Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi:  1900.0191

Cơ sở pháp lý: 

– Nghị định 28/2018/NĐ-CP

– Thông tư 33/2019/TT-BCT

– Thông tư 25/2021/TT-BCT sửa đổi Thông tư 33/2019/TT-BCT

1. Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là gì?

Điều 18 Nghị định 28/2018 quy định: Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là Chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nhằm thực hiện xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia.

Nội dung chương trình này bao gồm:

a) Xây dựng Mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển theo từng thời kỳ;

b) Xây dựng hệ thống tiêu chí, biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam;

c) Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí Thương hiệu quốc gia Việt Nam;

d) Hỗ trợ xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong nước và nước ngoài;

đ) Thông tin, truyền thông cho Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam ở trong nước và nước ngoài;

e) Các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Điều 3 Nghị định này.

Quyền lợi của doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

a) Được phép sử dụng biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy chế quản lý và sử dụng biểu trưng của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;

b) Được tham gia xây dựng chiến lược, Chương trình hành động cụ thể của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;

c) Được hỗ trợ kinh phí khi tham gia các hoạt động thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;

d) Được ưu tiên tham gia các hoạt động thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại và các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam có liên quan;

đ) Được tiếp cận cơ sở dữ liệu thông tin thị trường, sản phẩm và ngành hàng của Chương trình, trừ thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh hoặc thông tin mật theo quy định của pháp luật;

e) Được các cơ quan nhà nước hỗ trợ pháp lý trong tranh chấp về các biện pháp quản lý ngoại thương của nước ngoài, tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa;

g) Được hưởng chế độ ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế, hải quan và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

a) Tuân thủ các quy định và quy chế của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;

b) Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương liên quan đến việc tuân thủ các quy chế và quy định của Chương trình;

c) Đóng góp các chi phí (nếu có).

2. Tiêu chí đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Điều 6 Thông tư 33/2019/TT-BCT quy định về tiêu chí đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Theo đó:

Tiêu chí đối với sản phẩm đăng ký xét chọn

a) Là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam theo quy định của pháp luật;

b) Sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Tiêu chí đối với doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký xét chọn

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và do tổ chức, cá nhân Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của doanh nghiệp đó.

Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chí về vốn nhưng có sản phẩm tham gia xét chọn thể hiện yếu tố đặc sắc Việt Nam, góp phần nâng cao hình ảnh và giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam thì Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam xem xét, quyết định;

b) Là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ của sản phẩm đăng ký xét chọn;

c) Có thời gian hoạt động tối thiểu từ 02 năm liên tiếp trước năm xét chọn;

d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh, bảo vệ môi trường, lao động, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ về tài chính, thuế và các nghĩa vụ khác đối với ngân sách nhà nước.

3. Tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Điều 7 Thông tư 33/2019/TT-BCT quy định về tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam như sau:

Các tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam bao gồm:

a) Tiêu chí 1: Chất lượng;

b) Tiêu chí 2: Đổi mới sáng tạo;

c) Tiêu chí 3: Năng lực tiên phong.

4. Nguyên tắc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

– Việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được thực hiện theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 1.000. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng chỉ số đánh giá trong tiêu chí quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Tổng điểm quy định để một sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là từ 650 điểm trở lên và điểm mỗi tiêu chí đạt từ 60% trở lên.

5. Phụ lục tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam

>>> Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2021/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2019/TT-BCT

STT

Tiêu chí chấm điểm

Đánh giá tiêu chí

Điểm tối đa

Tổng điểm tối đa của mi Tiêu chí

1

Tiêu chí 1: Chất lượng

 

 

300

1.1

Áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) ISO 9001

Thời gian áp dụng

60

 

1.2

Áp dụng, duy trì hệ thống quản lý tiên tiến (ISO 14001, ISO 22000, ISO 17025, SA 8000, OHSAS 18001, HACCP, GMP, VietGap, Global Gap… hoặc tương đương)

Số lượng, thời gian áp dụng

60

 

1.3

Công bố về chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật

Mức độ đầy đủ của công bố tiêu chuẩn áp dụng/công bố hợp quy/chứng nhận hợp chuẩn/chứng nhận hợp quy của sản phẩm đăng ký

60

 

1.4

Đầu tư duy trì chất lượng sản phẩm

Tỷ lệ đầu tư trên tổng lợi nhuận trước thuế cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành trong kỳ xét chọn trong tối thiểu 2 năm trước kỳ xét chọn

60

 

1.5

Các giải thưởng chất lượng

Số lượng, cấp bậc giải thưởng về chất lượng trong và ngoài nước

60

 

2

Tiêu chí 2: Đổi mới, sáng tạo

 

 

180

2.1

Chính sách khuyến khích đổi mới, sáng tạo

Có chính sách khuyến khích sáng tạo rõ ràng, đầy đủ, có quy trình đánh giá và công nhận kết quả sáng tạo công khai, minh bạch

40

 

2.2

Sáng tạo, sáng kiến mới được áp dụng tại doanh nghiệp trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn

Số lượng sáng kiến và hiệu quả áp dụng sáng kiến, nội dung đánh giá kết quả thu được rõ ràng, cụ thể

20

 

2.3

Tổ chức công tác nghiên cứu và phát triển (R&D)

Có bộ phận R&D, nội dung mô tả vai trò và chức năng đầy đủ, cụ thể và nêu được các kết quả do bộ nhận R&D triển khai thực hiện

20

 

2.4

Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)

Tỷ lệ đầu tư cho hoạt động R&D trên tổng doanh thu cao hơn so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong kỳ xét chọn. Doanh nghiệp có trích lập quỹ khoa học công nghệ. Nêu đầy đủ các hoạt động R&D được áp dụng tại doanh nghiệp trong 2 năm liên tiếp trước năm xét chọn.

