1. Khái quát chung

Trẻ em là những thể nhân chưa có đầy đủ năng lực hành vi, chưa có nhận thức, sức khỏe, độ tuổi như người trưởng thành, người lớn và cần có sự chăm sóc, bảo vệ, đối xử phù hợp. Do đó, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm không chỉ của Nhà nước mà là của toàn xã hội. Hành vi xâm hại tình dục trẻ em vi phạm nghiêm trọng các quyền của đối tượng đặc biệt này, là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh cả về tâm, sinh lý của các em, gây đau khổ, thiệt thòi cho các gia đình, làm mất trật tự xã hội. Hiểu rõ sự bức thiết trong việc phòng, chống các hành vi xâm hại tình dục trẻ em, phủ các quốc gia đã xây dựng và triển khai nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ trẻ em trước những hành vi xâm hại tình dục. Trong đó, một trong những yêu cầu đặt ra là khi tiến hành các hoạt động chứng minh tội phạm phải lấy các quyền của trẻ em làm căn cứ để tiếp cận vì đây không chỉ là hành vi của tội phạm mà còn có tác động sâu sắc tới các quyền con người cũng như thể hiện bản chất nhân văn của pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì:

Điều 62. Bị hại
1. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

Có thể nói, trạng thái tâm lý của nạn nhân dưới 18 tuổi sau khi bị xâm hại tình dục có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và chi phối mạnh mẽ các phản ứng của nạn nhân. Các hành vi xâm hại tình dục gây ra có thể tác động tới trẻ suốt cuộc đời khiến các em bị hủy hoại về tình cảm và thường gặp phải nhiều vấn đề tiêu cực khác nhau. Hệ quả phổ biến của thực trạng này là làm đứng trước yêu cầu cần phải có một phương pháp tiếp cận thống nhất và hài hòa đối với vấn đề này, các cơ quan quốc tế và Chính cho các nạn nhân dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng, lạm dụng chất kích thích, lo lắng, xáo trộn các mối quan hệ, cảm giác tội lỗi, nóng nảy, mất lòng tin, dối trá, tự ti, và bị tổn thương cơ thể…dẫn đến không muốn và không có khả năng hòa nhập lại với cuộc sống. Về mặt tình cảm, khi bị xâm hại tình dục, trẻ em thường có các biểu hiện như lo lắng, tức giận, đổ tội, phủ nhận, trầm cảm, buồn rầu, khó chịu, cảm giác tội lỗi, dày vò bản thân, sợ hãi và ghê tởm, hình thành tâm lý thù hận, căm phẫn… Những biểu hiện này về lâu dài có nguy cơ gây ra các tác động lớn về thần kinh, thậm chí có xu hướng thực hiện các hành động hủy hoại bản thân. Về khía cạnh tâm lý, các tác động lâu dài có thể khiến trẻ hình thành những suy nghĩ lệch lạc về tâm, sinh lý, tồn tại dai dẳng suy nghĩ bị kỳ thị, suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Bên cạnh đó, còn có các hậu quả khác về mặt xã hội như dễ có những vi phạm pháp luật, phản ứng cay nghiệt, hành động bạo lực, luôn có cảm giác lo sợ, bất lực và có xu hướng chạy trốn khi gặp khó khăn. Đặc biệt, một số trường hợp trẻ phát hiện và thất vọng về người làm chỗ dựa quan trọng của mình lại là người làm hại mình nên mất lòng tin và không muốn xây dựng các mối quan hệ xã hội tích cực.

2. Làm việc với người bị hại dưới 18 tuổi là nạn nhân trong vụ án về xâm hại tình dục

Dưới góc độ chứng minh tội phạm, làm việc với đối tượng bị xâm hại dưới 18 tuổi, các Cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) phải đối mặt với một loạt những trở ngại, trong đó điều quan trọng là phải vừa nắm bắt tâm lý, vừa phải tôn trọng triệt để các quyền của trẻ em trong khi vẫn phải đảm bảo việc thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ một cách chính xác, khách quan và kịp thời. Bởi lẽ, người dưới 18 tuổi khi tham gia vào các quan hệ tố tụng với các biểu hiện tâm lý do đã phải trải qua nỗi đau trong quá khứ thường có xu hướng bác bỏ sự liên quan đến bất kỳ sự việc nào về bị xâm hại, khó có khả năng ghi nhớ sự việc một cách rõ ràng, trình tự, khả năng tập trung về cơ bản cũng không thực sự cao. Các sang chấn về tâm lý, lo lắng về danh dự bản thân, sợ bị trừng phạt hay bị trả thù khiến trẻ có thể không hợp tác, hung hãn, rất ít khi lên tiếng tố cáo sự việc. Mức độ sang chấn tâm lý tuỳ từng trường hợp sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề trong quá trình thu thập thông tin của các cơ quan có thẩm quyền, điều này tất yếu đòi hỏi quá trình làm việc khi có sự tham gia của nạn nhân dưới 18 tuổi phải khác biệt tương đối so với thủ tục thông thường.

