Thuyết cai trị là học thuyết ra đời vào thời kỳ tư bản chủ nghĩa cho rằng lãnh thổ quốc gia gắn liền với khả năng thực thi quyền lực trên cơ sở tuyệt đối hóa quyền lực thực tế đối với lãnh thổ. Đại biểu của thuyết cai trị là Phowvicke, Elinec, Palienco… Nội dung của học thuyết này coi lãnh thổ quốc gia không chỉ là không gian trong đó tồn tại quyền lực của nhà nước:” Lãnh thổ không là vật mà là phạm vi quyền lực: Chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ trong thuyết cai trị được đồng nhất với phạm vi thống trị của thế lực cầm quyền trong quốc gia.

Tính phản động của học thuyết này là ở chỗ những đại diện của chúng vận dụng học thuyết nhằm mục đích hợp pháp hóa cho các cuộc chiến tranh xâm lược, thôn tính của thế lực phản động vì họ lập luận rằng quyền lực được thực thi đến đâu thì đó chính là lãnh thổ quốc gia.

 

1. Định nghĩa về cai trị

Cai trị là cai quản mọi việc (hiểu một cách đơn giản), sử dụng bộ máy hành chính thực hiện quyền thống trị, áp bức.

Tóm lại, khái niệm cai trị được hiểu như sau: là giai cấp hoặc thế lực cầm quyền sử dụng bộ máy hành chính và các công cụ tư pháp để cai quản xã hội, bảo đảm việc chấp hành pháp luật và hoạt động bình thường, liên tục của bộ máy nhà nước một cách chuyên quyền, độc đoán, có tính áp đặt, thiếu dân chủ, bất bình đẳng, không vì lợi ích của toàn xã hội mà chỉ để phục vụ cho lợi ích giai cấp, thế lực cầm quyền.

 

2. Đặc điểm của cai trị

– Đặc điểm cai trị là hoạt động của giai cấp cầm quyền. Bởi chỉ có giai cấp cầm quyền (hay giai cấp thống trị) mới sử dụng cai trị để quản lý giai cấp bị trị. Cai trị có thể thể hiện trong các lĩnh vực hành chính, dân sự hay quân sự. Pháp luật có thể là công cụ để giai cấp cầm quyền cai trị xã hội.

– Mang tính bạo lực, xuất phát từ đặc điểm là công cụ quản lý nhà nước của bộ máy nhà nước chuyên quyền, độc đoán; sẽ gây ra nhiều bất mãn trong xã hội cũng như mong muốn sửa đổi bộ máy nhà nước. Khi đó, quân sự là một công cụ kết hợp không thể thiếu để đảm bảo bộ máy này được duy trì và hoạt động ổn định.

– Có tính áp đặt, thiếu dân chủ, bất bình đẳng. Bởi hoạt động cai trị chủ yếu nhằm phục vụ mục đích của giai cấp cầm quyền. Mà trong xã hội không chỉ có mình giai cấp cầm quyền tồn tại, mà còn có cả những giai cấp khác trong xã hội. Vì thế, khi một hoạt động chỉ đáp ứng cho một bộ phận nhất định sẽ luôn dẫn đến tình trạng mất công bằng, lợi ích nghiêng về một bên (ở đây là giai cấp thống trị – cầm quyền).

 

3. Chế độ cai trị độc tài

Chế độ cai trị độc tài là một thể chế nhà nước chuyên quyền mà ở đó một cá nhân hoặc một nhóm với quyền lực không giới hạn cai trị, và họ có thể dùng những biện pháp trù dập những người đối lập để duy trì quyền lực. Chế độ độc tài là một thể chế có sử dụng hoạt động cai trị làm sức mạnh để quản lý nhà nước.

Chế độ độc tài tương phản với thể chế dân chủ (ở đó quyền lực nhà nước từ nhân dân mà ra), và chủ nghĩa toàn trị tương phản với chủ nghĩa tự do (nơi nhà nước nhấn manh quyền và tự do cá nhân). Mặc dù các khái niệm của những thuật ngữ đó có khác nhau nhưng chúng có liên quan với nhau vì trên thực tế rằng phần lớn các quốc gia độc tài có các đặc điểm đặc trưng của chủ nghĩa toàn trị. Chế độ độc tài có những loại sau: độc tài quân sự. độc tài đơn đảng, độc tài cá nhân, quân chủ và độc tài tạp chủng.

– Chế độ độc tài quân sự là chế độ trong đó một nhóm sĩ quan nắm quyền, quyết định ai sẽ lãnh đạo đất nước và thực hiện ảnh hưởng đối với chính sách. Giới tính cấp cao và một nhà lãnh đạo là thành viên của chế độ độc tài quân sự. Chế độ độc tài quân sự được đặc trưng bởi sự cai trị của một quân đội chuyên nghiệp như là một thể chế. Trong chế độ quân sự, giới tinh hoa được gọi là thành viên junta, họ thường là sĩ quan cao cấp (và thường là sĩ quan cấp cao khác) trong quân đội.

– Chế độ độc tài đảng là chế độ trong đó một đảng thống trị. Trong chế độ độc tài độc đảng, một đảng duy nhất có quyền truy cập vào các vị trí chính trị và kiểm soát chính sách. Trong chế độ độc tài đảng, giới tinh hoa đảng thường là thành viên của cơ quan cầm quyền của đảng, đôi khi được gọi là ủy ban trung ương, bộ chính trị, hoặc ban thư ký. Các nhóm cá nhân này kiểm soát việc lựa chọn các quan chức của Đảng và tổ chức phân phối lợi ích cho những người ủng hộ và vận động công dân bỏ phiếu và thể hiện sự ủng hộ đối với các nhà lãnh đạo đảng.

