1. Mở đầu vấn đề

Các nguyên tắc của hệ thống pháp luật nước ta được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 tạo ra một không gian rộng lớn cho hoạt động xây dựng pháp luật. Đồng thời, các nguyên tắc đó cũng đòi hỏi phải xây dựng chính sách pháp luật có cơ sở khoa học với tư cách là phương tiện làm tối ưu hóa hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.

Hiện nay, ở nước ta các văn bản quy phạm pháp luật mới có chất lượng từng bước đã và đang được hình thành đồng thời với việc sửa đổi, bổ sung thường xuyên các văn bản quy phạm pháp luật; hình thành nên các ngành và các chế định pháp luật mới, sửa đổi, bổ sung các chế định pháp luật hiện hành, tiến hành hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật.

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật là công cụ quan trọng và hiệu quả được Nhà nước sử dụng để quản lý xã hội. Tính kịp thời, tính đầy đủ, tính chính xác và tính hiện thực (khả thi) của các quyết định xây dựng pháp luật, đặc biệt của các quyết định lập pháp là một trong những yếu tố quyết định của quá trình tăng cường và phát huy dân chủ ở Việt Nam, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hình thành thị trường văn minh và tạo ra các bảo đảm cho quyền con người và quyền công dân.

2. Đặc điểm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu, có thể thấy, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay có các đặc điểm quan trọng sau đây:

– Tiếp nhận các cấu trúc khoa học tiến bộ của các hệ thống pháp luật hiện nay trên thế giới;

– Duy trì và phát triêh các luận điểm cụ thể đã được khẳng định về mặt lịch sử của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật;

– Tìm kiếm các tiêu chuẩn mới của sự hình thành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trên nền tảng truyền thống văn hóa dân tộc và các định hướng giá trị đạo đức với việc cân nhắc sự ưu tiên các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế, cũng như các quá trình liên kết đang diễn ra trong không gian đổi mới hiện nay ở Việt Nam.

3. Xu hướng tích cực ảnh hưởng đến xây dựng pháp luật ở Việt Nam

Cả các xu hướng tích cực lẫn các xu hướng tiêu cực của sự phát triển xã hội do sự nghiệp đổi mới cơ bản, toàn diện và sâu sắc đất nước đã tạo ra được thể hiện trong tiến trình hình thành chính sách xây dựng pháp luật ở Việt Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu, có thể nêu lên các xu hướng tích cực như sau:

– Sự thay đổi nhanh chóng, tương đối đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, về cơ bản, phản ánh được các lợi ích quốc gia và các nhu cầu xã hội;

– Sự phát triển tích cực của xây dựng pháp luật ở cấp trung ương;

– Sự hiện có một số lượng lớn các luật và các bộ luật chuyên ngành và tổng hợp;

– Việc thường xuyên đưa các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam phù hợp với các điều ước pháp luật quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia.

Như vậy, các xu hướng phát triển tích cực của chính sách xây dựng pháp luật hiện nay, trước hết, gắn liền với việc đổi mới nền tảng quy phạm pháp luật.

4. Bàn luận về thực trang hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật

Sau khi Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam được ban hành, các ngành pháp luật như: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hmh sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Đất đai, Luật Môi trường, Luật Lao động, v.v. đã được đổi mới cơ bản. Nói chung, các đổi mới pháp luật phản ánh tương ứng các nhu cầu cấp thiết của đời sống xã hội. Hiện nay, các lĩnh vực quan hệ xã hội đã được thể chế hóa tương đối đầy đủ và được điều chỉnh phần lớn là có hiệu quả, nhịp độ của hoạt động xây dựng luật rất khẩn trương.

Hoạt động tích cực xây dựng luật ở Việt Nam đã cho phép mở rộng và làm sâu sắc hơn sự điều chỉnh các quan hệ xã hội, phản ánh trong các đạo luật các định hướng phát triển mới của đất nước, khắc phục được những chỗ hổng cơ bản trong các văn bản luật trước đây, hủy bỏ các quy phạm và các quy định pháp luật lạc hậu.