Trong giải quyết các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, các cơ quan tham gia vào việc điều tra, truy tố, xét xử tuy có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều cùng có mục đích chung là phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi phạm tội, do đó sự phối hợp giữa các cơ quan này là tất yếu, khách quan. Trong bối cảnh tội phạm xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi diễn ra ngày càng nghiêm trọng về tính chất và gia tăng về mức độ, tinh vi về thủ đoạn, việc thu thập chứng cứ có liên quan giữa nhiều cơ quan, đơn vị, việc giải cứu, khám chữa bệnh, ổn định tâm lý đối với nạn nhân luôn là đòi hỏi cấp bách. Điều này một lần nữa cho thấy sự vào cuộc của nhiều cơ quan, đơn vị chức năng để cùng phối hợp giải quyết lại càng là đòi hỏi mang tính cấp thiết. Hoạt động của mỗi chủ thể có tác động trực tiếp đến hoạt động chung và ngược lại, hoạt động chung tác động đến từng chủ thể. Tính chất, mức độ, hình thức của hoạt động phối hợp đóng vai trò quyết định đến hiệu quả phối hợp, nếu sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ thì hoạt động phối hợp có hiệu quả; nếu hoạt động phối hợp chồng chéo hoặc không chặt chẽ thì hiệu quả phối hợp hạn chế. Mặt khác, nếu trong hoạt động phối hợp, quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của các bên hữu quan không được xác định cụ thể, rõ ràng thì sẽ dẫn đến tình trạng không làm tròn hoặc đùn đẩy trách nhiệm, không phát huy được sức mạnh tổng hợp, làm cho công tác phối hợp không hiệu quả. Trọng tâm của mối quan hệ phối hợp này nhằm bảo đảm giải quyết kịp thời các vấn đề ngay từ khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, tránh bỏ lọt tội phạm, thực hiện các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân, các biện pháp thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm một cách kịp thời…Nói cách khác, việc phối hợp nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi, một mặt tạo cơ hội cho họ hòa nhập cộng đồng, mặt khác còn giúp cho việc thu thập thông tin về vụ án được đầy đủ, chính xác, hoạt động tố tụng sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Như vậy có thể nhận thấy, cả về lý luận, thực tiễn và pháp lý, vấn đề tiếp cận nhạy cảm trong quá trình phối hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến bị hại dưới 18 tuổi trong các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi đều cho thấy tính bức thiết của việc thiết lập, duy trì và tăng cường các giải pháp tố tụng nhạy cảm. Để thực hiện tốt các yêu cầu này, đòi hỏi các chủ thể có chức năng trong hoạt động tố tụng phải phối hợp một cách nhịp nhàng, thống nhất, thiện chí và khách quan.

3. Tiếp cận đối với BH dưới 18 tuổi trong thực hiện phối hợp giữa các CQ có khi giải quyết các VA xâm hại tình dục

Tiếp cận nhạy cảm đối với bị hại là người dưới 18 tuổi trong thực hiện mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết các vụ án xâm hại tình dục. Nội dung thực hiện yêu cầu tiếp cận nhạy cảm đối với bị hại là người dưới 18 tuổi trong thực hiện mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết các vụ án xâm hại tình dụcĐể đáp ứng các yêu cầu về tiếp cận nhạy cảm trong giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em, các cơ quan có thẩm quyền cần phối hợp đồng bộ và tích cực thực hiện các nhiệm vụ sau:

