Phản đối, nguyên đơn bảo mình không lăn tay vào giấy tờ nào cả. Năm 1988, bà chỉ cho bị đơn cất một căn chòi nhỏ để ở trên 20 m2 đất. Sau đó, bị đơn đã dần dần lấn thêm và mở rộng diện tích lên gần 90 m2, lại còn tự ý đi hợp thức hóa nhà.

Cùng loại chứng cứ nhưng các cấp tòa lý giải khác nhau khiến tranh chấp kéo rê nhiều năm.

Vân tay không thể giám định

Năm 2005, bà H. mất. Các con bà thay mẹ tiếp tục theo đuổi vụ kiện, kéo dài đến nay vẫn chưa xong.

Trong công văn gửi UBND TP.HCM vào năm 2001, Sở Địa chính nhà đất khẳng định nhà đất của ông bà L. đủ điều kiện để được cấp chủ quyền. Căn nhà này tuy có một phần phía sau chưa hợp lệ vì xây dựng trên đất của bà H. nhưng bà H. đã điểm chỉ vào giấy ưng thuận cho họ được hợp thức hóa phần đất này.

Do bà H. phủ nhận dấu vân tay nên để giải quyết vụ án, TAND quận 8 đã quyết định trưng cầu giám định dấu vân tay trong hai văn bản này. Tháng 11-2004, Phân viện Khoa học hình sự – Bộ Công an kết luận điểm chỉ trong hai văn bản này “bị mờ nhòe, không xác định được dạng chung nên không đủ yếu tố giám định”.

TAND quận 8 quyết định trưng cầu giám định lại. Tháng 7-2005, Viện Khoa học hình sự – Bộ Công an khẳng định không thể giám định lại. Bởi lẽ các mẫu vân tay dùng để so sánh in mờ nhòe, tờ khai chứng minh nhân dân đứng tên bà H. chỉ in vân ngón trỏ phải và trỏ trái. Trong khi đó, hai dấu vân tay điểm chỉ cần giám định lại không ghi rõ vân ngón nào.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến - 1900.0191

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoạigọi:  1900.0191

Nơi buộc trả, nơi không

Cuối năm 2007, TAND quận 8 mở phiên xử sơ thẩm vụ án và tuyên bác yêu cầu đòi đất của nguyên đơn. Theo cấp sơ thẩm, ông bà L. nới rộng nhà từ năm 2000 mà bà H. không có ý kiến gì, bốn năm sau bà H. mới khởi kiện đòi đất. Khi ông bà L. hợp thức hóa nhà, bà H. có đến UBND phường lăn tay vào sổ lưu. Bà H. phủ nhận dấu vân tay nhưng không có cơ sở chứng minh vì tòa án đã nhiều lần trưng cầu giám định nhưng không xác định được dấu vân tay có phải của bà H. (!?).

Tháng 5-2008, TAND TP.HCM mở phiên xử phúc thẩm và sửa án sơ thẩm. Theo cấp phúc thẩm thì vào năm 1988, bà H. chỉ cam kết cho bị đơn sử dụng 20 m22. Hai văn bản lưu tại UBND phường có dấu lăn tay điểm chỉ nhưng không thể xác định có phải của bà H. hay không. Mặt khác, bà H. không biết chữ, hai văn bản trên lại không có người làm chứng, không thể hiện bà H. có được đọc lại trước khi điểm chỉ. đất nhưng họ xây dựng nhà tới gần 25 m

Cấp phúc thẩm buộc bị đơn giao trả cho nguyên đơn gần 70 m2 đất. Do bị đơn đã xây nhà trên phần đất tranh chấp và được hợp thức hóa chủ quyền nên bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn hơn 400 triệu đồng.

Vụ án tưởng kết thúc nhưng vào tháng 5-2009 vừa qua, viện trưởng VKSND tối cao đã quyết định kháng nghị bản án phúc thẩm nói trên của TAND TP.HCM. Quyết định kháng nghị nêu rằng bà H. đã ra UBND phường lập bản cam kết ưng thuận và bản xác nhận tái sử dụng đất. Hai văn bản này đều có điểm chỉ của bà H. và xác nhận của UBND phường. Khi ông bà L. nới rộng diện tích, bà H. không hề phản đối. Viện trưởng VKSND tối cao đề nghị hủy bản án phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Luật sư Trần Công Ly Tao,Đoàn Luật sư của LVN Group TP.HCM:

Cần loại bỏ chứng cứ không rõ ràng

Theo Bộ luật Tố tụng dân sự, chứng cứ phải đảm bảo tính có thật, trung thực, khách quan và chính xác. Nếu tài liệu do đương sự cung cấp chưa hội đủ các yếu tố trên thì không thể xem là chứng cứ để giải quyết vụ án.

Cái khó trong trường hợp này là hai văn bản có dấu vân tay không phải là chứng cứ giả mà là chứng cứ không giám định được. Tuy nhiên, đây là chứng cứ có thể lý giải kiểu này kiểu khác theo sự suy diễn chủ quan. Tòa án không nên dựa vào chứng cứ chưa hoàn hảo để làm căn cứ giải quyết vụ án theo hướng bất lợi cho đương sự này và có lợi cho đương sự khác. Để đảm bảo tính khách quan, tòa án cần dựa vào những chứng cứ hợp pháp khác để giải quyết vụ án.

SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM – HOÀNG LAM

Trích dẫn từ: http://www.phapluattp.vn/

Tin mới nhận:

Tòa dân sự TAND tối cao đã ban hành quyết định giám đốc thẩm và nhận định cách tuyên xử của cấp phúc thẩm là có căn cứ vững chắc. Việc cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào giấy hồng mà vợ chồng ông L. đã được cấp để bác yêu cầu của bà H. là chưa đúng. Tuy nhiên, cả hai cấp tòa đều chưa xác minh rõ diện tích đất phía nguyên đơn khai phá và thực tế đang sử dụng là bao nhiêu. Khi ông bà L. cơi nới xây dựng lại nhà, các con bà H. có phản đối hay không… Vì vậy, hội đồng giám đốc thẩm đã quyết định hủy bản án sơ thẩm lẫn phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án về cho TAND quận 8 sơ thẩm lại từ đầu.

(MINH KHUE LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)