Trong hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng, ngoài việc tuân theo những quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, cơ quan THADS và chấp hành viên cần áp dụng những nghiệp vụ khác nhau để nâng cao hiệu quả đối với từng loại án tín dụng ngân hàng. Vì vậy, việc phân loại thi hành án tín dụng…
1. Khái quát chung
Trong hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng, ngoài việc tuân theo những quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, cơ quan THADS và chấp hành viên cần áp dụng những nghiệp vụ khác nhau để nâng cao hiệu quả đối với từng loại án tín dụng ngân hàng. Vì vậy, việc phân loại thi hành án tín dụng ngân hàng mang ý nghĩa quan trọng.
+ Căn cứ vào chủ thể người phải thi hành án, thi hành án tín dụng ngân hàng chia làm hai loại: thi hành án tín dụng đối với cá nhân, hộ gia đình và thi hành án tín dụng đối với tổ chức có đăng ký kinh doanh. Việc thi hành án đối với chủ thể là các tổ chức có đăng ký kinh doanh thường phức tạp hơn, đặc biệt là việc xác minh tài sản, điều kiện thi hành án. Những tổ chức là pháp nhân như công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh đều có cấu trúc vốn và thành viên khác nhau, chấp hành viên không thể tự xác minh các nguồn tài chính và trách nhiệm pháp lý thông qua phần vốn góp, cần đến sự tư vấn của các chuyên gia.
+ Căn cứ vào yếu tố đảm bảo của các khoản nợ, thi hành án tín dụng ngân hàng chia làm hai loại: Thi hành án tín dụng ngân hàng có tài sản đảm bảo và thi hành án tín dụng ngân hàng không có tài sản đảm bảo. Khi giải quyết việc thi hành án tín dụng ngân hàng có tài sản đảm bảo, chấp hành viên xử lý tài sản đảm bảo trước, nếu khoản tiền thu hồi được từ việc xử lý tài sản đảm bảo không đủ để thanh toán nợ cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng, chấp hành viên tiếp tục xác minh các tài sản khác của người phải thi hành án. Việc xác định được tài sản đảm bảo của người phải thi hành án sẽ tiết kiệm thời gian xác minh điều kiện thi hành án so với trường hợp không có tài sản đảm bảo.
+ Căn cứ vào chủ thể bên được thi hành án, thi hành án tín dụng ngân hàng gồm loại hai loại: Thi hành án tín dụng ngân hàng cho ngân hàng tư nhân và thi hành án tín dụng ngân hàng cho ngân hàng có sở hữu vốn nhà nước. Những ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước gồm: Agribank, Vietcombank, Viettinbank, BIDV, CB, Ocean bank, GP bank. Hoạt động tín dụng tại các ngân hàng này chủ yếu là tín dụng doanh nghiệp với những khoản vay lớn, dài hạn, tài sản đảm bảo cho những khoản vay thường là các dự án, dây chuyền sản xuất kinh doanh hoặc những bất động sản có giá trị lớn. Việc thi hành án đòi hỏi nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo quyền lợi của các ngân hàng. Việc kéo dài thời gian thi hành án có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
+ Căn cứ vào yếu tố nước ngoài, thi hành án tín dụng ngân hàng chia làm hai loại: Thi hành án tín dụng ngân hàng có yếu tố nước ngoài và thi hành án tín dụng ngân hàng không có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài thường được thể hiện qua chủ thể là người nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài, tài sản ở nước ngoài. Thi hành án tín dụng ngân hàng có yếu tố nước ngoài khá phức tạp do việc xác minh địa chỉ, tài sản cũng như nơi đến của người phải thi hành án tại nước ngoài, việc thông báo thi hành án hoặc ủy thác tư pháp…đều mất thời gian và khó thực hiện.
2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động thi hành án tín dụng
Thi hành án tín dụng ngân hàng là một trong những hoạt động quan trọng của công tác thi hành án dân sự. Mặc dù số lượng việc thi hành án tín dụng ngân hàng không lớn nhưng giá trị việc lại rất lớn và khó thi hành. Vì thế, hiệu quả hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng không chỉ là thước đo thực hiện pháp luật nghiêm minh, công bằng mà là cơ sở, căn cứ đánh giá kết quả thực hiện quản lý nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự; góp phần giảm nợ xấu của các tổ chức tín dụng, ngân hàng, từ đó giúp lưu thông dòng vốn trong nền kinh tế. Từ những vai trò quan trọng trên, cần phải có những tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng. Tiêu chí đánh giá hiệu quả bao gồm tiêu chí tỷ lệ thi hành về việc và giá trị; tiêu chí tiến độ thi hành án.[33]
2.1 Tỷ lệ thi hành về việc và giá trị.
Tiêu chí đánh giá về việc và giá trị tiền là tiêu chí cơ bản và quan trọng nhất của hoạt động thi hành dân sự nói chung và đặc biệt là thi hành án tín dụng ngân hàng vì xét cho cùng, hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng chính là hoạt động của cơ quan THADS có thẩm quyền nhằm giúp các tổ chức tín dụng, ngân hàng thu hồi các khoản nợ trong những tranh chấp hợp đồng tín dụng mà đã được giải quyết bằng quyết định, bản án của tóa án và phán quyết của trọng tài thương mại. Tỷ lệ thi hành về việc và giá trị tiền càng cao thể hiện việc thu hồi triệt để những khoản nợ trên cũng như đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
2.2 Tiến độ giải quyết việc thi hành án.
Trình tự, thủ tục giải quyết việc thi hành án đã được quy định cụ thể trong những văn bản pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, hoạt động thi hành án dân sự là một hoạt động phức tạp và đòi hỏi áp dụng pháp luật linh hoạt, đặc biệt đối với những vụ việc liên quan đến những khoản vay có tài sản đảm bảo. Trên thực tế, hầu hết các vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng đều là những khoản vay có tài sản đảm bảo. Vì vậy, giai đoạn thi hành án không đơn thuần chỉ là xác minh điều kiện, khả năng thanh toán khoản nợ mà còn phải xử lý tài sản đảm bảo khi đương sự vi phạm nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng. Từ những thực tế trên, có thể thấy thời gian để chấp hành viên giải quyết một vụ việc tín dụng ngân hàng thường kéo dài và trải qua nhiều giai đoạn. Việc thi hành án có hiệu quả đòi hỏi chấp hành viên giải quyết đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng vẫn đảm bảo về thời hạn thi hành án; giải quyết nhanh chóng, dứt điểm, hạn chế tình trạng tồn đọng qua nhiều năm.
3. Phân loại thi hành án tín dụng ngân hàng
Trong hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng, ngoài việc tuân theo những quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, cơ quan THADS và chấp hành viên cần áp dụng những nghiệp vụ khác nhau để nâng cao hiệu quả đối với từng loại án tín dụng ngân hàng. Vì vậy, việc phân loại thi hành án tín dụng ngân hàng mang ý nghĩa quan trọng.
+ Căn cứ vào chủ thể người phải thi hành án, thi hành án tín dụng ngân hàng chia làm hai loại: thi hành án tín dụng đối với cá nhân, hộ gia đình và thi hành án tín dụng đối với tổ chức có đăng ký kinh doanh. Việc thi hành án đối với chủ thể là các tổ chức có đăng ký kinh doanh thường phức tạp hơn, đặc biệt là việc xác minh tài sản, điều kiện thi hành án. Những tổ chức là pháp nhân như công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh đều có cấu trúc vốn và thành viên khác nhau, chấp hành viên không thể tự xác minh các nguồn tài chính và trách nhiệm pháp lý thông qua phần vốn góp, cần đến sự tư vấn của các chuyên gia.
+ Căn cứ vào yếu tố đảm bảo của các khoản nợ, thi hành án tín dụng ngân hàng chia làm hai loại: Thi hành án tín dụng ngân hàng có tài sản đảm bảo và thi hành án tín dụng ngân hàng không có tài sản đảm bảo. Khi giải quyết việc thi hành án tín dụng ngân hàng có tài sản đảm bảo, chấp hành viên xử lý tài sản đảm bảo trước, nếu khoản tiền thu hồi được từ việc xử lý tài sản đảm bảo không đủ để thanh toán nợ cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng, chấp hành viên tiếp tục xác minh các tài sản khác của người phải thi hành án. Việc xác định được tài sản đảm bảo của người phải thi hành án sẽ tiết kiệm thời gian xác minh điều kiện thi hành án so với trường hợp không có tài sản đảm bảo.