3.1 Thứ nhất, cần xây dựng các nguyên tắc phối kết hợp

Trong đó, để phù hợp với Công ước quốc tế về Quyền trẻ em và các nguyên tắc của BLHS, BLTTHS cũng như Luật Trẻ em, cần quy định các nguyên tắc trong việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm các yêu cầu sau trong quá trình giải quyết vụ việc, vụ án. Một là, việc phối hợp phải bảo đảm trong mọi quyết định và hành vi tố tụng luôn vì lợi ích tốt nhất của người bị hại dưới 18 tuổi, trong đó đặc biệt là ưu tiên sự an toàn và sức khỏe của người dưới 18 tuổi hơn cả kết quả của hoạt động tố tụng. Hai là, việc phối hợp phải đảm bảo người bị hại dưới 18 tuổi được tiếp cận các hỗ trợ và can thiệp kịp thời, đồng thời bảo vệ người bị hại khỏi việc bị tái sang chấn tâm lý. Ba là, phải sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu nhất đối với bị hại, hỏi và cân nhắc nguyện vọng của người dưới 18 tuổi trước khi tiến hành bất cứ hoạt động nào.

3.2 Thứ hai, phải luôn chú trọng và tập trung vào cơ chế phối hợp liên ngành

Luôn chú trọng và tập trung vào cơ chế phối hợp liên ngành ngay từ khi phát hiện nguồn tin về tội phạm, trong đó đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm và vai trò của cơ quan thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị hại và dịch vụ y tế. Trong đó, để xử lý hiệu quả vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, ngay từ khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm phải bảo đảm các biện pháp can thiệp bảo vệ trẻ em và đảm bảo tiếp cận kịp thời dịch vụ khám chữa bệnh bổ trợ lẫn nhau và cần được tiến hành song song. Bên cạnh đó, cần quy định trách nhiệm và cơ chế phối hợp rõ ràng giữa các cơ quan nhằm đảm bảo chia sẻ thông tin kịp thời, nhanh chóng thu thập, tránh làm mất mát, hư hỏng dấu vết vật chất. Trong đó, các cơ sở khám chữa bệnh khi tiếp nhận, khám chữa cho bệnh nhân nếu phát hiện bệnh nhân là người dưới 18 tuổi có dấu hiệu bị xâm hại tình dục thì phải điều trị thương tích ngay cho người bị xâm hại, thông báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết theo thẩm quyền. Đồng thời, cần thực hiện một số yêu cầu như kịp thời khám, kiểm tra và ghi xác nhận các dấu vết trên người bị xâm hại; thu giữ, bảo quản các dấu vết, đồ vật có liên quan (dấu vết máu, tinh dịch, quần áo dính máu, lông, tóc, sợi…) hoặc những dấu vết khác có liên quan đến hành vi xâm hại tình dục đúng quy định và bảo đảm giữ bí mật trước khi cơ quan công an đến tiếp nhận vụ việc đồng thời thực hiện phối hợp trong quá trình lấy lời khai người bị xâm hại khi cơ quan Công an đến tiếp nhận, giải quyết. Đối với Cơ quan LĐ-TB&XH, Tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em 111 hoặc các cơ quan tổ chức xã hội khác khi tiếp nhận nguồn tin qua điện thoại về việc người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục thì tiến hành ngay việc hỏi rõ tên tuổi, địa chỉ người bị xâm hại, hướng dẫn người báo tin đưa người bị xâm hại đến cơ sở khám chữa bệnh, đồng thời thông báo cho cơ quan Công an nơi bị hại đang có mặt để giải quyết. Trường hợp người báo tin đưa người bị xâm hại đến trụ sở thì hướng dẫn người báo tin hoặc đưa người bị xâm hại đến cơ sở khám chữa bệnh ngay cũng như thông báo cho Cơ quan Công an gần nhất để giải quyết. Trường hợp cần thiết, phải phối hợp ngay với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai việc hỗ trợ, can thiệp theo quy định của pháp luật về quyền trẻ em như tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế…