Trong lĩnh vực chính trị, với sự hỗ trợ của các đạo luật những đổi mới cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương, của chính quyền địa phương đã được thực hiện. Các khả năng bảo đảm dân chủ trong bầu cử, giám sát về tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật từng bước được tạo dựng. Hiện nay, tính ổn định của các thiết chế quyền lực nhà nước được củng cố và khẳng định, cơ chế giám sát quyền lực, cơ chế trách nhiệm của các cơ quan công quyền đang được hình thành. Những bước đi quan trọng để thực hiện các quy định của Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương theo hướng tăng cường sự phân cấp, phân quyền, tự quản đã được thực hiện. Các thiết chế hiến định độc lập đã được thiết lập và vận hành.

Với sự hỗ trợ của các đạo luật, các quyền tự nhiên không thể bị tước đoạt của con người: quyền tự do đi lại và cư trú, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tín, quyền bình đẳng giới, quyền sở hữu tư nhân, quyền tự do kinh doanh, quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, quyền xác định dân tộc của mình, sử dựng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp và các quyền khác từng bước được bảo đảm.

Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động kinh doanh, tự do kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng của thị trường được tăng cường một cách đáng kể. Các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác đề cập sự vận hành của nền kinh tế thị trường tạo thành bộ phận cơ bản trong các quyết định xây dựng pháp luật trong những năm gần đây. Trong lĩnh vực này Quốc hội đã ban hành nhiều đạo luật hơn so với bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống xã hội. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh những vấn đề của thương mại, công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, tài chính – ngân hàng, thuế, giao thông, bưu điện, đất đai, môi trường tạo thành một khối lượng lớn các văn bản quy phạm trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta.

Lĩnh vực điều chỉnh pháp luật đối với tổ chức và hoạt động của Tòa án và các cơ quan bảo vệ pháp luật đã được quan tâm một cách đáng kể trong thời gian qua. Nhiều bộ luật, đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác điều chỉnh lĩnh vực quan hệ xã hội này đã được ban hành, tạo thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta.

Trong những năm gần đây, nói chung sự tác động lẫn nhau theo hướng ngày càng gia tăng của pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế đã và đang có ảnh hưởng tích cực đến các quá trình đang diễn ra trong lĩnh vực pháp luật ở xã hội Việt Nam. Nhiều chế định pháp luật quốc tế đã được thời gian và thực tiễn quốc tế kiểm chứng, khẳng định giá trị và hiệu quả cao của mình đã được nội luật hóa trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Đồng thời, những sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật diễn ra theo hướng phát triển về số lượng các văn bản quy phạm và tiếp nhận “các mô hình tốt” thuộc các truyền thống pháp luật nước ngoài, đặc biệt truyền thống pháp luật phưong Tây mà thiếu sự lập luận thấu đáo về sự cần thiết của việc học tập kinh nghiệm như vậy. Điều đó và các điều khác nói về những hạn chế và sự không phát triển của chính sách xây dựng pháp luật ở nước ta.

5. Xu hướng tiêu cực ảnh hưởng xây dựng pháp luật ở Việt Nam

Qua nghiên cứu, có thể nêu lên các xu hướng tiêu cực cơ bản cần phải được khắc phục trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách xây dựng pháp luật như sau:

– Sự mất cân đối của các bộ phận cụ thê’ trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, có một khối lượng đáng kể các văn bản quy phạm pháp luật trùng lặp và trong nhiều trường hợp mâu thuẫn với nhau;

– Tính hiệu quả thấp của cơ chế thực hiện các quy phạm của các công ước quốc tế ở phạm vi pháp luật quốc gia, chưa có cơ sở lý luận đầy đủ để thống nhất hóa (tiêu chuẩn hóa), nhất thể hóa và hài hòa hóa các văn bản pháp luật quốc gia và các văn bản pháp luật của các quốc gia khác, trong đó có các văn bản luật của các quốc gia thành viên thuộc cộng đồng ASEAN;

