Mức trợ cấp
Để xác định hàng hoá nhập khẩu có được trợ cấp hay không, cơ quan điều tra nước nhập khẩu sẽ tiến hành tính toán mức trợ cấp của hàng hoá đó. Phương pháp tính toán chi tiết tuân thủ pháp luật của nước điều tra về vấn đề này, nhưng về cơ bản theo các hướng dẫn sau:
-Nếu Nhà nước cho doanh nghiệp vay một khoản với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất thương mại bình thường cho khoản vay tương tự: Mức trợ cấp được tính là phần chênh lệch giữa 2 mức lãi suất này;
-Nếu Nhà nước bảo lãnh vay với phí bảo lãnh thấp hơn chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho khoản vay thương mại tương tự nếu không có bảo lãnh của Nhà nước: Mức trợ cấp sẽ được tính là phần chênh lệch giữa 2 mức này; -Nếu Nhà nước mua hoặc cung cấp hàng hoá, dịch vụ với giá mua cao hơn mức hợp lý hoặc giá cung cấp thấp hơn mức hợp lý (xác định theo các điều kiện thị trường của hàng hoá/dịch vụ liên quan): mức trợ cấp là mức chênh lệnh giá.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:   1900.0191
Thuế chống trợ cấp hay thuế đối kháng (countervailing duty)
Thuế chống trợ cấp là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu. Đây là biện pháp chống trợ cấp (còn gọi là biện pháp đối kháng) nhằm vào các nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điều tra chống trợ cấp do nước nhập khẩu tiến hành) chứ không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO quy định các cơ chế xử lý khác mang tính đa phương cho trường hợp này).
 
Tính riêng biệt (Specificity)
Chỉ có các trợ cấp riêng biệt mới bị điều chỉnh bởi các nguyên tắc trong Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng. Theo Hiệp định này thì “riêng biệt” gồm có bốn loại sau:

-Riêng biệt đối với doanh nghiệp: Chính phủ nhắm đến một công ty hoặc một số công ty nhất định để trợ cấp.

-Riêng biệt đối với ngành: Chính phủ nhắm đến một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực nhất định để trợ cấp

-Riêng biệt đối với vùng: Chính phủ nhắm đến một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực nhất định để trợ cấp

-Các trợ cấp bị cấm: Chính phủ nhắm đến các mặt hàng xuất khẩu nhất định hoặc các sản phẩm đầu vào cho sản xuất trong nước để trợ cấp
 

Trợ cấp (subsidies)
Theo hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, một ngành sản xuất được coi là được hưởng trợ cấp khi lợi ích được dành cho ngành đó dưới hình thức: Giao vốn trực tếp của chính phủ (chẳng hạn cấp vốn, các khoản cho vay hoặc góp vốn cổ phần) hoặc chính phủ bảo lãnh các khoản vay; Chính phủ miễn những khoản lẽ ra phải đóng; Chính phủ cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ, hay mua hàng.
 
Trợ cấp bị cấm hay Trợ cấp đèn đỏ (Red subsidies)
Bao gồm: -Trợ cấp xuất khẩu (trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ thưởng xuất khẩu, trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao hơn mức mà sản phẩm tương tự bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưu đãi tín dụng xuất khẩu…); hoặc -Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp dụng.
 
Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện hay Trợ cấp đèn vàng (amber subsidies)
Bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh). Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu gây thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác thì có thể bị kiện ra WTO.
 
Trợ cấp không bị khiếu kiện hay Trợ cấp đèn xanh (green subsidies)
Bao gồm: Trợ cấp không cá biệt: Tức là các loại trợ cấp không hướng tới một (một nhóm) doanh nghiệp/ngành/khu vực địa lý nào. Tiêu chí để hưởng trợ cấp là khách quan; không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tuỳ tiện xem xét và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đối tượng nào; hoặc Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt): – Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với một số điều kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể); – Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể về mức thu nhập bình quân hoặc tỷ lệ thất nghiệp) – Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên khác khiếu kiện (tức là loại trợ cấp được phép vô điều kiện).
 
Trợ cấp được chấp nhận (permissible subsidies)

Các khoản trợ cấp được chấp nhận gồm 2 loại: các khoản trợ cấp có thể khiếu kiện và các khoản trợ cấp không thể khiếu kiện

Biện pháp tự vệ (safeguard measures)
Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
 
Ngành sản xuất nội địa (domestic industry)
Ngành sản xuất nội địa là toàn bộ các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm trực tiếp cạnh tranh trong phạm vi lãnh thổ một Thành viên, hoặc tập hợp các nhà sản xuất mà đầu ra của sản phẩm tương tự hoặc trực tiếp cạnh tranh của họ chiếm phần lớn trong tổng số sản xuất nội địa của loại sản phẩm này.
 
Sản phẩm trực tiếp cạnh tranh (directly competitive products)
Sản phẩm trực tiếp cạnh tranh là những sản phẩm có thể thay thế sản phẩm nhập khẩu bị điều tra ở một mức độ nhất định trên và trong các điều kiện của thị trường nước nhập khẩu.
 
Thiệt hại nghiêm trọng (serious injury) và Đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng (threat of serious injury)

-Thiệt hại nghiêm trọng là sự suy giảm toàn diện đáng kể tới vị trí của ngành công nghiệp nội địa. -Đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng được hiểu là thiệt hại nghiêm trọng rõ ràng sẽ xảy ra, phù hợp với các quy định tại khoản 2. Việc xác định nguy cơ thiệt hại nghiêm trọng phải dựa trên cơ sở thực tế chứ không phải là phỏng đoán, viện dẫn hoặc khả năng xa

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)