Người thích hiện vật, người muốn đưa tiền

TAND TP Đà Lạt xử sơ thẩm vụ án hồi tháng 8-2003 và sau đó TAND tỉnh Lâm Đồng đã xử phúc thẩm vụ án vào tháng 9-2003. Theo cấp phúc thẩm, ba anh em nhà ông T. đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Sau khi quy giá trị khối di sản thành tiền và trừ đi chi phí mai táng cha mẹ, cấp phúc thẩm tính phần di sản mỗi người được hưởng có giá trị khoảng 38 triệu đồng. Do ông T. đã trực tiếp sử dụng đất và đứng tên trên “giấy đỏ” nên để ông ổn định cuộc sống, cấp phúc thẩm cho ông được hưởng di sản bằng hiện vật. Đổi lại, ông phải thanh toán cho mỗi người em số tiền nêu trên.

>> Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoạigọi số:   1900.0191

Song hai người em lại muốn hưởng di sản bằng hiện vật và đã khiếu nại giám đốc thẩm. Phần ông T. sau khi thắng kiện đã lập hợp đồng chuyển nhượng hơn 2.600 m2 đất cho người khác vào tháng 3-2004.

Mãi đến tháng 6-2006, chánh án TAND tối cao mới có quyết định kháng nghị bản án phúc thẩm. Hai tháng sau, Tòa dân sự TAND tối cao quyết định hủy cả bản án sơ thẩm lẫn phúc thẩm. Lý do: Hai cấp tòa sơ và phúc thẩm mắc nhiều lỗi sơ đẳng như chưa xác minh làm rõ ông T. có khai phá đất hay không và nếu có thì diện tích bao nhiêu; diện tích đất lớn nên các tòa có thể chia đất v.v…

Tháng 9-2008, vụ án được TAND TP Đà Lạt xử sơ thẩm lần hai. Ngặt nỗi, hơn 2.600 m2 đất nằm trong khối di sản đã được bán cho người khác trước đó (!). Tại phiên tòa, em ông T. rút yêu cầu chia phần di sản này để khởi kiện thành một vụ án khác. Họ cho rằng ông T. đã chuyển nhượng đất trái pháp luật và Thi hành án dân sự TP Đà Lạt có lỗi một phần. Bởi lẽ vào tháng 2-2004, cơ quan này đã xác nhận cho ông T. là thi hành xong bản án trong khi họ không chịu nhận tiền và đang khiếu nại giám đốc thẩm. Họ bảo nhờ xác nhận này mà anh mình đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng.

Được biết, từ giữa năm 2005, Thi hành án dân sự TP Đà Lạt đã gửi tiết kiệm số tiền trên tại một ngân hàng và thông báo cho hai em của ông T. đến nhận tiền.

Đang khiếu nại vẫn phải chấp hành án

Theo luật định, bản án phúc thẩm phải được đưa ra thi hành án. Em ông T. không thể viện dẫn lý do đang khiếu nại giám đốc thẩm để trì hoãn thi hành án nếu người có thẩm quyền kháng nghị chưa hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành án.

Luật Đất đai không cho phép chuyển nhượng nếu đất đang có tranh chấp. Tuy nhiên, khi ông T. chuyển nhượng đất thì bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng vào thời điểm chuyển nhượng thì phần đất này không còn ở trong tình trạng có tranh chấp.

Theo Luật sư của LVN Group Trần Công Ly Tao (Đoàn Luật sư của LVN Group TP.HCM), cơ quan thi hành án đã thi hành đúng bản án nên không thể bắt lỗi họ. Ông T. đã thực hiện xong nghĩa vụ theo án tòa tuyên và đã chuyển nhượng đất từ rất lâu trước khi bản án phúc thẩm bị tạm đình chỉ thi hành.

Luật sư Ly Tao cho rằng chỉ có thể bắt lỗi cơ quan xét xử, đặc biệt là cấp phúc thẩm vì đã giải quyết vụ án không đúng luật khiến vụ án bị lật lại từ đầu. Bấy giờ, thiệt hại đổ lên đầu mọi phía bởi chính năng lực yếu kém của cán bộ xét xử.

SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM  – THỤY CHÂU

Trích dẫn từ: http://www.phapluattp.vn

 (LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)