3.3 Cần áp dụng ngay các thủ tục nhạy cảm với người dưới 18 tuổi khi phát hiện và ứng phó ban đầu về HVPT

Theo đó, yêu cầu tiếp cận nhạy cảm với người dưới 18 tuổi phải được thực hiện ngay khi hành vi xâm hại tình dục được phát hiện và tiếp nhận ban đầu, bao gồm: Mọi vụ việc xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi được báo tin, tố giác hoặc phát hiện đều phải được giải quyết ngay lập tức. Ưu tiên hàng đầu là phải đưa người dưới 18 tuổi đến một nơi an toàn và xác định nhu cầu khám chữa bệnh ngay hay không, bao gồm cả các giải pháp điều trị tâm lý. Việc thu thập chứng cứ chỉ tiến hành khi các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần của người bị hại được khắc phục. Trong trường hợp bị thương, người dưới 18 tuổi phải được đưa ngay đến cơ sở y tế, hoạt động lấy lời khai và các hoạt động điều tra khác phải đợi cho đến khi người dưới 18 tuổi đã được chăm sóc y tế và điều trị tâm lý cần thiết. Không để xảy ra tình trạng người dưới 18 tuổi phải đi hay ở một mình trong quá trình giải quyết. Để giảm thiểu số lần lấy lời khai, cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác và thực hiện kiểm tra, xác minh sơ bộ không nên đưa ra câu hỏi chi tiết ngay đối với người dưới 18 tuổi. Cần xem xét khả năng thu thập các thông tin chi tiết về hành vi xâm hại tình dục thông qua người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi hoặc người lớn khác đi cùng. Cơ quan giải quyết nguồn tin và đại diện cơ quan LĐ-TB&XH chỉ nên lấy lời khai chi tiết của người dưới 18 tuổi một lần sau khi họ đã hồi phục thể chất và tinh thần.

3.4 Vai trò, trách nhiệm cơ quan LĐ-TB&XH và tăng cường sự phối hợp với CQTHTT trong quá trình thu thập chứng cứ

Nhằm đảm bảo người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục nhận được sự hỗ trợ và bảo vệ mà các em cần, cơ quan điều tra và đại diện cơ quan LĐ-TB&XH cần cùng thực hiện nhằm đảm bảo các can thiệp tố tụng và can thiệp hỗ trợ người hại hại được triển khai theo hướng phối kết hợp và toàn diện. Trong đó, song song với quá trình thu thập chứng cứ của CQĐT, đại diện cơ quan LĐ-TB&XH có trách nhiệm tiến hành đánh giá nguy cơ, xác định nhu cầu của người dưới 18 tuổi, xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp phục hồi cho người dưới 18 tuổi và bố trí cán bộ đã qua đào tạo hỗ trợ người bị hại cùng gia đình trong suốt quá trình tố tụng. Sự phối hợp chặt chẽ này có thể giúp giải quyết vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi một cách toàn diện hơn, đảm bảo công tác điều tra và can thiệp bảo vệ trẻ em được tiến hành song song, bổ trợ cho nhau. Hơn nữa, sự phối hợp này sẽ giảm thiểu nguy cơ sang chấn và căng thẳng tâm lý đối với người dưới 18 tuổi, đảm bảo người dưới 18 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ kịp thời.

Những yêu cầu cụ thể của hoạt động phối hợp này được thể hiện rõ nét thông qua các nội dung như: Điều tra viên và đại diện cơ quan LĐ-TB&XH hoặc cán bộ bảo vệ trẻ em cùng lấy lời khai người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục. Đây là quy trình thực hiện phổ biến tại nhiều quốc gia trên toàn cầu và trong khu vực. Sự hiện diện của đại diện cơ quan LĐ-TB&XH trong quá trình cơ quan công an lấy lời khai người dưới 18 tuổi không chỉ giúp cải thiện chất lượng lời khai, mà còn giúp cán bộ bảo vệ trẻ em không phải yêu cầu người dưới 18 tuổi kể lại câu chuyện của mình trong quá trình đánh giá nguy cơ, xác định nhu cầu của công tác hỗ trợ, can thiệp. Hợp tác giải cứu người bị hại trong tình huống khẩn cấp hoặc trường hợp hành vi xâm hại tình dục vẫn tiếp diễn. Hợp tác đánh giá rủi ro và lập kế hoạch đảm bảo an toàn, từ đó xác định những nhiệm vụ cần thiết nhằm bảo vệ người dưới 18 tuổi không phải chịu thêm tổn hại (Ví dụ: Trao đổi thông tin với CQĐT trong việc đánh giá nhu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn với người bị buộc tội là người thân trong gia đình của bị hại, xem xét khả năng áp dụng tạm lánh cho người bị hại hoặc thực hiện các biện pháp chăm sóc thay thế…). Trao đổi giữa các CQTHTT để thảo luận về tiến độ xử lý vụ án và các nguy cơ về sức khỏe hoặc sự an toàn của người bị hại, hỗ trợ CQTHTT trong việc tìm các phương pháp lấy lời khai phù hợp… Điều này sẽ giúp người dưới 18 tuổi và gia đình cảm thấy luôn được quan tâm, gạt bỏ những lo âu và tích cực tham gia tố tụng.

