Mục I

Công tác thu, nộp bảo hiểm xã hội

151.Phân cấp quản lý thu bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, việc phân cấp quản lý thu bảo hiểm xã hội như sau:

– Bảo hiểm xã hội Việt Nam: chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý thu, cấp sổ bảo hiểm xã hội trong toàn ngành bao gồm cả bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ. Xác định mức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội và thông báo cho Bảo hiểm xã hội tỉnh.

– Bảo hiểm xã hội tỉnh:

+ Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu bảo hiểm xã hội cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

+ Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ bảo hiểm xã hội theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu bảo hiểm xã hội đối với Bảo hiểm xã hội huyện theo định kỳ quý, sáu tháng, năm và lập “Biên bản thẩm định số liệu thu bảo hiểm xã hội bắt buộc”.

– Bảo hiểm xã hội huyện: tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu bảo hiểm xã hội; cấp sổ bảo hiểm xã hội, đối với người sử dụng lao động và người lao động theo phân cấp quản lý;

– Bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ: trực tiếp thu bảo hiểm xã hội, cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý; xây dựng kế hoạch thu và báo cáo quyết toán thu bảo hiểm xã hội, cấp sổ bảo hiểm xã hội hằng năm với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

152.Kể từ ngày ký hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, người sử dụng lao động trong thời hạn bao nhiêu ngày phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động?

Trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 52 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội và sổ bảo hiểm xã hội (nếu có) của người lao động cho tổ chức bảo hiểm xã hội.

153.Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu phải làm những thủ tục gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, khi tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu người lao động phải căn cứ hồ sơ gốc của mình (quyết định tuyển dụng, quyết định nâng lương hoặc hợp đồng lao động…) kê khai ba bản “Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc” nộp cho người sử dụng lao động; trường hợp đã được cấp sổ bảo hiểm xã hội thì không phải kê khai mà chỉ nộp sổ bảo hiểm xã hội.

154.Người sử dụng lao động phải làm những thủ tục gì khi tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cho người lao động?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, khi tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cho người lao động người sử dụng lao động phải làm các thủ tục sau:

– Kiểm tra, đối chiếu Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội với hồ sơ gốc của từng người lao động; ký xác nhận và phải chịu trách nhiệm về những nội dung trên Tờ khai của người lao động.

– Lập hai bản “Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc” và bản sao quyết định thành lập hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì nộp bản hợp đồng lao động.

– Nộp toàn bộ hồ sơ đã nêu ở trên và sổ bảo hiểm xã hội (nếu có) cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

155.Thủ tục và thời gian của cơ quan Bảo hiểm xã hội tiếp hận hồ sơ khi người sử dụng lao động đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, khi nhận hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động do người sử dụng lao động chuyển đến cơ quan Bảo hiểm xã hội phải làm các việc sau:

– Kiểm tra số lượng, tính hợp pháp của các loại giấy tờ, đối chiếu với hồ sơ của người lao động; ghi mã số quản lý đơn vị và từng người lao động trên danh sách và trên Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (mã đơn vị và người lao động ghi theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam). Trường hợp hồ sơ chưa đủ, cơ quan Bảo hiểm xã hội phải hướng dẫn cụ thể để đơn vị hoàn thiện.

– Ký, đóng dấu vào “Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc”; trong thời gian không quá năm ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải trả lại đơn vị một bản Danh sách để đơn vị thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, cơ quan Bảo hiểm xã hội lưu một bản Danh sách; riêng ba Tờ khai của người lao động sau khi cấp sổ bảo hiểm xã hội hoàn chỉnh thì trả lại đơn vị hai Tờ khai cùng với sổ bảo hiểm xã hội.

156.Công việc thường xuyên của người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội phải làm gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội phải làm những việc sau:

– Điều chỉnh tăng, giảm lao động hoặc thay đổi căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong tháng: Lập hai bản “Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc” kèm theo hồ sơ như: Tờ khai, quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, nghỉ việc, thôi việc hoặc hợp đồng lao động, quyết định tăng, giảm lương, nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội trước ngày 20 của tháng. Các trường hợp tăng, giảm từ ngày 16 của tháng trở đi thì lập danh sách và thực hiện vào đầu tháng kế tiếp.

– Khi người sử dụng lao động di chuyển từ địa bàn tỉnh này sang địa bàn tỉnh khác, phải xuất trình hồ sơ kèm theo “Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc”; đóng đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động đến thời điểm di chuyển; cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh nơi đi xác nhận sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; người sử dụng lao động đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh nơi chuyển đến theo thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu.

– Người sử dụng lao động thay đổi pháp nhân, chuyển quyền sở hữu; sáp nhập hoặc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan Bảo hiểm xã hội và đóng đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động đến thời điểm thay đổi. Cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo nguyên tắc đóng đến thời điểm nào thì xác nhận đến thời điểm đó

157.Người lao động thực hiện theo thang, bảng lương của nhà nước thì căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người lao động thực hiện theo thang, bảng lương của nhà nước thì căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có), tính theo mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.

158.Người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì căn cứ đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.

– Tiền lương, tiền công để tính đóng bảo hiểm xã hội của người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và kiểm soát viên là mức tiền lương do điều lệ của công ty quy định nhưng phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh, thành phố.

– Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trong hợp tác xã là mức tiền lương, tiền công được đại hội xã viên thông qua và phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động theo phân cấp quản lý.

– Tiền lương, tiền công tháng để đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thuộc các hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác và cá nhân là mức tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động quy định nhưng phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động theo phân cấp quản lý.

 – Người lao động có tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương, tiền công bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm. Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố thì được lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề.

159.Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thuộc các công ty nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên trở lên, khi áp dụng thang, bảng lương của nhà nước thì căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thuộc các công ty nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên trở lên, khi áp dụng thang, bảng lương của nhà nước thì căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trên cơ sở mức lương khi thực hiện các điều kiện sau:

– Phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động của tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở tại thời điểm chuyển đổi.

– Thực hiện chuyển xếp lương, nâng bậc hoặc chuyển ngạch lương phải đúng theo quy định của Nhà nước đối với Công ty nhà nước trên cơ sở thang lương, bảng lương đang áp dụng.

– Đóng bảo hiểm xã hội trên cơ sở mức lương quy định trên.

.Luật sư tư vấn luật bảo hiểm xã hội trực tuyến (24/7) gọi số : 1900.0191

Luật sư tư vấn luật bảo hiểm xã hội trực tuyến (24/7) gọi số :1900.0191

160.Phương thức đóng bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

– Hằng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội trên quỹ tiền lương, tiền công của những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội; đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng của từng người lao động theo mức quy định, phần này để đóng cùng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan Bảo hiểm xã hội mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

– Hằng tháng, người sử dụng lao động được giữ lại 2% số phải nộp để chi trả kịp thời hai chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động. Hằng quý thực hiện quyết toán, trường hợp tổng số tiền quyết toán nhỏ hơn số tiền giữ lại thì người sử dụng lao động phải nộp số chênh lệch này vào tháng đầu quý sau.

– Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, đóng trụ sở chính ở địa bàn nào thì đăng ký tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại địa bàn đó theo phân cấp của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp đơn vị không đủ tư cách pháp nhân, không có tài khoản, con dấu riêng thì đóng theo đơn vị quản lý cấp trên.

– Người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bằng hình thức chuyển khoản. Trường hợp người sử dụng lao động hoặc người lao động đóng bảo hiểm xã hội bằng tiền mặt thì cơ quan Bảo hiểm xã hội phải hướng dẫn thủ tục nộp tiền vào tài khoản chuyên thu của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Nếu người sử dụng lao động hoặc người lao động nộp tiền mặt trực tiếp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội thì chậm nhất sau ba ngày làm việc, cơ quan Bảo hiểm xã hội phải nộp tiền vào tài khoản chuyên thu mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

– Người lao động được cử đi học, thực tập, công tác, nghiên cứu, đi điều dưỡng ở trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc sinh hoạt phí ở đơn vị trước khi được cử đi thì vẫn phải đóng 20% bảo hiểm xã hội; người lao động ký hợp đồng lao động với nhiều đơn vị tại một thời điểm thì chỉ đăng ký đóng bảo hiểm xã hội theo một hợp đồng lao động.

Số tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong kỳ được ưu tiên tính đủ số tiền bảo hiểm y tế và tiền lãi do đóng chậm, đóng thiếu (nếu có).

161.Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội trong những trường hợp cụ thể nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

1. Trường hợp tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất là:

– Những trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, mất mùa hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động buộc phải tạm thời thu hẹp sản xuất, tạm dừng sản xuất kinh doanh, giảm chỗ làm việc.

– Người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội nếu có một trong các điều kiện sau:

+ Số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc chiếm từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh.

Việc xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân địa phương quản lý do cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương xác định; đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý do Bộ, ngành xác định.

+ Bị thiệt hại trên 50% tổng số giá trị tài sản do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, mất mùa hoặc lý do bất khả kháng khác gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).

Việc xác định điều kiện về giá trị tài sản bị thiệt hại đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân địa phương quản lý do cơ quan tài chính địa phương xác định; đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý do cơ quan tài chính của Bộ, ngành hoặc Bộ Tài chính xác định.

Giá trị tài sản thiệt hại được tính so với giá trị tài sản của năm liền kề trước đó.

– Việc tạm dừng đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động được xem xét giải quyết trên cơ sở người sử dụng lao động có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.

2. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ mười bốn ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người sử dụng lao động và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó. Thời gian này không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

3. Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

162.Những trường hợp nào phải truy đóng bảo hiểm xã hội?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

– Không đóng bảo hiểm xã hội;

– Đóng không đúng thời gian quy định;

– Đóng không đúng mức quy định;

– Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

– Người lao động sau thời gian làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới ba tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà vẫn tiếp tục làm việc hoặc ký hợp đồng lao động mới với đơn vị đó thì thời gian làm việc theo hợp đồng lao động trước đó phải truy đóng bảo hiểm xã hội.

163.Điều kiện, thủ tục truy đóng bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

– Điều kiện truy đóng: Người lao động là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; có tên trong danh sách lao động, tiền lương của đơn vị và có đủ hồ sơ liên quan đến thời gian truy đóng bảo hiểm xã hội.

– Thủ tục truy đóng :

+ Người sử dụng lao động: Lập “Danh sách truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc” và công văn kèm theo các hồ sơ liên quan của người lao động gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội.

+ Cơ quan Bảo hiểm xã hội: Tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra, xác định số tiền phải truy đóng; mức truy đóng là 20% bảo hiểm xã hội tính theo tiền lương, tiền công và mức lương tối thiểu tại thời điểm đóng.

164.Những trường hợp nào người sử dụng lao động phải đóng tiền lãi do chưa đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người sử dụng lao động có hành vi: không đóng, đóng không đúng thời gian quy định, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội; ngoài việc phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải đóng số tiền lãi do chưa đóng, chậm đóng. Thời điểm tính: sau ngày thứ ba mươi kể từ ngày hết hạn phải đóng bảo hiểm xã hội.

Lãi suất tính: theo tỷ lệ (%) lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.

165.Những trường hợp nào người sử dụng lao động không phải đóng tiền lãi do chưa đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, những trường hợp sau đây người sử dụng lao động không phải đóng tiền lãi do chưa đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội: Các khoản tiền bảo hiểm xã hội chậm đóng do Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu hoặc sửa đổi chế độ tiền lương hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định nâng lương chậm, nâng lương có thời hiệu trở về trước ngày ban hành quyết định.

Mục II

Quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

166.Phân cấp thực hiện chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

– Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh

+ Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chi trả, quyết toán các chế độ bảo hiểm xã hội trên địa bàn quản lý. Ngoài ra thực hiện chi trả những tháng chưa nhận cho người hưởng chế độ từ tỉnh, thành phố khác chuyển đến hoặc giải quyết mới.

+ Trực tiếp chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp) và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động do Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý thu bảo hiểm xã hội.

– Đối với Bảo hiểm xã hội  huyện

+ Tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp), chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động do Bảo hiểm xã hội huyện quản lý thu bảo hiểm xã hội và các trường hợp Bảo hiểm xã hội tỉnh uỷ quyền;

+ Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hộihằng tháng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp mai táng cho các người hưởng hằng tháng trên địa bàn;

+ Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động có hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội nộp tại Bảo hiểm xã hội huyện theo quy định.

167.Những đối tượng nào được cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện uỷ quyền thực hiện chi trả trợ cấp cho người lao động?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, những đối tượng được cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện uỷ quyền thực hiện chi trả trợ cấp cho người lao động là người sử dụng lao động, đại diện chi trả xã và ngân hàng cung ứng dịch vụ chi trả qua tài khoản thẻ ATM.

168.Thủ tục uỷ quyền chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện có trách nhiệm:

– Ký hợp đồng trực tiếp với ủy ban nhân dân (UBND) xã để UBND xã cử người làm đại diện chi trả xã;

– Trường hợp không ký hợp đồng trực tiếp với UBND xã thì ký hợp đồng với người làm đại diện chi trả xã do UBND xã giới thiệu, có sự chứng kiến của UBND xã.

– Trường hợp chi trả qua tài khoản thẻ ATM: ký hợp đồng với ngân hàng cung ứng dịch vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng qua tài khoản thẻ ATM và thực hiện theo những nội dung đã cam kết theo hợp đồng; đồng thời ký hợp đồng quản lý người hưởng với đại diện chi trả xã.

– Chi trả các chế độ ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe cơ quan Bảo hiểm xã hội ủy quyền cho chủ sử dụng lao động.

169.Những trường hợp nào Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện có quyền tạm dừng chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng?

Trả lời:

– Theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội, người bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng gồm:

+ Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;

+ Xuất cảnh trái phép;

+ Bị toà án tuyên bố là mất tích.

– Theo quy định tại Quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người bị tạm dừng in Danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng gồm:

+ Sáu tháng liên tục không lĩnh tiền;

+ Người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hằng tháng qua tài khoản thẻ ATM không ký xác nhận tại Danh sách theo các kỳ quy định (tháng 5 và tháng 11).

170.Những trường hợp bị tạm dừng chi trả lương hưu muốn tiếp tục nhận lương hưu phải làm các thủ tục giấy tờ gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 6 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trường hợp bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định muốn tiếp tục hưởng thì làm Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội có xác nhận của UBND cấp xã, kèm theo bản sao Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù (đối với người chấp hành xong hình phạt tù); bản sao Quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích trở về (đối với người mất tích trở về); bản sao Quyết định trở về nước định cư hợp pháp (đối với người bị coi là xuất cảnh trái phép) gửi Bảo hiểm xã hội huyện để giải quyết;

– Theo quy định tại Quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trường hợp bị tạm dừng in Danh sách chi trả muốn tiếp tục hưởng thì làm Giấy đề nghị, có xác nhận của UBND cấp xã gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội để giải quyết.

171.Người nhận lương hưu muốn nhận tiền qua thẻ ATM thì phải làm các thủ tục giấy tờ gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người nhận lương hưu muốn nhận tiền qua thẻ ATM thì phải có giấy đề nghị, nộp đại diện chi trả xã hoặc Bảo hiểm xã hội huyện, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố (đối với các trường hợp giải quyết hưởng mới) để giải quyết.

172.Quy định về việc uỷ quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: người hưởng nếu không trực tiếp nhận tiền phải ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thời hạn mỗi lần ủy quyền tối đa là 6 tháng. Đối với các người hưởng cùng sống trong một hộ gia đình, có thể ủy quyền cho một trong số những người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội lĩnh thay, thời hạn mỗi lần ủy quyền tối đa là một năm. Đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hộihằng tháng đang cư trú tại nước ngoài muốn nhận tiền chế độ bảo hiểm xã hội phải có giấy uỷ quyền cho thân nhân tại Việt Nam do Đại sứ quán Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người hưởng đang cư trú xác nhận với thời hạn ủy quyền tối đa là một năm.

Mục III

Hồ sơ quy trình giảI quyết

hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

173.Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị  ốm đau (không thuộc bệnh cần chữa trị dài ngày) thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ trong trường hợp này gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội;

– Giấy ra viện đối với người lao động điều trị nội trú hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người điều trị ngoại trú do cơ sở y tế điều trị cấp.

Ngoài hồ sơ nêu trên, nếu người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì có thêm giấy xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc của người lao động.                            

174.Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì hồ sơ hưởng chế độ được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ trong trường hợp này gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội;

– Giấy ra viện hoặc phiếu hội chẩn của bệnh viện thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

175.Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nghỉ việc chăm sóc con ốm đau thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ trong trường hợp này gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội;

– Giấy ra viện hoặc bản sao sổ y bạ của con;

– Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau.

176.Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nghỉ việc chăm sóc con ốm đau sau khi người trước (cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theo quy định thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ trong trường hợp này như sau:

– Trường hợp cha và mẹ ở cùng đơn vị sử dụng lao động, hồ sơ gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội;

+ Bản sao giấy ra viện hoặc bản sao sổ y bạ của con;

+ Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau, trong đó nêu rõ người trước đó (cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theo quy định.

– Trường hợp cha và mẹ ở hai đơn vị sử dụng lao động, hồ sơ gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội;

+ Bản sao giấy ra viện hoặc bản sao sổ y bạ của con;

+ Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau.

+ Giấy xác nhận của người sử dụng lao động nơi người lao động nghỉ việc trước đó (cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theo quy định.

177.Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đi khám thai, sảy thai, hút thai, thai chết lưu hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ trong trường hợp này chỉ cần Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội hoặc giấy ra viện của cơ sở y tế.

178.Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đang làm việc và đóng bảo hiểm xã h���i mà sinh con thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ trong trường hợp này gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con;

– Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con. Trường hợp sau khi sinh con, con chết hoặc mẹ chết thì có thêm giấy chứng tử của con hoặc của mẹ.

Ngoài ra, nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì hồ sơ có thêm:

– Người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc theo chế độ ba ca, làm việc thường xuyên ở nơi  có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì có thêm giấy xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc của người lao động;

– Người tàn tật, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc là thương binh, hoặc người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên thì có thêm bản sao giấy chứng nhận thương tật hoặc biên bản của Hội đồng Giám định y khoa.

179.Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đang làm việc và đóng bảo hiểm xã hội mà nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ trong trường hợp này gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động nhận con nuôi thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười tháng trước khi nhận nuôi con;

– Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;

– Bản sao hồ sơ nhận con nuôi theo quy định của pháp luật;

– Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về nghỉ việc để nuôi con nuôi.

180.Trường hợp nếu người mẹ chết sau khi sinh con, hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con đến khi đủ bốn tháng tuổi được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ trong trường hợp này như sau:

– Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội của mẹ thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con;

+ Sổ bảo hiểm xã hội của người cha;

+ Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về người cha nghỉ việc để nuôi con;

+ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;

+ Bản sao giấy chứng tử của mẹ.

– Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội của mẹ thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con;

+ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;

+ Bản sao giấy chứng tử của mẹ;

+ Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng nuôi con (có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú).

– Trường hợp chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội của người cha thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước nghỉ việc để nuôi con;

+ Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về người cha nghỉ việc để nuôi con;

+ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;

+ Bản sao giấy chứng tử của mẹ.

181.Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đã thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ đối với người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi, còn đủ điều kiện để hưởng chế độ gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội của người mẹ hoặc của người nhận nuôi con nuôi, thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con.

– Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;

– Đơn của người lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi (có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú).

Đối với người lao động nhận nuôi con nuôi thì có thêm bản sao hồ sơ nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.

182.Hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ trong trường hợp này gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định đóng bảo hiểm xã hội đến tháng trước khi bị tai nạn lao động;

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động;

– Biên bản điều tra tai nạn lao động.

Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm bản sao biên bản tai nạn giao thông. Ngoài ra nếu bị tai nạn giao thông trên tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại có thêm bản sao hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký tạm trú.

– Giấy ra viện sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định;

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

183.Hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ trong trường hợp này gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định đóng bảo hiểm xã hội đến trước khi điều trị bệnh nghề nghiệp;

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động;

– Biên bản xác định môi trường có yếu tố độc hại do cơ quan có thẩm quyền lập. Trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao biên bản;

– Kết quả xác định môi trường lao động có giá trị trong hai mươi tư tháng kể từ ngày biên bản được ký.

– Giấy ra viện sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp ổn định. Trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp hoặc phiếu hội chẩn;

– Giấy ra viện hoặc giấy khám bệnh phải thể hiện điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành;

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

184.Hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tái phát đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ trong trường hợp này gồm:

– Đơn của người lao động đề nghị giám định lại thương tật, bệnh tật;

– Hồ sơ đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Giấy ra viện sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh nghề nghiệp cũ tái phát (hoặc bản sao hồ sơ điều trị thương tật, bệnh tật);

– Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng giám định y khoa.

185.Hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ trong trường hợp này gồm:

– Hồ sơ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp lần đầu.

– Hồ sơ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp lần sau theo quy định;

– Biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

186.Hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ hưu trí hằng tháng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộcđược quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ trong trường hợp này như sau:

– Đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến tháng nghỉ việc;

+ Quyết định nghỉ việc của người sử dụng lao động hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động hết hạn;

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (đối với người nghỉ việc hưởng lương hưu quy định tại Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội);

+ Người bị nhiễm HIV thuộc đối tượng quy định tại Điều 26 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí thì hồ sơ có thêm giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.

– Đối với người lao động bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến tháng nghỉ việc;

+ Đơn đề nghị của người lao động có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú;

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (nếu có).

187.Hồ sơ để giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộcđược quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ trong trường hợp này như sau:

– Người đang đóng bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến tháng nghỉ việc;

+ Quyết định nghỉ việc của người sử dụng lao động hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động hết hạn hoặc quyết định phục viên;

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (nếu đối tượng suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội);

+ Bản sao giấy được định cư ở nước ngoài (nếu đối tượng ra nước ngoài định cư).

– Người lao động bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến tháng nghỉ việc;

+ Quyết định nghỉ việc của người sử dụng lao động hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động hết hạn hoặc quyết định phục viên;

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (nếu đối tượng suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội);

+ Bản sản giấy được định cư ở nước ngoài (nếu đối tượng ra nước ngoài định cư);

+ Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.

188.Hồ sơ để giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chấp hành xong hình phạt tù, người xuất cảnh trở về nước định cư hợp pháp, người được toà án tuyên bố mất tích trở về được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ trong trường hợp này như sau:

– Đối với người được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến thời điểm dừng đóng;

+ Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú sau khi chấp hành xong hình phạt tù;

+ Bản sao Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc bản sao quyết định trở về nước định cư hợp pháp hoặc bản sao quyết định của Toà án tuyên bố mất tích trở về;

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (nếu có).

– Đối với người đã hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, hồ sơ gồm:

+ Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hoặc hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

+ Đơn đề nghị hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú sau khi chấp hành xong hình phạt tù hoặc xuất cảnh trở về nước định cư hợp pháp hoặc toà án tuyên bố mất tích trở về;

+ Bản sao giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc bản sao quyết định trở về nước định cư hợp pháp hoặc bản sao quyết định của Toà án tuyên bố mất tích trở về.

189.Hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ tử tuất hằng tháng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ trong trường hợp này như sau:

– Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội và người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến tháng trước khi chết hoặc tháng nghỉ việc;

+ Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định của tòa án tuyên bố là đã chết;

+ Tờ khai hoàn cảnh gia đình của thân nhân người chết.