+ Căn cứ vào chủ thể bên được thi hành án, thi hành án tín dụng ngân hàng gồm loại hai loại: Thi hành án tín dụng ngân hàng cho ngân hàng tư nhân và thi hành án tín dụng ngân hàng cho ngân hàng có sở hữu vốn nhà nước. Những ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước gồm: Agribank, Vietcombank, Viettinbank, BIDV, CB, Ocean bank, GP bank. Hoạt động tín dụng tại các ngân hàng này chủ yếu là tín dụng doanh nghiệp với những khoản vay lớn, dài hạn, tài sản đảm bảo cho những khoản vay thường là các dự án, dây chuyền sản xuất kinh doanh hoặc những bất động sản có giá trị lớn. Việc thi hành án đòi hỏi nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo quyền lợi của các ngân hàng. Việc kéo dài thời gian thi hành án có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
+ Căn cứ vào yếu tố nước ngoài, thi hành án tín dụng ngân hàng chia làm hai loại: Thi hành án tín dụng ngân hàng có yếu tố nước ngoài và thi hành án tín dụng ngân hàng không có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài thường được thể hiện qua chủ thể là người nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài, tài sản ở nước ngoài. Thi hành án tín dụng ngân hàng có yếu tố nước ngoài khá phức tạp do việc xác minh địa chỉ, tài sản cũng như nơi đến của người phải thi hành án tại nước ngoài, việc thông báo thi hành án hoặc ủy thác tư pháp…đều mất thời gian và khó thực hiện.
4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động thi hành án tín dụng
Thi hành án tín dụng ngân hàng là một trong những hoạt động quan trọng của công tác thi hành án dân sự. Mặc dù số lượng việc thi hành án tín dụng ngân hàng không lớn nhưng giá trị việc lại rất lớn và khó thi hành. Vì thế, hiệu quả hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng không chỉ là thước đo thực hiện pháp luật nghiêm minh, công bằng mà là cơ sở, căn cứ đánh giá kết quả thực hiện quản lý nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự; góp phần giảm nợ xấu của các tổ chức tín dụng, ngân hàng, từ đó giúp lưu thông dòng vốn trong nền kinh tế. Từ những vai trò quan trọng trên, cần phải có những tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng. Tiêu chí đánh giá hiệu quả bao gồm tiêu chí tỷ lệ thi hành về việc và giá trị; tiêu chí tiến độ thi hành án.[33]
4.1 Tỷ lệ thi hành về việc và giá trị.
Tiêu chí đánh giá về việc và giá trị tiền là tiêu chí cơ bản và quan trọng nhất của hoạt động thi hành dân sự nói chung và đặc biệt là thi hành án tín dụng ngân hàng vì xét cho cùng, hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng chính là hoạt động của cơ quan THADS có thẩm quyền nhằm giúp các tổ chức tín dụng, ngân hàng thu hồi các khoản nợ trong những tranh chấp hợp đồng tín dụng mà đã được giải quyết bằng quyết định, bản án của tóa án và phán quyết của trọng tài thương mại. Tỷ lệ thi hành về việc và giá trị tiền càng cao thể hiện việc thu hồi triệt để những khoản nợ trên cũng như đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
4.2 Tiến độ giải quyết việc thi hành án.
Trình tự, thủ tục giải quyết việc thi hành án đã được quy định cụ thể trong những văn bản pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, hoạt động thi hành án dân sự là một hoạt động phức tạp và đòi hỏi áp dụng pháp luật linh hoạt, đặc biệt đối với những vụ việc liên quan đến những khoản vay có tài sản đảm bảo. Trên thực tế, hầu hết các vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng đều là những khoản vay có tài sản đảm bảo. Vì vậy, giai đoạn thi hành án không đơn thuần chỉ là xác minh điều kiện, khả năng thanh toán khoản nợ mà còn phải xử lý tài sản đảm bảo khi đương sự vi phạm nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng. Từ những thực tế trên, có thể thấy thời gian để chấp hành viên giải quyết một vụ việc tín dụng ngân hàng thường kéo dài và trải qua nhiều giai đoạn. Việc thi hành án có hiệu quả đòi hỏi chấp hành viên giải quyết đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng vẫn đảm bảo về thời hạn thi hành án; giải quyết nhanh chóng, dứt điểm, hạn chế tình trạng tồn đọng qua nhiều năm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty Luật LVN Group