– Chế độ độc tài cá nhân là chế độ trong đó tất cả quyền lực nằm trong tay của một cá nhân. Chế độ cai trị độc tài theo chủ nghĩa cá nhân khác với các hình thức độc tài khác trong việc tiếp cận cấc vị trí chính trị quan trọng, thành quả của văn phòng và phụ thuộc nhiều hơn vào sự tùy ý của nhà cai trị độc tài cá nhân. Những kẻ độc tại theo chủ nghĩa cá nhân có thể là thành viên của quân đội hoặc lãnh đạo của một đảng chính trị. Tuy nhiên, cả quân đội lẫn đảng đều không thực hiện quyền lực độc lập với nhà độc tài. Trong chế độ độc tài cá nhân, quân đoàn tinh nhuệ thường được tạo thành từ những người bạn thân hoặc thành viên gia đình của nhà độc tài. Những cá nhân này thường được lựa chọn cẩn thận để phục vụ cho nhà độc tài.

– Chế độ độc tài quân chủ là chế độ trong đó “một người gốc hoàng gia đã kế thừa vị trí nguyên thủ quốc gia theo thông lệ hoặc hiến pháp được chấp nhận”. các chế độ không được coi là độc tài nếu vai trò của quốc vương chủ yếu là theo nghi lễ, nhưng các chế độ quân chủ tuyệt đối, như Ả Rập, có thể được coi là chế độ độc tài di truyền. Quyền lực chính trị thực sự phải được quốc vương thực thi để các chế độ được phân loại như vậy. giới tinh hoa trong các chế độ quân chủ thường là thành viên của hoàng gia.

– Chế độ độc tài là chế độ pha trộn phẩm chất độc tài cá nhân, độc đảng và quân đội. Khi các chế độ chia sẻ đặc điểm của cả ba hình thức độc tài, chúng được gọi là ba mối đe dọa. Các hình thức phổ biến nhất của chế độ độc tài lai là lai cá nhân/ đơn đảng và lai cá nhân/ quân sự.

 

4. Pháp quyền và pháp trị

– Pháp trị là việc vua (hoặc giới cầm quyền) có quyền ban hành pháp luật để cai trị (hay nói bằng ngôn từ hiện đại là để quản lý). Mặc dù pháp luật được tuân thủ tuyệt đối, nhưng ban hành pháp luật thu thế nào lại là quyền độc đoán của vua (hoặc của giới cầm quyền).

–  Pháp quyền là việc pháp luật đứng trên tất cả, trên cả nhà nước (trên cả vua). Và quan trọng hơn nữa, người dân cũng như nhà nước đều bình đẳng trước pháp luật.

+ Việc ban hành pháp luật bị điều chỉnh rất chặt chẽ. Bất cứ luật gì mà nhà cầm quyền muốn có để dễ bề cai trị đều phải đáp ứng được một loạt các quy định chặt chẽ về thủ tục lập pháp và để phải được cơ quan đại diện cho dân (Quốc hội) thông qua.

Điều 6. Hiến pháp 2013

“Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của nhà nước.”

+ Các cơ quan nhà nước nắm giữ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được thiết kế theo nguyên tắc kiểm soát và cân bằng lẫn nhau để không một cơ quan nào có thể lạm quyền. Đặc biệt, một hệ thống tư pháp độc lập được xây dựng để không chỉ nhà nước mới có quyền truy tố người dân, mà người dân cũng có quyền khởi kiện nhà nước ra trước pháp luật. Hệ thống tư pháp này còn có thẩm quyền kiểm tra lại các văn bản lập pháp (judicial review) để chống lại lạm quyền và bảo vệ công lý.

+ Tòa án Hiến pháp hoặc các thiết chế bảo hiến khác được thành lập và vận hành trên thực tế để bảo đảm việc tuân thủ và bảo vệ các quyền của con người khỏi sự xâm hại các quyền lực lập pháp, hành pháp cũng như tư pháp.

Việt Nam hiện tại đang theo chế độ Nhà nước pháp quyền, căn cứ Hiến pháp năm 2013 đã chính thức ghi nhận Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền. Một loạt các nguyên tắc của pháp quyền như bảo vệ quyền con người, các cơ quan nhà nước kiểm soát lẫn nhau, tòa án phải bảo vệ công lý… cũng đã được hiến pháp ghi nhận.

Điều 2 Hiến pháp năm 2013:

“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháo quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do Nhân dân, vì nhân dân.

2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”

Điều 8 Hiến pháp 2013

“1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên kết chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.”

 

5. Ví dụ về cai trị

Trước Cách mạng tháng Tám 1945, nhân dân Việt Nam phải chịu ách cai trị của thực dân Pháp và chính quyền bù nhìn phong kiến nhà Nguyễn, đã dùng bộ máy hành chính để áp bức, cai trị, buộc người dân phải phục tùng chính quyền thực dân, phong kiến. Thời đó, theo từng lĩnh vực hành chính hay dân sự, cai trị được hiểu là công việc hành chính, quản lý nhà nước hay quản trị.

Tiêu biểu là chính sách cai trị của Thực dân Pháp đối với người dân Việt Nam trong giai đoạn Việt Nam là lãnh thổ thuộc địa của Pháp, với chế độ chính trị vô cùng phản động nhằm khai thác triệt để thuộc địa.

Trên đây là toàn bộ bài viết mà Luật LVN Group cung cấp đến bạn đọc tham khảo. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ tới tới tổng đài tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến hotline 1900.0191 để được tư vấn trực tiếp. Xin chân thành cảm ơn!