Trường hợp thân nhân không phải là con, vợ (hoặc chồng), bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ (hoặc bố mẹ chồng) mà người chết khi còn sống phải chịu trách nhiệm nuôi dưỡng thì có thêm giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi người nuôi dưỡng cư trú.

Ngoài hồ sơ nêu trên, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì hồ sơ có thêm:

+ Biên bản điều tra tai nạn lao động, bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp nếu chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (kể cả chết trong thời gian điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần đầu).

+ Giấy chứng nhận của nhà trường nơi đang học đối với trường hợp con từ đủ mười lăm tuổi đến đủ mười tám tuổi còn đi học.

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa nếu con đủ mười lăm tuổi trở lên, vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng hoặc người khác mà người chết khi còn sống có trách nhiệm nuôi dưỡng chưa đủ sáu mươi tuổi đối với nam, năm mươi lăm tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Trường hợp biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động với giấy giới thiệu của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố ngoài thời hạn 2 tháng kể từ ngày người lao động chết thì không là căn cứ để giải quyết chế độ tử tuất hằng tháng.

– Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với thân nhân người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng gồm:

+ Hồ sơ hưu trí hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

+ Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết;

+ Tờ khai hoàn cảnh gia đình của thân nhân người chết.

Trường hợp thân nhân người chết thuộc diện suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc người khác mà người lao động khi còn sống có trách nhiệm nuôi dưỡng hoặc con đủ mười lăm tuổi đến đủ mười tám tuổi còn đi học thì hồ sơ thực hiện như thân nhân người đang làm việc chết nêu trên.

190.Hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ tử tuất một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ trong trường hợp này như sau:

– Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội và người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến tháng trước khi chết hoặc tháng nghỉ việc;

+ Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định của tòa án tuyên bố là đã chết;

+ Tờ khai hoàn cảnh gia đình của thân nhân người chết.

– Đối với người hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chết, hồ sơ gồm:

+ Hồ sơ hưu trí hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

+ Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định của Toà án tuyên bố đã chết.

+ Tờ khai hoàn cảnh gia đình của thân nhân người chết.

191. Người lao động đang hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng khi chuyển đến hưởng ở tỉnh, thành phố khác thì phải làm gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì người đang hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng di chuyển đến hưởng ở tỉnh, thành phố khác chỉ cần có đơn đề nghị gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

192.Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đang làm việc, sau khi bị ốm đau, thai sản thì nộp hồ sơ ở đâu để được giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thời hạn nhận trợ cấp là bao lâu?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 117 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động. Như vậy, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đang làm việc, sau khi bị ốm đau, thai sản thì nộp hồ sơ gồm các giấy tờ hợp lệ có liên quan theo quy định cho người sử dụng lao động để được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội và nhận trợ cấp trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.

193.Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đã thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi, còn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản thì nộp hồ sơ ở đâu để được giải quyết?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 6 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì trường hợp này, người lao động nộp hồ sơ gồm các giấy tờ hợp lệ có liên quan theo quy định cho Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú để được giải quyết chế độ và nhận trợ cấp thai sản.

194.Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đang làm việc, sau khi sinh con người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con đến khi đủ 4 tháng tuổi thì nộp hồ sơ ở đâu để được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 6 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì trường hợp này, hồ sơ gồm các giấy tờ hợp lệ có liên quan theo quy định được nộp để giải quyết chế độ trợ cấp thai sản như sau:

– Nếu cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội hoặc chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà khi sinh con người mẹ chết thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động nơi người mẹ làm việc khi còn sống để được giải quyết chế độ trợ cấp thai sản.

– Nếu chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội mà khi sinh con người mẹ chết thì người cha nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động nơi người cha làm việc để được giải quyết chế độ trợ cấp thai sản.

195.Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đang làm việc, khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khi đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng; khi đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần và khi bị chết thì nộp hồ sơ ở đâu để được giải quyết chế độ? Thời hạn để giải quyết các chế độ này như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 6 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đang làm việc mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khi đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng; khi đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần và khi bị chết thì người sử dụng lao động có trách nhiệm lập đủ hồ sơ theo quy định đối với từng loại chết độ để chuyển đến Bảo hiểm xã hội huyện đối với người sử dụng lao động do Bảo hiểm xã hội huyện quản lý và thu bảo hiểm xã hội; chuyển đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố đối với người sử dụng lao động do Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố quản lý và thu bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động và nhận lại hồ sơ đã giải quyết để giao cho người lao động hoặc thân nhân người lao động trong thời hạn tính từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội là ba mươi ngày đối với người hưởng lương hưu; mười lăm ngày đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ tử tuất.