– Thể chế hóa ở mức độ các đạo luật cụ thể những vấn đề không có ý nghĩa lớn mà đáng ra có thể được giải quyết trong các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn;

– Chưa cân nhắc đầy đủ mức độ điều chỉnh pháp luật các quan hệ xã hội tương ứng khi ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới;

– Tính tuyên ngôn, có một số lượng lớn các quy phạm viện dẫn và các chỗ hổng trong các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể;

– Sự cụ thể hóa không đúng nhiều quy phạm của các đạo luật trong các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể có giá trị pháp lý thấp hơn;

– Dự báo không đầy đủ các hậu quả của việc ban hành một SỐ văn bản quy phạm pháp luật khi chuẩn bị các dự án văn bản đó, dẫn đến việc đưa ra những sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ ngay sau khi ban hành;

– Đưa ra nhiều sửa đổi, bổ sung vào các văn bản quy phạm pháp luật đã lạc hậu, không tạo điều kiện để đạt được hiệu quả cần thiết của điều chỉnh pháp luật;

– Không tuân thủ thường xuyên các quy tắc của kỹ thuật lập pháp đã được lý luận và thực tiễn xây dựng pháp luật soạn thảo;

– Thiếu tính thống nhất của thuật ngữ, vi phạm tính hài hòa của hệ thống các văn bản pháp luật;

– Sự vội vàng không được lập luận trong việc chuẩn bị một số quyết định lập pháp quan trọng;

– Vi phạm các ưu tiên trong điều chỉnh pháp luật;

– Chưa huy động rộng rãi các tổ chức xã hội tham gia quá trình soạn thảo và thảo luận các dự án luật.

Các xu hướng nói trên và các xu hướng tiêu cực khác trong xây dựng và thực hiện chính sách xây dựng pháp luật là hệ quả của những biến đổi chưa ổn định đang diễn ra trong xã hội Việt Nam, của việc chưa hiểu biết sâu sắc các nhu cầu phát triển của xã hội, của việc chưa có quan điểm hệ thống, chưa cân nhắc thận trọng những vấn đề của chiến lược và sách lược xây dựng pháp luật, của việc chưa có sự phân tích khoa học đầy đủ và dự báo, cân nhắc dư luận xã hội và việc đánh giá mang tính chất nghề nghiệp về các hậu quả có thê’ xảy ra do các quyết định xây dựng pháp luật mang lại. Do vậy, phần lớn các văn bản quy phạm pháp luật chưa điều chỉnh kịp thời và tương ứng các quan hệ xã hội đã được hình thành về mặt thực tiễn và chưa kích thích được sự phát triển các quan hệ xã hội mới cần thiết.

Chẳng hạn, những vấn đề xã hội chưa được pháp luật điều chỉnh kịp thời và đầy đủ như: bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ sức khỏe nhân dân, di dân, xung đột xã hội, tình hình tội phạm có tổ chức, V.V.. Trong lĩnh vực tương tác lẫn nhau của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế chưa có việc xác định rõ ràng nhóm các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế mà theo Điều 12 Hiến pháp năm 2013 là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam. Từ đó đến nay vẫn chưa soạn thảo được ở mức cần thiết các thủ tục pháp lý đê’ khắc phục các xung đột của các quy phạm pháp luật quốc tế và các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia.

Hơn nữa, các lĩnh vực của đời sống xã hội nói trên ngày càng trở nên phức tạp, và việc chậm trễ thể chế hóa pháp luật điều chỉnh những lĩnh vực đó dẫn đến hậu quả là một bộ phận đáng kể các quá trình xã hội diễn ra “trong bóng tối”, thiếu sự giám sát cần thiết của xã hội và Nhà nước, hình thành nên một hệ thống “điều chỉnh phi pháp” và “chính sách phi pháp” coi thường các nguyên tắc của tính hợp pháp và pháp chế.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).