Mặt khác, theo quy định của pháp luật hiện hành, việc lấy lời khai người bị hại trong trường hợp cần thiết có thể mời đại diện nhà trường (thường là thầy, cô giáo chủ nhiệm hoặc có quan hệ gần gũi). Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu thông báo, yêu cầu đại diện nhà trường tham gia trong mọi vụ án xâm hại tình dục sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến quyền bí mật thông tin riêng tư của người dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục thường có xu hướng cảm thấy ngại hoặc xấu hổ khi phải chia sẻ về hành vi xâm hại tình dục khi có mặt giáo viên của mình. Do đó, chỉ nên phối hợp mời đại diện nhà trường tham gia tố tụng nếu giáo viên là người đầu tiên phát hiện ra hành vi xâm hại tình dục hoặc người dưới 18 tuổi đã chủ động kể về việc bị xâm hại cho giáo viên. Như vậy, việc lựa chọn người đại diện cho bị hại cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng và thảo luận thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền trong từng giai đoạn tố tụng.

3.5 Các CQTHTT cần phối hợp trong việc mời và chỉ định cán bộ hỗ trợ người BH  trong quá trình thu thập chứng cứ

Trong tất cả các vụ án liên quan đến xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, CQTHTT cần có trách nhiệm thông báo với cơ quan LĐ-TB&XH để cử cán bộ bảo vệ trẻ em hoặc cộng tác viên công tác xã hội khác đã được đào tạo để hỗ trợ người bị hại trong suốt quá trình tố tụng. Đây là điều cần thiết để xây dựng các dịch vụ hỗ trợ người bị hại theo hướng chuyên trách, đồng thời cũng là hoạt động nhằm phát huy vai trò của cán bộ bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng có sự tham gia của người dưới 18 tuổi theo quy định của Luật Trẻ em.

Về tiêu chí, người hỗ trợ và đồng hành trong suốt quá trình tố tụng phải là người đã qua đào tạo bài bản về chuyên môn. Trường hợp các địa phương không đủ điều kiện để mời cán bộ công bảo vệ trẻ em theo tiêu chuẩn thì có thể lựa chọn mời giáo viên hoặc đại diện Hội Phụ nữ , Đoàn Thanh niên… để đảm nhận vai trò này. Về nhiệm vụ, những người này có trách nhiệm đồng hành và hỗ trợ tinh thần cho người dưới 18 tuổi trong suốt quá trình tố tụng nhằm giảm nhẹ sang chấn, căng thẳng; phối hợp cùng CQTHTT giải thích một cách đơn giản cho người dưới 18 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi về quyền và trách nhiệm khi tham gia tố tụng; đóng vai trò cầu nối giữa người bị hại và CQTHTT, thường xuyên cập nhật với người bị hại và người đại diện theo pháp luật về tiến độ xử lý vụ án; cập nhật cho CQTHTT về tình hình sức khỏe và an toàn của người bị hại, đồng thời tham mưu cho CQTHTT các biện pháp đặc biệt cần thiết để hỗ trợ người dưới 18 tuổi để việc lấy lời khai hiệu quả hơn; hỗ trợ người dưới 18 tuổi trước khi tham gia phiên tòa như sắp xếp cho người dưới 18 tuổi đến làm quen với phòng xét xử; kết thúc xét xử có trách nhiệm giải thích một cách dễ hiểu nội dung bản án đồng thời đảm bảo người dưới 18 tuổi nhận được những hỗ trợ cần thiết để tái hòa nhập cộng đồng.