196.Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người chấp hành xong bình phạt tù hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp hoặc người được tòa án tuyên bố mất tích trở về mà đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hoặc bị chết và người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chết thì nộp hồ sơ ở đâu để được giải quyết chế độ?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 6 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì trường hợp  nêu trên, khi đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng, hưởng bảo hiểm xã hội một lần và khi bị chết thì người lao động hoặc thân nhân trực tiếp nộp hồ sơ gồm các giấy tờ theo quy định đối với từng loại chế độ cho Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cứ trú để được giải quyết chế độ và nhận lại hồ sơ đã được giải quyết trong thời hạn tính từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội là ba mươi ngày đối với người hưởng lương hưu; mười lăm ngày đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần và chế độ tử tuất.

Mục IV

Quy định về sổ bảo hiểm xã hội

197.Số sổ bảo hiểm xã hội được quy định ghi như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 3339/QĐ-BHXH ngày 16 tháng 5 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số sổ bảo hiểm xã hội được kết cấu gồm 10 ký tự, trong đó:

– 02 ký tự đầu: Lấy theo mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.

– 02 ký tự tiếp theo: Là 02 số cuối của năm cấp sổ bảo hiểm xã hội.

– 06 ký tự cuối: Là số thứ tự của người tham gia bảo hiểm xã hội được cấp sổ bảo hiểm xã hội trong năm.

198.Nội dung ghi sổ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 3339/QĐ-BHXH ngày 16 tháng 5 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

1. Trang bìa 1: Ghi họ, tên (bằng chữ in hoa) và số sổ của người tham gia bảo hiểm xã hội vào ô trống trên bìa sổ bảo hiểm xã hội.

2. Trang bìa 2: Ghi: Họ, tên (bằng chữ in hoa); giới tính (nam, nữ); ngày, tháng, năm sinh; nguyên quán, nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú). Riêng người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì ghi thêm tiêu thức nơi làm việc (tên cơ quan, đơn vị và địa chỉ) theo mẫu.

3. Trang bìa 3:

– Ghi thay đổi hoặc cải chính họ tên, ngày tháng năm sinh của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật: Họ tên hoặc ngày tháng năm sinh trước khi điều chỉnh; họ tên hoặc ngày tháng năm sinh điều chỉnh; số, ký hiệu văn bản của các cơ quan có thẩm quyền; Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) ký tên, đóng dấu.

– Ghi các chế độ bảo hiểm xã hội được hưởng như sau:

+ Chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: Thời gian hưởng; tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. Nếu hưởng một lần ghi thêm mức hưởng trợ cấp.

+ Chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần: Thời gian và số tiền được hưởng.

+ Chế độ hưu trí hằng tháng: Thời gian hưởng, tỷ lệ % để tính hưởng lương hưu hằng tháng, hưởng từ ngày… tháng… năm…

+ Chế độ trợ cấp tử tuất: Số người được hưởng trợ cấp tử tuất; họ, tên những người được hưởng trợ cấp, hưởng từ ngày … tháng… năm…nếu hưởng một lần thì chỉ ghi thời gian hưởng và mức hưởng trợ cấp.

4. Nội dung ghi trên trang tờ rời: Ghi thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong năm cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bao gồm cả chế độ ốm đau, thai sản đã được hưởng.

199.Hồ sơ cấp sổ lần đầu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 3636/QĐ-BHXH ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

1. Hồ sơ cấp sổ bảo hiểm xã hội lần đầu Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

– Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội theo quy định. Đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội còn vướng mắc về hồ sơ chưa được cấp sổ bảo hiểm xã hội kỳ trước thì lập thêm Danh sách lao động cấp sổ bảo hiểm xã hội.

– Đối với người lao động làm việc thuộc khu vực Nhà nước, nghỉ chờ việc từ ngày 01/11/1987 đến trước ngày 01/01/1995 do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không sắp xếp, bố trí được việc làm, chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần tính đến ngày 31/12/1994 vẫn còn có tên trong danh sách lao động của đơn vị (không bao gồm người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý bỏ việc, bị phạt tù giam trước ngày 01/01/1995, ra nước ngoài hoặc ở nước ngoài không hợp pháp) nếu chưa được cấp sổ bảo hiểm xã hội thì được cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm xã hội. Hồ sơ đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hộicủa mỗi người bao gồm:

+ Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

+ Lý lịch gốc và lý lịch bổ sung của người lao động (nếu có), quyết định tiếp nhận, hợp đồng lao động, các giấy tờ có liên quan khác như: quyết định nâng bậc lương, quyết định điều động hoặc quyết định chuyển công tác, quyết định phục viên xuất ngũ, chuyển ngành, giấy thôi trả lương, danh sách quản lý nhân sự hoặc danh sách lao động và tiền lương của đơn vị có tên của người lao động đó đến ngày 31/12/1994, hoặc các giấy tờ xác định người lao động đó còn có tên trong danh sách của đơn vị đến 31/12/1994.

