Vậy nếu xác nhận tình trạng hôn nhân từ năm 18 tuổi tới nay thì tôi có phải về Thái Nguyên (nơi đăng ký thường trú trước đây của tôi) để xác nhận tới năm 2006 hay không? hay chỉ xác nhận từ năm 2006 đến 2017 tại Quận Từ Liêm. Hà Nội. 

Mong sớm nhận được phản hồi từ quý công ty, tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật Hộ tịch năm 2014

Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 38 Luật Hộ tịch năm 2014 thì khi đăng ký kết hôn thì hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Ngoài ra, hai bên nam, nữ cần bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Căn cứ theo Mục 3 Chương III Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định về cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân:

Chủ thể có thẩm quyền để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân:

– Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

– Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân khi thay đổi hộ khẩu thường trú:

Căn cứ khoản 4 và khoản 5 Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định:

“4. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.

5. Ngay trong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 Điều này.”

Như vậy, trước đây, bạn sinh ra tại Thái Nguyên, sau đó, bạn chuyển về quận Từ Liêm, Thành phố Hà Nội sinh sống từ năm 2006. Năm 2018 bạn lại chuyển hộ khẩu ra Biên Hòa, Đồng Nai và bây giờ bạn muốn làm đăng ký kết hôn tại Biên Hòa, Đồng Nai. Theo quy định, bạn phải về Quận Từ Liêm, Hà Nội để xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân từ năm 2006 đến thời điểm bạn xin chuyển hộ khẩu đi nếu khi chuyển đến Hà Nội, bạn chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật khi bạn đang có hộ khẩu thường trú ở Thái Nguyên. Sau đó, đến năm 2018 bạn sẽ xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại Biên Hòa, Đồng Nai. Trong trường hợp, bạn không tự chứng minh được mình đã từng đăng ký kết hôn hay đang độc thân thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hiện đang có hộ khẩu thường trú của bạn là ở Biên Hòa, Đồng Nai sẽ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú (quận Từ Liêm, Hà Nội) để tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của bạn.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group