1.Về các trung tâm Trọng tài kinh tế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các trung tâm Trọng tài kinh tế ở các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay là Nghị định số 116/CP ngày 5-4-1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế (sau đây gọi tắt là Nghị định sô’ 116/CP) và Thông tư số 02/PLDSKT ngày 3-1-1995 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02) hướng dẫn thi hành một số điểm của Nghị định số 116/CP.

Nội dung của Nghị định sô’ 116/CP và Thông tư số 02 khá chi tiết, bao quát hầu hết các vấn đề cơ bạn, tạo cơ sỗ pháp lý ban đầu cho sự ra đời và hoạt động của các trung tâm Trọng tài kinh tê’ ỗ các tỉnh và thành phô’ trực thuộc Trung ương. Nghị định và Thông tư này khẳng định tính chất của Trọng tài kinh tế là các tổ chức xã hội – nghề nghiệp; quy định hình thức tổ chức của Trọng tài kinh tế là trung tâm trọng tài kinh tế, thẩm quyền của trọng tài kinh tế, thoả thuận trọng tài, cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài kinh tế, tiêu chuẩn và thủ tục xét chọn trọng tài viên, điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập trung tâm trọng tài kinh tế, thủ tục tố tụng trọng tài kinh tế, quyết định của trọng tài, quản lý nhà nước đốỉ với tổ chức và hoạt động của các trung tâm trọng tài, ….

2.Một số quy định chưa hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế

Nhìn chung, nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên phù hợp với thông lệ quốc tế trong lĩnh vực này. Song cũng có một số quy định chưa hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Ví dụ: 

Thông tư 02 quy định việc xét cấp thẻ trọng tài viên chỉ áp dụng đối với những người có bằng cử nhân luật hoặc tương đương vừa không phù hợp với tinh thần của Nghị định sô 116/CP, vừa không phù hợp với thực tiễn và thông lệ trong nước và trên thế giới. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng trọng tài cho thấy rằng, nếu không có các trọng tài viên là các nhà kinh tế, kỹ thuật hay kinh doanh giàu kinh nghiệm và uy tín về những chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật nhất định để bổ sung, hỗ trợ cho các trọng tài viên là luật gia thì nhiều khi chất lượng giải quyết tranh chấp sẽ bị hạn chế.Vấn đề bảo đảm thi hành quyết định của trọng tài cũng chưa được quy định trong Nghị định 116/CP. Nghị định này một mặt thừa nhận thẩm quyền của Trọng tài kinh tế giải quyết câc tranh chấp kinh tế khi thoả thuận trọng tài có giá trị pháp lý (Điều 1 và Điều 3); khẳng định quyết định của trọng tài có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo (Điều 5); mặt khác lại hết sức đơn giản và dễ dàng cho phép một bên đưa vụ việc ra toà án để giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, khi bên khác không tự nguyện thi hành quyết định của trọng tài (Điều 31). Quy định một cách đơn giản này đã làm giảm giá trị của Nghị định số 116/CP này, có thể dẫn đến làm vô hiệu hoá quyết định đúng pháp luật của trọng tài kinh tế.

– Mối quan hệ giữa Trọng tà’i kinh tế vởi các cơ quan bảo vệ pháp luật như toà án, các cơ quan thi hành án, V.V., cũng chưa được quy định nhằm góp phần tạo điều kiện và bảo đảm cho Trọng tài kinh tế hoạt động một cách có hiệu quả và phát huy vai trò, ưu thế và uy tín của mình. Tuy nhiên chúng ta hiểu, nếu muốn quy định những vấn đề này thì phải ban hành một văn bản luật hoặc pháp lệnh.

Từ những điểm trình bày ở trên, chúng ta thấy cơ sỏ pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế ở các tĩnh và thành phố trực thuộc Trung ương chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho các trung tâm Trọng tài kinh tế khẳng định vai trò và ưu thế của mình.

3. Về Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam

Cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam hiện nay là Quyết định số 204/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28-4-1993 (về tổ chức Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, đồng thời cũng là Quyết định phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam) và Quyết định số 114/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16-2-1996 (về mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam).

Quyết định số 204/TTg và Bản Điều lệ của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy định khá đầy đủ các vấn đề cơ bản về Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam như: thẩm quyền của trọng tài thoả thuận trọng tài, trọng tài viên, các quy tắc cơ bản của tố tụng trọng tài, phán quyết trọng tài, phí trọng tài, … Ngay sau khi nước ta tham gia Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nưốc ngoài (7-1995), tháng 9 năm 1995 Nhà nước ban hành Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài, nhằm tạo cơ sỏ pháp lý cho việc công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài nước ngoài. Và như vậy, trong hệ thống những văn bản là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam không chỉ có các văn bản quy phạm dưới luật hay pháp lệnh. Tuy nhiên, Pháp lệnh này chỉ quy định việc công nhận và bảo đảm thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài và đương nhiên theo Công ước New York năm 1958, các quyết định của trọng tài Việt Nam cũng sẽ được xem xét công nhận và thi hành tại những nước là thành viên của Công ước.

Nhìn chung, so với cơ sở pháp lý để tổ chức và hoạt động của các trung tâm Trọng tài kinh tế ỏ các tỉnh, thành phô’ trực thuộc Trung ương, cơ sỏ pháp lý để tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam có một sô’ điểm khác biệt như sau:

– Khác với đối tượng tuyển chọn trọng tài viên của các trung tâm Trọng tài kinh tê’ ở các tỉnh, thành phô’ trực thuộc Trung ương, đô’i tượng tuyển chọn trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài quốc tê’ Việt Nam bao gồm không chỉ những người có bằng cử nhân luật hoặc tương đương mà cả những người có kiến thức và kinh nghiệm trong các lĩnh vực như ngoại thương, đầu tư, tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, … Ban thường trực của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam quyết định danh sách trọng tài viên và cấp thẻ trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, không cần thông qua chế độ thi tuyển và cấp thẻ của Bộ tư pháp như đối với trọng tài viên của các trung tâm. Trọng tài kinh tế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, trên thực tế, Ban thường trực của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có sự cân nhắc kỹ để bảo đảm chất lượng của đội ngũ trọng tài viên.

–  Về cơ chế bảo đảm thi hành quyết định của trọng tài, đối với quyết định của trọng tài trong trường hợp tranh chấp không có yếu tô’ nưốc ngoài do Trọng tài kinh tê’ ở các tỉnh, thành phô’ trực thuộc Trung ương giải quyết cũng như do Trùng tâm Trọng .tài quốc tê’ Việt Nam giải quyết, cho đến nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể và cần thiết.

4.Đối với các quyết định của trọng tài trong trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài

Đối với các quyết định của trọng tài trong trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài do Trọng tài kinh tế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết cũng như do Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam giải quyết, nếu quyết định này phải được thi hành ỏ nước ngoài, thì việc bảo đảm thi hành được thực hiện theo cơ chế quy định tại Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài mà Việt Nam đã tham gia từ năm 1995. Song, nếu quyết định trọng tài loại này phải được thi hành ỏ trong nước, thì theo cơ chế quy định tại Pháp lệnh năm 1995 về công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài và tại Công ưốc New York năm 1958. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề đơn giản, bỏi vì bản thân vấn đề thi hành án. dân sự ỏ nước ta hiện nay là vấn đề hết sức nan giải; các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự không đồng bộ và không có hiệu quả.

– Về phí trọng tài, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam thực hiện việc thu phí trọng tài theo quy định của Hội đồng quản trị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế, còn các trung tâm Trọng tài kinh tế ỏ tỉnh, thành phô’ trực thuộc Trúng ương thu phí theo khung lệ phí trọng tài do Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định. – Về quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức trọng tài, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập và phê duyệt điều lệ và do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam quản lý trực tiếp. Trong khi đó, các trung tâm Trọng tài kinh tế ở các tỉnh, thành phô’ trực thuộc Trung ương do Bộ Tư pháp thông nhất quản lý về mặt Nhà nước trên phạm vi cả nưốc; uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý tổ chức và hoạt động của các trung tâm này ỏ địa phương, bao gồm cả việc cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các trung tâm đó.

Như vậy, về thực trạng các quy định hiện hành của pháp luật nước ta về tổ chức và hoạt động cửa các trung tâm trọng tài phi chính phủ, chúng ta thấy, tất cả các trung tâm trọng tài phi chính phủ Việt Nam hiện nay hoàn toàn giông nhau về tính chất, về phạm vi thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, V.V., nhưng lại được thành lập và hoạt động trên cơ sỗ hai mặt bằng pháp lý khác nhau với những sự chồng chéo và mâu thuẫn rõ rệt; các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này đều là văn bản pháp quy dưới luật (riêng vấn đề công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài thì được quy định trong Pháp lệnh tháng 9-1995), hiệu lực pháp lý không cao, có nhiều khiếm khuyết, bất cập so vối yêu cầu của thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong nưốc cũng như yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.

Thực tế nói trên đang đòi hỏi Nhà nưốc phải nhanh chóng hoàn thiện các quy định của pháp luật về Trọng tài kinh tế, để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và hoạt động của tất cả các trung tâm trọng tài phi chính phủ, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh châp kinh tế nói chung và các tranh chấp kinh tế có yếu tố nưốc ngoài nói riêng để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

5.Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Luật LVN Group (sưu tầm và biên tập)