặc các chi nhánh trực thuộc sử dụng chung mẫu hóa đơn với trụ sở chính khi thông báo phát hành hóa đơn không đủ hóa đơn mẫu thì được sử dụng 01 số hóa đơn đầu tiên sử dụng theo tên, địa chỉ mới hoặc được phân bổ để làm hóa đơn mẫu. Trên hóa đơn dùng làm mẫu gạch bỏ số thứ tự đã in sẵn và đóng chữ “Mẫu” để làm hóa đơn mẫu. Các hóa đơn dùng làm hóa đơn mẫu không phải thực hiện thông báo phát hành (không kê khai vào số lượng hóa đơn phát hành tại Thông báo phát hành hóa đơn).
4. Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành. Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.
Trường hợp tổ chức kinh doanh khi gửi thông báo phát hành từ lần thứ 2 trở đi, nếu không có sự thay đổi về nội dung và hình thức hóa đơn phát hành thì không cần phải gửi kèm hóa đơn mẫu.
Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức nhưng khai thuế giá trị gia tăng riêng thì từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh phải gửi Thông báo phát hành cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức nhưng tổ chức thực hiện khai thuế giá trị gia tăng cho đơn vị trực thuộc, chi nhánh thì đơn vị trực thuộc, chi nhánh không phải Thông báo phát hành hóa đơn.
Tổng cục Thuế có trách nhiệm căn cứ nội dung phát hành hóa đơn của tổ chức để xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về hóa đơn trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để mọi tổ chức, cá nhân tra cứu được nội dung cần thiết về hóa đơn đã thông báo phát hành của tổ chức.
Trường hợp khi nhận được Thông báo phát hành do tổ chức gửi đến, cơ quan Thuế phát hiện thông báo phát hành không đảm bảo đủ nội dung theo đúng quy định thì trong thời hạn ba (03)ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo, cơ quan thuế phải có văn bản thông báo cho tổ chức biết. Tổ chức có trách nhiệm điều chỉnh để thông báo phát hành mới.”
2 . Công ty không được cấp chứng chỉ cho học viên
Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT, tại Điều 2 Nguyên tắc cấp văn bằng, chứng chỉ
“1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc trình độ đào tạo. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp.
2. Văn bằng, chứng chỉ được quản lý thống nhất, thực hiện phân cấp quản lý, đảm bảo quyền và trách nhiệm của các cơ sở giáo dục. Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ.
3. Bản chính văn bằng, chứng chỉ cấp một lần, không cấp lại.”
Theo Quyết định 337/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007, liên quan đến Giáo dục và đào tạo có phân chia rất nhiều cấp độ và hình thức đào tạo, Bạn phải chọn chính loại hình mình muốn đào tạo.
Tương ứng với từng loại hình đào tạo sẽ có những quy định riêng về Bằng cấp hay Chứng chỉ được cấp. Song dù loại hình nào thì Bằng cấp hay Chứng chỉ được cấp khi (Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT): (i) Hoàn thành chương trình giáo dục theo cấp học và trình độ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; (ii) Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự; và (iii) Mẫu từ loại văn bằng, chứng chỉ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Như vậy, bạn không thể cấp chứng chỉ cho học viên khi chưa được sự phê duyệt của Bộ giáo dục và đào tạo.
3. Về thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ tin học :
Thứ nhất, Quy trình thành lập trung tâm ngoại ngữ và tin học
1. Trước tin phải xin giấy phép ĐKKD có ngành, nghề về giáo dục, như đào tạo ngoại ngữ và tin học tại SKH&ĐT tại tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở;
2. Sau khi được cấp giấy chứng nhận ĐKKD của SKH&ĐT, doanh nghiệp muốn hoạt động được ngành, nghề trung tâm ngoại ngữ và tin học thì phải làm thủ tục xin phép của Sở Giáo dục và Đào tạo nơi công ty đặt trụ sở
Thứ 2: Thủ tục xin giấy chứng nhận ĐKKD tại Sở kế hoạch và Đầu tư như sau:
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
2. Dự thảo Điều lệ công ty;
3. Danh sách thành viên sáng lập của công ty TNHH 2 thành viên trở lên, danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần;
4. Hợp đông thuê trụ sở chính nếu có;
5. Hợp đồng lao động nếu có;
6. Các văn bản khác;
Lưu ý: Giấy chứng nhận ĐKKD phải có ngành, nghề đào tạo ngoại ngữ và tin học;
Thứ 3: Điều kiện, thủ tục và hồ sơ cũng như quy trình xin giấy phép hoạt động của trung tâm ngoại ngữ và tin học:
1. Nhân sự của trung tâm ngoại ngữ và tin học:
a) Cán bộ quản lý:
– Giám đốc Trung tâm: có đạo đức, phẩm chất chính trị tốt, có năng lực quản lý. Tốt nghiệp Đại học theo chuyên môn Trung tâm đăng ký, có 3 năm kinh nghiệm trở lên trong ngành Giáo dục; Tuổi đời từ 25 tuổi đến dưới 65 tuổi, không phải là công chức, viên chức ( trừ trường hợp tổ chức đứng tên thành lập Trung tâm là trường học, cơ quan, đơn vị ); Nhiệm kỳ Giám đốc Trung tâm: 5 năm.