20

 

2.5

Tổ chức công tác đào tạo

Nội dung đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, số lượng khóa đào tạo

20

 

2.6

Tài sản trí tuệ của sản phẩm đăng ký xét chọn

Số lượng đối tượng sở hữu trí tuệ của sản phẩm đăng ký xét chọn được bảo hộ

20

 

2.7

Áp dụng công nghệ, giải pháp mới

Chủ động tìm kiếm và áp dụng công nghệ mới, công nghệ sạch an toàn với môi trường; kết quả áp dụng công nghệ mới giúp:

– tăng năng suất, tiết kiệm chi phí

– tăng cường hiệu quả công tác quản lý kiểm tra giám sát

– tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong quy trình phục vụ

– đổi mới chuẩn hóa quy trình

20

 

2.8

Các giải thưởng đổi mới, sáng tạo

Số lượng, cấp bậc giải thưởng trong nước và quốc tế đã đạt được

20

 

3

Tiêu chí 3: Năng lực tiên phong

 

 

520

3.1

Tầm nhìn doanh nghiệp

Nội dung tầm nhìn rõ ràng, súc tích, dễ hiểu và thực tế; đồng thời phần giải thích nội dung tầm nhìn phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

20

 

3.2

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Nội dung rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với 3 nhóm yếu tố: (1) khách hàng, (2) đặc thù của ngành kinh doanh và (3) đặc thù của doanh nghiệp, đồng thời phù hợp với tầm nhìn chiến lược và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

20

 

3.3

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Nội dung rõ ràng, đầy đủ đồng thời phù hợp với tầm nhìn doanh nghiệp và giá trị cốt lõi

20

 

3.4

Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực

Có kế hoạch với mục tiêu cụ thể, nội dung kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đầy đủ; có chính sách trao thưởng, công nhận và đãi ngộ công khai minh bạch

20

 

3.5

Những giải thưởng đạt được của lãnh đạo doanh nghiệp

Số lượng, cấp bậc giải thưởng trong nước và quốc tế đã đạt được

20

 

3.6

Tầm nhìn thương hiệu

Nội dung tầm nhìn rõ ràng, súc tích, dễ hiểu và thực tế; tầm nhìn phù hợp với mục tiêu, chiến lược định vị thương hiệu sản phẩm

20

 

3.7

Lời hứa thương hiệu

Lời hứa thương hiệu rõ ràng, nội dung giải thích rõ ràng cụ thể, thể hiện cam kết khác biệt hóa thương hiệu trong dài hạn, cam kết hướng tới thành công một cách thực tế

20

 

3.8

Định vị thương hiệu

Chiến lược định vị thương hiệu rõ ràng, có tính thuyết phục, phù hợp với phân đoạn thị trường, với lời hứa thương hiệu

20

 

3.9

Bảo vệ thương hiệu

Bảo hộ các tài sản trí tuệ liên quan đến thương hiệu đồng bộ và hiệu quả; sử dụng đầy đủ các công cụ bảo vệ thương hiệu

20

 

3.10

Xây dựng thương hiệu trong nội bộ doanh nghiệp

Nội dung truyền thông rõ ràng, phù hợp với (1) tầm nhìn thương hiệu, (2) lời hứa thương hiệu, (3) thông điệp định vị thương hiệu; sử dụng các công cụ truyền thông

20

 

3.11

Xây dựng thương hiệu bên ngoài doanh nghiệp (Các hoạt động marketing và truyền thông thương hiệu)

Nội dung truyền thông rõ ràng, phù hợp với (1) tầm nhìn thương hiệu, (2) lời hứa thương hiệu, (3) thông điệp định vị thương hiệu; có hoạt động tiếp thị và truyền thông phù hợp; có căn cứ để lựa chọn phương tiện tiếp thị và truyền thông; có phương pháp đo lường hiệu quả của các hoạt động tiếp thị và truyền thông

30

 

3.12

Khả năng nhận biết của thương hiệu trên thị trường

Nhận biết của người tiêu dùng trên thị trường đối với thương hiệu

100

 

3.13

Xếp hạng tín dụng

Theo bảng xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước

100

 

3.14

Đánh giá tài chính

Doanh số của sản phẩm đăng ký xét chọn

20

 

Tốc độ tăng trưởng doanh số của sản phẩm đăng ký xét chọn

10

 

Nợ phải trả trên tổng tài sản

10

 

Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

10

 

Nợ phải trả dài hạn trên vốn chủ sở hữu

10

 

Tổng lợi nhuận sau thuế trên Doanh thu

10

 

Tổng lợi nhuận sau thuế trên Tổng Tài sản

10

 

Tổng lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

10

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group