+ Quyết định nghỉ chờ việc, trường hợp không có quyết định nghỉ chờ việc thì phải có xác nhận bằng văn bản và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận đó của thủ trưởng đơn vị tại thời điểm lập hồ sơ đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội, trong đó đảm bảo đến ngày 31/12/1994 người lao động vẫn còn có tên trong danh sách của đơn vị không thuộc đối tượng bị kỷ luật… và chưa hưởng các khoản trợ cấp một lần.

2. Hồ sơ cấp sổ bảo hiểm xã hội lần đầu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Lập tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện kèm theo 01 bản sao Giấy khai sinh nộp cho bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi cư trú.

200.Trong trường hợp nào người lao động được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, hồ sơ có gì khác so với hồ sơ cấp sổ lần đầu?           

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 3636/QĐ-BHXH ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

– Người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người sử dụng lao động làm mất hoặc hỏng sổ bảo hiểm xã hội và các trang sổ tờ rời do cháy, mối xông, nhoè, rách… mà không đọc được các nội dung ghi trên sổ thì cơ quan Bảo hiểm xã hội xem xét để cấp lại.

– Điều kiện cấp lại sổ bảo hiểm xã hội:

+ Người tham gia bảo hiểm xã hội: Người đang tham gia phải có đơn đề nghị cấp lại sổ nêu rõ lý do bị mất, hỏng, nếu là các trang sổ tờ rời thì ghi rõ mất, hỏng của năm nào và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chưa được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần, kèm theo tờ khai, sổ bảo hiểm xã hội (nếu hỏng)và các hồ sơ, giấy tờ liên quan. Trường hợp người đang ngừng đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội ngoài các hồ sơ nêu trên còn phải nộp thêm bản ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội do bảo hiểm xã hội tỉnh cũ hoặc bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ cấp. Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải xuất trình thêm phiếu thu tiền đóng bảo hiểm xã hội.

+ Người sử dụng lao động: Đối với trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đang làm việc tại đơn vị thì phải lập công văn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các trường hợp cấp lại sổ mà chưa hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, kèm theo Biên bản nêu rõ nguyên nhân, số lượng sổ và các trang sổ tờ rời bị mất hoặc bị hỏng.

– Các trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội ngoài việc phải đảm bảo đủ hồ sơ nêu trên còn phải kèm theo sổ bảo hiểm xã hội đã cấp (trừ trường hợp mất).

201.Thời hạn cấp sổ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 3636/QĐ-BHXH ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

– Cấp sổ bảo hiểm xã hội lần đầu không quá ba mươi ngày đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; hai mươi ngày đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tính theo ngày làm việc kể từ ngày cơ quan Bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

– Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội không quá bốn mươi lăm ngày, tính theo ngày làm việc kể từ ngày cơ quan Bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

202.Trong những trường hợp nào người lao động giữ và tự bảo quản sổ bảo hiểm xã hội?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 3636/QĐ-BHXH ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Người tham gia bảo hiểm xã hội bảo quản sổ bảo hiểm xã hội trong các trường hợp: đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, tự đóng, ngừng đóng bảo hiểm xã hội, bảo lưu thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội, di chuyển đơn vị (ngoài địa bàn huyện, tỉnh hoặc ngoài Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ) hoặc đã hưởng các chế độ trợ cấp một lần, trợ cấp hưu trí. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội chuyển đến nơi làm việc mới phải nộp sổ bảo hiểm xã hội và bản xác nhận quá trình đã đóng bảo hiểm xã hội do cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý cấp trước khi bảo lưu hoặc di chuyển cho người sử dụng lao động hoặc cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi đến.

– Sổ bảo hiểm xã hội đã giải quyết chế độ trợ cấp một lần, nếu người tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì được sử dụng tiếp để ghi quá trình đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

– Không được tự ý sửa chữa, tẩy xoá làm sai lệch nội dung ghi trên sổ bảo hiểm xã hội.

203.Khi người lao động đang làm việc thì ai là người có trách nhiệm giữ và bảo quản sổ bảo hiểm xã hội?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 3636/QĐ-BHXH ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Khi người lao động đang làm việc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo quản sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia bảo hiểm xã hội đang làm việc, không để hư hỏng hoặc làm mất. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội bỏ việc mà chưa nhận sổ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo để người tham gia bảo hiểm xã hội đến nhận sổ bảo hiểm xã hội. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày thông báo nếu người tham gia bảo hiểm xã hội không đến nhận sổ thì người sử dụng lao động nộp sổ bảo hiểm xã hội đó cho cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý trực tiếp.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP

Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật, gọi: 1900.0191

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:  [email protected]

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT