Theo Luật sư của LVN Group 1. Công ty Luật A được thiết lập những hiện diện thương mại nào để cung cấp dịch vụ pháp lý tại Việt Nam?

2. Trong những hiện diện thương mại được phép, nếu có thì công ty Luật A nên thành lập loại hiện diện thương mại nào để có thể hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụcTư vấn luật doanh nghiệpcủa Công ty luật LVN Group.

Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn,cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý

Luật thương mại 2005

Nghị định 72/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện,Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

1. Nội dung tư vấn

 

1.1. Về các hình thức thương nhân nước ngoài được phép hiện diện tại Việt Nam 

Theo quy định tại khoản 2 điều 16 Luật thương mại 2005 quy định về thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam thì khi tiến hành hoạt động thương mại tại Việt Nam thương nhân nước ngoài sẽ được tiến hành 3 hình thức hiện diện thương mại tại Việt Nam đó là: Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định 

-Về văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, bạn cần lưu ý các quyền và nghĩa vụ của hình thức hiện diện thương mại này theo quy định tại Điều 17, 18 Luật thương mại 2005 như sau:

Điều 17. Quyền của Văn phòng đại diện

1. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.

3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.

5. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

 Điều 18. Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện

1. Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.

2. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.

3. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.

4. Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

5. Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 -Về quyền và nghĩa vụ của chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam bạn có thể tham khảo quy định tại các điều 19, 20 Luật thương mại 2005 như sau:

Điều 19. Quyền của Chi nhánh

1. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.

2. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này.

4. Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.

5. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

6. Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

7. Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

 Điều 20. Nghĩa vụ của Chi nhánh

1. Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.

2. Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, bạn nên chú ý đối với 2 hình thức văn phòng đại diện và chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt nam thì có sự khác nhau cơ bản đó là ở việc chi nhánh được phép thực hiện các hoạt động sinh lợi trực tiếp (như ký kết hợp đồng kinh doanh) còn văn phòng đại diện thì không được, chủ yếu văn phòng đại diện chỉ được thực hiện các công việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thương nhân nước ngoài theo quy định tại điều 16 nghị định 72/2006/NĐ-CP như sau:

Điều 16. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện

Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện bao gồm:

1. Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc.

2. Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

3. Nghiên cứu thị trường để thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ thương mại của thương nhân mà mình đại diện.

4. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các đối tác Việt Nam hoặc liên quan đến thị trường Việt Nam của thương nhân nước ngoài mà mình đại diện.

5. Các hoạt động khác mà pháp luật Việt Nam cho phép

Bên thương nhân nước ngoài nên căn cứ vào tình hình cụ thể cũng như mục đích hiện diện thương mại tại Việt Nam để có thể lựa chọn loại hình hiện diện phù hợp

-Nếu như thương nhân nước ngoài muốn hiện diện thương mại tại Việt Nam theo hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì đối với hình thức này bạn nên chú ý tới các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại điều 21 Luật thương mại 2005 phụ thuộc vào quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước của thương nhân có quốc tịch  như sau:

Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xác định theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 1.2. Về việc nên lập hình thức hiện diện nào phù hợp tại Việt nam

Bạn nên căn cứ tình hình thực tế cũng như nhu cầu của phía bạn cũng như những đặc điểm của từng loại hình hiện diện trên để có thể quyết định chíh xác hình thức hiện diện phù hợp 

Những điều cần lưu ý:Bạn nên căn cứ quy định trên cũng như tình hình cụ thể để quyết định hình thức hiện diện phù hợp

2. Thương nhân đặt văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam

Các điều kiện để thương nhân đặt văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam như sau:
– Thương nhân là người được pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;
– Văn phòng, chi nhánh của thương nhân đã hoạt động ít nhất 1 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở quốc gia của thương nhân;
– Văn phòng đại diện của thương nhân chỉ được phép đặt trụ sở tại địa điểm được phép sử dụng làm văn phòng của thương nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật (về quy hoạch, về điều kiện an ninh, trật tự và về các điều kiện khác);
– Pháp luật Việt nam quy định tại một địa điểm chỉ được đặt một trụ sở của Văn phòng đại diện;
– Đối với phần diện tích của địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện phải phù hợp với quy mô hoạt động, số lượng người lao động của Văn phòng đại diện nhưng không nhỏ hơn 16m2.
Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam
Về quyền và nghĩa của Văn phòng đại diện
– VPĐD chỉ được phép hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
– VPĐD có quyền thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
– VPĐD được phép tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Đối với việc đặt trụ sở VPĐD tại Việt Nam thì thương nhân phải mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
– Khi được cấp giấy phép thành lập VPĐD thì phải có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– VPĐD thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Về nghĩa vụ của Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện phải thực hiện theo đúng nghĩa vụ của mình như sau:
– VPĐD không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam mà chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.
– VPĐD không được phép thực hiện giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài
– Thực hiện đúng và dầy đủ việc nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Báo cáo tình hình hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quyền của Chi nhánh
– Chi nhánh của thương nhân thành lập thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh.
– Chi nhánh có thể tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài phù hợp để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Khi giao kết hợp đồng tại Việt Nam thì phải tuân theo luật định và phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này.
– Đối với việc đặt trụ sở là chi nhanh phải mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
– Chi nhánh được phép chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Khi thành lập chi nhánh cần đăng ký có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Chi nhánh thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của Chi nhánh
Chi nhánh thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; với trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.
Phải thực hiện báo cáo tài chính và tình hình hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Tham khảo bài viết liên quan:

Dịch vụ tư vấn lập văn phòng đại diện

Thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài

Lập văn phòng thương nhân nước ngoài tại Việt Nam 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận  tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group