1. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
– Cơ sở pháp lý: Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Theo đó, về nguyên tắc trong Bộ luật dân sự năm 2015, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định chung tại khoản 3 Điều 584 bao gồm chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản, trong đó sẽ bao gồm cả người chiếm hữu có căn cứ pháp luật khác. Do đó, khi Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực, việc xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng như chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp sẽ có cơ sở pháp lý rõ ràng, bảo đảm việc áp dụng thống nhất trên thực tế.
Nếu thuộc trường hợp tại khoản 2 “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”thì lúc này người là chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây thiệt hại.
Trân trọng!
2. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
Trong giới luật học đang tồn tại 2 quan điểm về xác định chủ thể phải bồi thường khi tài sản gây ra thiệt hại
Quan điểm thứ nhất, dựa trên lý thuyết về quyền sở hữu: Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại thuộc về chủ sở hữu của tài sản đó.
Quan điểm thứ hai, dựa trên lý thuyết về trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại gắn liền với nghĩa vụ trông coi, quản lý, sử dụng tài sản. Vì trước khi tài sản gây ra thiệt hại, thì luôn phải có một người đang chịu trách nhiệm về tài sản. Sẽ là công bằng nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người đang chịu trách nhiệm quản lý, trông coi hay sử dụng tài sản.
Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản gây thiệt hại như sau:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
=> Vậy trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này về trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Trân trọng!
3. Căn cứ vào loại tài sản gây thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra bao gồm những loại sau:
a. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do động vật gây ra
Hiện nay, khi động vật gây thiệt hại, tùy từng trường hợp mà việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng theo các quy định khác nhau. Theo đó, nếu động vật gây thiệt hại được xác định là thú dữ, thì việc bồi thường thiệt hại được giải quyết theo quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu động vật gây thiệt hại là súc vật thì áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Nếu động vật gây thiệt hại là các loại khác như bò sát, côn trùng, gia cầm,… thì việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại sẽ theo một trong hai hướng:
+ Áp dụng tương tự pháp luật;
+ Áp dụng các nguyên tắc chung về thực hiện quyền sở hữu.
Tuy nhiên, khi Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực pháp luật, vấn đề bồi thường thiệt hại do động vật khác gây ra sẽ được giải quyết trên cơ sở chung thống nhất tại khoản 3 Điều 584. Chương 2 của cuốn sách này sẽ đi vào phân tích cụ thể các quy định có liên quan đến động vật gây thiệt hại.
b. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Cây côi thông thường là những tài sản gắn liền với đất và là những loại tài sản bất động, tức là không thể tự di chuyển về mặt cơ học nếu không có sự tác động của con người.
Điều đó cho thấy, cây cối gây thiệt hại khi đang ở trạng thái đứng yên nên phạm vi tác động về mặt không gian của cây cối hẹp hơn so với các loại tài sản khác. Việc quan lý cây cối không có nhiều tác động đến hoạt động gây thiệt hại của chúng. Bởi vì, hoạt động quản lý cây cối chỉ là trông coi, trông giữ, kiểm tra tình trạng của cây cối… (chủ yếu là quan sát) mà không phải là nắm giữ, cất giữ, dịch chuyển vị trí này đến vị trí khác (tức là không tác động vào cây cối). Nếu chủ thể có lỗi không quản lý tốt cây cối, dẫn đến tình trạng cây cối gây thiệt hại thì hành vi quản lý bị coi là có lỗi ở đây chỉ tồn tại dưới dạng “không thực hiện” (không cắt rễ, tỉa cành, không chặt hạ cây nguy hiểm…). Nếu việc quản lý cây cối tồn tại dưới dạng một hành động (phát rễ, tỉa cành, chặt hạ cây nguy hiểm…) mà gây thiệt hại thì đó là hành vi gây thiệt hại mà không phải là tài sản gây thiệt hại.
c. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Nhà cửa, công trình xây dựng là những loại bất động sản theo quy định trong Bộ luật Dân sự. