1. Khái niệm về xây dựng và công trình xây dựng
Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc công trình, nhà ở. Hoạt động xây dựng khác với hoạt động sản xuất ở chỗ sản xuất tạo một lượng lớn sản phẩm với những chi tiết giống nhau, còn xây dựng nhắm tới những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt.
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.
2. Tiêu chí phân cấp công trình xây dựng
Ngày 30/6/2021 Bộ Xây Dựng đã ban hành Thông tư số 06/2021/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.
Theo đó, cấp công trình quy định tại Thông tư này được xác định theo các tiêu chí sau:
– Mức độ quan trọng, quy mô công suất: Áp dụng cho từng công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo các loại công trình quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
– Quy mô kết cấu: Áp dụng cho từng công trình độc lập thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo các loại kết cấu quy định tại Phụ lục II Thông tư này.
Cấp công trình của một công trình độc lập là cấp cao nhất được xác định theo Phụ lục I và Phụ lục II Thông tư này. Trường hợp công trình độc lập không quy định trong Phụ lục I Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo quy định tại Phụ lục II Thông tư này và ngược lại.
Cấp công trình của một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục được xác định như sau:
– Trường hợp tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục có quy định trong Phụ lục I Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo Phụ lục I Thông tư này;
– Trường hợp tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục không quy định trong Phụ lục I Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo cấp của công trình chính (thuộc tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ) có cấp cao nhất. Cấp của công trình chính xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Cấp công trình của công trình hiện hữu được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp xác định như sau:
– Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp làm thay đổi các tiêu chí xác định cấp công trình quy định tại khoản 1 Điều này thì cấp công trình của công trình sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp được xác định theo quy định tại Điều này;
– Trường hợp khác với quy định tại điểm a khoản này thì cấp công trình của công trình trước và sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp không thay đổi.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2021 và thay thế các Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng và Thông tư số 07/2019/TT-BXD ngày 07 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD.
3. Mục đích, ý nghĩa phân loại cấp công trình xây dựng
Phân bậc, phân nhóm hay phân cấp công trình thể hiện tầm quan trọng về kinh tế, xã hội của công trình và mức độ an toàn cho người và tài sản trong suốt thời gian vận hành, khai thác sử dụng công trình. Việc phân loại cấp công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng bao gồm các hoạt động sau:
- Quản lý phân hạng năng lực của chủ thể giam gia xây dựng như: công trình cấp 4 có hay không cần chứng chỉ năng lực hành nghề, công trình cấp 1 cần chứng chỉ năng lực gì…
- Yêu cầu về cấp công trình sẽ phải lập chỉ dẫn kỹ thuật và số bước thiết kế như: công trình cấp 1, 2 thiết kế mấy bước, tiêu chuẩn xây dựng công trình dân dụng…
- Xác định trách nhiệm thẩm định thiết kế, nghiệm thu của các cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Quản lý chi phí đầu tư và hợp đồng xây dựng
- Xác định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
- Quy định về thời hạn bảo hành và quản lý công tác bảo trì công trình xây dựng;
- Quy định về phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng
4. Phân loại công trình xây dựng.
Theo quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng công trình xây dựng sẽ được phân cấp và phân loại trên cơ sở công năng sử dụng của công trình và sẽ được phân loại theo những loại sau:
+) Đầu tiên là công trình dân dụng, trong đó sẽ bao gồm nhiều công trình được gom thành nhóm công trình dân dụng như công trình nhà ở bao gồm cả nhà ở riêng lẻ và nhà ở chung cư và gồm cả các công trình công cộng như xây dựng trường, trạm, nhà công cộng, công trình thương nghiệp, công trình khách sạn, nhà nghỉ hay nhà nhằm mục đích phục vụ giao thông, thông tin liên lạc, ngoài ra những công trình như nhà ga, bến xe cũng thuộc công trình dân dụng, các công trình trạm thu phát sóng, truyền hình, truyên thanh hay công trình thể thao.
+) Công trình xây dựng còn có loại công trình công nghiệp nó bao gồm những hạng mục công trình khai thác dầu khí, khai thác than hay công trình khai thác quặng, công trình công nghiệp điện tử, công trình dành cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp xây dựng, sản xuất, công trình phục vụ công nghệ điện tử – tin hoc, năng lượng, công trình phục vụ thực phẩm, công trình chứa vật liệu nổ, công trình sản xuất, công trình sử dụng mục đích luyện kim.
+) Ngoài ra trong công trình xây dựng còn có loại công trình giao thông gồm những hạng mục như công trình sân bay, bến bãi, công trình cầu, công trình đường sắt, đường bộ, đường thủy.
+) Loại công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm công trình thủy lợi như công trình hồ nước, công trình đập, trạm bơm nước, công trình đường ống dẫn nước, mương, công trình kênh rạch, công trình chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản và các công trình nông nghiệp khác.
+) Bên cạnh đó còn có loại công trình hạ tầng, kỹ thuật nó bao gồm những công trình như sau công trình dùng để xử lý nước thải, dùng cấp nước, thoát nước, xây dựng công trình bãi chữa, bãi dùng để chôn, lấp xử lý rác thải công trình có công năng chiếu sáng đô thị.
+) Loại công trình xây dựng quốc phòng, an ninh đó là những công trình được thực hiện trên cơ sở nguồn vốn của Bộ công an hay là Bộ quốc phòng, công trình nhằm mục đích phục vụ an ninh, quốc phòng.
Đối với những công trình mà chưa xác đinh hay chưa có trong các quy định thì Bộ xây dựng sẽ cùng với Bộ quản lý về công trình xây dựng tiến hành dựa trên công năng sử dụng và những tiêu chí của loại công trình đưa ra để xác định công trình đó thuộc loại công trình gì trong các nhóm công trình theo quy định.
5. Phân cấp công trình xây dựng.
Việc Phân cấp công trình xây dựng sẽ được căn cứ trên cơ sở loại kết cấu công trình, quy mô công trình cũng như tầm quan trọng của công trình để áp dụng trong hoạt động quản lý hoạt động đầu tư như:
Phân hạng năng lực và công bố thông tin năng lực của chủ thể hoạt đông xây dựng công trình hay yêu cầu về công trình cần lập chỉ dẫn kỹ thuật và xác định bước thiết kế xây dựng công trình, ngoài ra còn phân định trách nhiệm để thực hiện việc thiết kế xây dựng và thực hiện công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công công trình cơ quan chuyên môn về xây dựng.
Bên cạnh đó việc phân cấp công trình xây dựng còn nhằm xác định và quản lý được những chi phí dùng cho đầu tư xây dựng công trình đó, cũng như dùng để xác định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, cũng như xác định về bảo hành, bảo trì công trình, ngoài ra còn một số vấn đề có liên quan khác.
Không chỉ vậy việc phân cấp công trình còn để nhằm mục đích để thiết kế công trình xây dựng, tiêu chuẩn về kỹ thuật để chính xác và mang lại hiệu quả công trình cao.
+) Nguyên tắc để xác định cấp công trình theo Thông tuư 03/2016TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng có quy định về nguyên tắc phân cấp công trình như sau:
Khị thực hiện phân cấp công trình phải có các tiêu chí đưa ra để xác định công trình đó thuộc loại nào và được phân cấp thì quy định ra sao, cấp cao nhất là cấp công trình độc lập và trong một dự án đầu tư xây dựng có thể có một hay nhiều công trình độc lập hoặc cũng có thể có dây chuyền công nghệ chính, tổ hợp luôn công trình chính có quan hệ hỗ trợ nhau tạo nên công năng cũng như quy mô của công trình xây dựng
Công trình xây dựng được phân cấp như sau:
Công trình dân dụng thuộc công trình giáo dục cấp đại học, trung cấp, cao đẳng nếu có số lượng sinh viên toàn trường trên 8000 sinh viên sẽ được phân vào công trình thuộc cấp một, 5000 đến 8000 sinh viên sẽ phân vào cấp hai và dưới 5000 sinh viên thuộc cấp ba.
– Công trình thể thao sân thi đấu được phân vào cấp đặc biệt nếu khán đài có sức chứa trên bốn mươi nghìn chỗ ngồi, cấp một nếu có sức chứa hai mươi nghìn đến bốn mươi nghìn chỗ ngồi, cấp hai sẽ có sức chứa năm nghìn đến hai mươi nghìn chỗ ngồi.
– Công trình văn hóa là bảo tàng, thư viện, triển xác định dựa trên tầm quan trọng cấp một thuộc tầm quan trọng quốc gia, cấp hai thuộc tầm quan trọng tỉnh ngành, công trình còn lại thuộc cấp ba.
– Công trình dân dụng là nhà ga sẽ được phân cấp dựa trên số lượt hành khách từ mười triệu lượt khách trên năm thuộc công trình xây dựng cấp một, dưới mười triệu lượt khách sẽ thuộc công trình cấp hai và một số công trình dân dụng khác sẽ được phân cấp theo quy định pháp luật
Tùy theo loại công trình công nghiệp sẽ được phân cấp như sau đối với công trình sản xuất vật liệu xây dụng là sản xuất xi măng nếu công suất sản xuất một triệu tấn trên năm sẽ thuộc xếp hạng công trình cấp một.
– Công trình công nghiệp thuộc công trình luyện kim và cơ khí chế tạo nhà máy luyện kim màu thuộc công trình cấp một nếu có sản lượng 0,5 triệu tấn thành phẩm trên năm, 0,1 đến 05 triệu tấn trên năm sẽ được phân cấp thuộc công trình cấp hai, dưới 01 triệu tấn thành phẩm trên năm thuộc công trình cấp ba.
– Công trình công nghiệp khai thác mỏ, chế biến khoáng sản đối với mỏ than hầm lò nếu có sản lượng trên một triệu tấn trên năm sẽ được phân cấp thuộc loại công trình cấp một, sản lượng từ 0,3 đến 1 triệu tấn than trê năm sẽ được phân cấp là công trình cấp hai, dưới 0,3 triệu tấn trên năm sẽ thuộc phân cấp ba.
Công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc công trình cấp nước sẽ được phân cấp như sau đối với công trình nhà máy nước, công trình lọc nước sạch nếu có công suất trên ba mươi nghìn mét khối trên ngày đêm sẽ được phân cấp công trình cấp một, từ mười đến ba mươi nghìn mét khối trên ngày đêm sẽ được phân cấp công trình cấp hai, dưới mười mét khối sẽ thuộc công trình cấp ba.
Công trình giao thông thuộc công trình đường bộ cao tốc được phân cấp nếu tốc độ thiết kế trên 100km/h thì được phân cấp vào công trình đặc biệt, từ 80 đến 100k/h được phân cấp là công trình cấp một, thiết kế công trình từ 60 đến 80 km/h thuộc công trình cấp ba.
Như vậy việc phân cấp công trình xây dựng sẽ được căn cứ dựa theo loại công trình, công năng của công trình chứ không theo một tiêu chí cụ thể và đưa ra một mức chung để phân cấp. Do đó khi xác đinh phân cấp công trình chủ thể cần dựa trên loại công trình đó là công trình gì, chức năng, quy mô của công trình để xác định.