– Phó Giám đốc: có đạo đức, phẩm chất chính trị tốt, có năng lực quản lý, tốt nghiệp Đại học – Cao đẳng theo chuyên môn Trung tâm đăng ký; Nhiệm kỳ Phó Giám đốc Trung tâm: 5 năm.
b) Giáo viên:
– Giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng đảm bảo tỷ lệ tối đa 30 học viên / giáo viên.
Tốt nghiệp Đại học Sư phạm – Cao đẳng Sư phạm theo chuyên môn Trung tâm giảng dạy.
Nếu tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng khác thì phải có Chứng chỉ lý luận dạy học và giáo dục ( Chứng chỉ sư phạm ).
c) Nhân viên:
– Đảm bảo đủ số lượng theo yêu cầu phục vụ cho công tác hành chính, học vụ.
– Nhân viên kế toán có trình độ Trung cấp trở lên.
2. Cơ sở vật chất của trung tâm ngoại ngữ và tin học :
a) Hồ sơ pháp lý:
– Nhà, đất có chủ sở hữu hợp pháp.
– Hợp đồng thuê nhà, đất có công chứng, thời hạn thuê tối thiểu 2 năm ( Nếu thuê nhà của cơ quan, đơn vị, trường học phải có ý kiến của Công đoàn cơ sở hoặc cơ quan quản lý cấp trên).
b) Điều kiện phục vụ giảng dạy:
– Khu phòng học, phòng bộ môn: đảm bảo diện tích sử dụng một phòng học đạt 1,5m2/học viên với quy mô 200 học viên/ca học. Phòng học không nhỏ hơn 15m2; độ ánh sáng lớn hơn 300 Lux.
– Khu hành chính, văn phòng: Đảm bảo đủ phòng và điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên của Trung tâm.
– Có khu vệ sinh cho giáo viên và học viên, đảmbảo tối thiểu 60 học viên / 1 buồng vệ sinh.
– Có sân bãi để xe và phương án giữ xe.
– Môi trường sư phạm an ninh, an toàn.
c) Trang thiết bị:
– Trang bị đầy đủ bàn, ghế, bảng, đồ dùng dạy học thực hành phù hợp quy mô Trung tâm
– Mỗi Trung tâm phải có 1 máy vi tính nối mạng Internet đặt tại Văn phòng.
– Trung tâm dạy Tin học phải có phòng máy tính, tối thiểu 40 máy.
d) Phương án chữa cháy, cứu hộ:
– Có trang thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định;
– Có Biên bản kiểm tra PCCC;
– Xây dựng Phương án PCCC và thoát nạn, cứu người (Công an PCCC phê duyệt); Có Nội quy PCCC và danh sách Đội PCCC.
3. Chương trình của trung tâm ngoại ngữ và tin học:
a) Ngoại ngữ: Chương trình A-B-C của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các chương trình tương đương được sự chấp thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo
b) Tin học: Chương trình A-B và Kỹ thuật viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các chương trình tương đương được sự chấp thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c) Bồi dưỡng văn hóa: Theo chương trình phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc chương trình khác được sự chấp thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thứ 4: Hồ sơ thành lập Trung tâm Ngoại ngữ -Tin học :
1. Đơn ( Mẫu 1 hoặc 2 hoặc 3 )
2. Đề án tổ chức và hoạt động ( Mẫu 4 )
3. Kế hoạch giảng dạy ( Mẫu 5 )
4. Hồ sơ cơ sở vật chất của trung tâm ngoại ngữ và tin học:
– Hợp đồng thuê mặt bằng;
– Danh mục trang thiết bị;
– Phương án phòng cháy chữa cháy được Công an PCCC phê duyệt.
5. Bảng dự kiến thu chi học phí: ( Mẫu 10 )
6. Hồ sơ nhân sự của trung tâm ngoại ngữ và tin học:
a) Hồ sơ Giám đốc, Phó Giám đốc:
– Đối với cá nhân đứng tên:
+ Lý lịch ( theo mẫu 8 trang)
+ Bản sao văn bằng
+ Xác nhận quá trình giảng dạy
+ Bản sao Chứng minh nhân dân
+ Bản sao Hộ khẩu thành phố Hồ Chí Minh
+ Phiếu khám sức khỏe
– Đối với tổ chức đứng tên: hồ sơ Giám đốc, Phó Giám đốc như trên, ngoài ra cần có thêm:
+ Văn bản đề cử Giám đốc, Phó Giám đốc của tổ chức đứng tên
+ Hợp đồng lao động giữa tổ chức và Giám đốc, Phó Giám đốc.
+ Cam kết cuả người được đề cử làm Giám đốc, Phó Giám đốc: làm hết nhiệm kỳ 5 năm.
b) Hồ sơ giáo viên:
– Danh sách giáo viên trích ngang ( Mẫu 7, 8 )
– Bản sao văn bằng.
– Cam kết giảng dạy ( Mẫu 6 ).
c, Nhân viên:
– Danh sách trích ngang ( mẫu 9 ).
– Hồ sơ của nhân viên Kế toán: Lý lịch, các bản sao văn bằng, Hộ khẩu và Chứng minh nhân dân.
7. Phụ lục: Các văn bản khác có liên quan ( giấy đăng ký kinh doanh của công ty, doanh nghiệp; Quyết định thành lập đơn vị, cơ quan…).
8. Ghi chú:
– Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học – Bồi dưỡng văn hoá phải xây dựng Hồ sơ thành lập trình các cấp có thẩm quyền xem xét.
– Hồ sơ thành lập phải được thông qua Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi Trung tâm trú đóng.
– Hồ sơ thành lập Trung tâm, Hồ sơ cá nhân của cán bộ, giáo viên, nhân viên phải được lưu tại Văn phòng Trung tâm.
Thứ 5: Thủ tục và quy trình xin phép trung tâm ngoại ngữ và tin học:
1. Quy định chung:
a) Tên Trung tâm:
– Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học – Bồi dưỡng văn hoá + Tên riêng
– Không dùng tiếng nước ngoài, tên dễ ngộ nhận hoặc gần trùng với tên Trung tâm khác.
– Tên Trung tâm được ghi trên quyết định thành lập Trung tâm, Giấy phép dạy học, con dấu, biển tên Trung tâm và các sổ sách giấy tờ giao dịch của Trung tâm.
– Biển tên Trung tâm:
+ Góc phía trên bên trái: Ghi dòng chữ: “ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh”.
+ Ở giữa ghi tên Trung tâm theo quyết định thành lập.
+ Dưới cùng là địa chỉ, điện thoại
b) Thủ tục:
– Phòng Tiếp công dân:
+ Phát hành mẫu Hồ sơ hướng dẫn thành lập Trung tâm Ngoại ngữ Tin học – Bồi dưỡng văn hoá;
+ Tiếp nhận hồ sơ và trả hồ sơ.
– Hồ sơ đóng thành tập. Nộp 3 tập ( trong đó 1 tập là bản chính có công chứng ) cho Phòng tiếp công dân Sở Giáo dục và Đào tạo số 20 Ngô Thời Nhiệm, phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
– Thời hạn :
– Thời hạn cấp Quyết định thành lập Trung tâm: sau 30 ngày làm việc.
– Thời hạn hoạt động của Trung tâm theo Quyết định: 5 năm.
Về cấp chứng chỉ thì bạn phải được cấp giấy phép từ Bộ giáo dục và đào tạo.
Việc đóng lệ phí khóa học do bên bán hàng hóa, dịch vụ và bên nhận hàng hóa , dịch vụ thỏa thuân. Bạn tìm hiểu thêm ở Nghị định 51/2010/NĐ-CP
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group