3.6 Phải đặc biệt lưu ý về tiếp cận nhạy cảm trong việc điều trị y tế và giám định pháp y

Bởi lẽ, đây là quá trình có khả năng mang lại nỗi sợ hãi, xấu hổ, ức chế và dễ bị lạm dụng đối với người dưới 18 tuổi vừa bị xâm hại tình dục. Do đó, việc giám định pháp y chỉ được tiến hành chỉ khi có căn cứ trên cơ thể có nghi ngờ tồn tại dấu vết của hành vi xâm hại tình dục và phải bảo đảm tính khả thi của việc thu thập chứng cứ (không nên áp dụng đối với các nguồn tin về hành vi đã diễn ra lâu ngày hoặc không áp dụng khám các bộ phận không liên quan tới hành vi xâm hại). Bên cạnh đó, việc tiến hành và mức độ của việc kiểm tra dấu vết cũng phải cân nhắc tới nguyện vọng của người bị xâm hại trên cơ sở trong mọi trường hợp, sức khỏe tâm thần của người dưới 18 tuổi và nhu cầu bảo vệ người dưới 18 tuổi khỏi việc tiếp tục bị tổn thương được ưu tiên hơn so với nhu cầu thu thập chứng cứ. Trường hợp cần thiết, hoạt động giám định pháp y phải được tiến hành càng sớm càng tốt để tránh làm mất, hư hỏng các dấu vết, tránh gây đau đớn cho người bị hại. Mặt khác, quá trình giám định cần bảo đảm sự có mặt của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác và phải thực hiện theo nguyện vọng mà người dưới 18 tuổi đã lựa chọn muốn có mặt cùng.

3.7 Phải bảo đảm mức độ nhạy cảm khi lấy lời khai người BH dưới 18 tuổi và các HĐ thu thập chứng cứ khác

Yêu cầu này cần được thực hiện xuyên suốt các giai đoạn tố tụng và cần được hỏi ý kiến của người bị xâm hại trước khi tiến hành. Quá trình lấy lời khai nên có sự tham gia của cả người tiến hành tố tụng, cha mẹ và đại diện cơ quan LĐ-TB&XH hoặc các thành phần khác có khả năng hỗ trợ ổn định tâm lý cho người dưới 18 tuổi. Hoạt động lấy lời khai của người bị hại cần được ghi âm hoặc ghi hình để tránh phải thực hiện nhiều lần trong thời gian tiếp theo. Ngoài ra, khi lấy lời khai, không nên để người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục phải chỉ vào bộ phận cơ thể của mình hay mô tả chi tiết các hành vi phạm tội. Vì vậy, giải pháp khả thi mà các cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng là dùng lời tự thuật của người dưới 18 tuổi khi xác định bằng cách quan sát sơ đồ, hình vẽ cơ thể người.

Đối với biện pháp thực nghiệm điều tra, CQTHTT cần chú ý trao đổi, thống nhất để chỉ lựa chọn áp dụng trong trường hợp đặc biệt, kể cả trường hợp sử dụng mô hình người bị hại. Bởi lẽ, việc quan sát lại diễn biến hành vi phạm tội hoặc diễn lại hành vi bị xâm hại tình dục có thể gây sang chấn lớn tới nạn nhân. Đối với biện pháp đối chất, ngoài việc tuân thủ quy định của BLTTHS cũng chỉ nên áp dụng nếu bảo đảm bị hại không phải tiếp xúc trực diện với người bị buộc tội. Đối với biện pháp dẫn giải, nếu bị hại hoặc gia đình không đồng ý thực hiện giám định, các CQTHTT cần thống nhất, phối hợp với các cơ quan chăm sóc, bảo vệ trẻ em, đại diện nhà trường, người thân thích gần gũi khác kiên trì giải thích, thuyết phục và chỉ tiến hành trong những trường hợp đặc biệt mà nếu không có biện pháp này thì không giải quyết được vụ việc.

3.8 Tăng cường phối hợp trong bảo vệ sự an toàn và giữ bí mật thông tin cho người dưới 18 tuổi bị XHTD

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhiệm vụ này chủ yếu thuộc về CQĐT; tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả cao nhất, CQĐT cần phối hợp với cơ quan LĐ-TB&XH và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác để bảo vệ người bị xâm hại tình dục khỏi nguy cơ tiếp tục bị xâm hại, đe dọa, hoặc trả thù. Trong đó, khi ra quyết định áp dụng các biện pháp phòng ngừa hành vi xâm hại tình dục có thể tiếp tục diễn ra, cần quan tâm trước tiên tới an toàn và sức khỏe của người dưới 18 tuổi. Trường hợp còn có lo ngại về sự an toàn của người dưới 18 tuổi hoặc nguy cơ bị đe dọa, các CQTHTT cần xem xét để lựa chọn các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Mặt khác, các CQTHTT cũng cần tham khảo ý kiến của cơ quan LĐ-TB&XH để cùng nhau tiến hành đánh giá rủi ro và lập kế hoạch đảm bảo an toàn cho người bị hại. Trường hợp người phạm tội là người trong gia đình, cần cân nhắc nếu đủ điều kiện thì ưu tiên áp dụng biện pháp tách người đó ra khỏi gia đình, cộng đồng hoặc có sự quản chế các đối tượng này thay vì đưa người bị hại rời khỏi nơi ở. Bên cạnh đó, trước khi áp dụng các biện pháp phòng ngừa, cần hỏi ý kiến và nghiên cứu kỹ mong muốn người dưới 18 tuổi nếu nhận thức của họ đủ để phân tích các vấn đề đang đặt ra, đồng thời hỏi ý kiến của người đại diện hợp pháp về các lo ngại liên quan tới sự an toàn của bị hại và gia đình. Hơn nữa, các CQTHTT cần thông báo ngay cho người dưới 18 tuổi, người đại diện hợp pháp của họ và đại diện cơ quan LĐ-TB&XH được cử để hỗ trợ người bị hại về tất cả các thủ tục tố tụng có nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn cũng như bảo đảm sự chủ động của bản thân hoặc gia đình họ (đặc biệt là khi thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với người bị buộc tội theo hướng không còn áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam). Về phía cơ quan LĐ-TB&XH hoặc cán bộ hỗ trợ người bị hại được chỉ định, cần nhanh chóng thông báo cho CQTHTT về những thay đổi hoàn cảnh có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của người dưới 18 tuổi như có sự thay đổi nơi cư trú, đối tượng xâm hại cố tình tìm cách liên lạc hoặc gây áp lực đối với người dưới 18 tuổi hoặc gia đình của họ.

Như vậy, đối với việc phối hợp để bảo vệ quyền riêng tư của người dưới 18 tuổi, có thể thấy với nhiều người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, lo ngại về sự kỳ thị và phân biệt đối xử từ cộng đồng thường là rào cản trong việc khai báo, họ thường ngại tiếp xúc với mọi người và nếu hoạt động này diễn ra nhiều có thể làm suy yếu khả năng hồi phục cả về sức khỏe thể chất và tâm thần. Do đó, quá trình phối hợp cần có các biện pháp đặc biệt để đảm bảo quyền riêng tư của người bị hại. Các thông tin về quá trình giải quyết chỉ được chia sẻ cho đúng đối tượng, đây phải là những người đã tham gia tố tụng theo quyết định của CQTHTT, không có xung đột lợi ích với người dưới 18 tuổi và có vai trò rõ ràng trong quá trình tố tụng. Quá trình tố tụng cũng cần hạn chế tối đa phạm vi những người khác tham gia để tránh ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý và giữ được bí mật đời tư của người dưới 18 tuổi.

Bên cạnh đó, các thủ tục tố tụng phải được thực hiện một cách kín đáo, trường hợp lấy lời khai hay thực hiện các biện pháp thu thập chứng cứ tại nhà hoặc nơi học tập, sinh hoạt của người dưới 18 tuổi thì người tiến hành tố tụng nên mặc thường phục để tránh gây chú ý. Hồ sơ vụ án phải bảo đảm bí mật, bảo quản an toàn theo quy định và phải thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn mọi hành vi phổ biến công khai danh tính của người dưới 18 tuổi thông qua các phương tiện truyền thông, bao gồm cả việc yêu cầu các cơ quan thông tin và truyền thông gỡ các bài báo và thông tin trên các trang web và phương tiện truyền thông xã hội tiết lộ danh tính của người dưới 18 tuổi. Trong quá trình tố tụng để bảo vệ quyền riêng tư hoặc sự an toàn của người dưới 18 tuổi, các CQTHTT có thể xóa thông tin địa chỉ, trường học và thông tin nhận dạng khác của người dưới 18 tuổi trên bất kỳ tài liệu nào được cung cấp cho người bị buộc tội và người đại diện của người bị buộc tội. Đối với các tài liệu thu thập chứng cứ được ghi âm, ghi hình có âm thanh, cần hạn chế tối đa việc sao chụp của người bị buộc tội và người bào chữa của họ, trường hợp này có thể chỉ cho phép quan sát trực tiếp tại trụ sở CQTHTT. Người bào chữa khi được tiếp xúc, nghiên cứu với các tài liệu trong hồ sơ vụ án có liên quan đến người đang được áp dụng các biện pháp bảo vệ phải cam kết giữ bí mật bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết đó. Các CQTHTT phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan, tổ chức xử lý theo thẩm quyền đối với người cố tình phát tán, đưa thông tin làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của bị hại dưới 18 tuổi.

Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật  – Công ty luật LVN Group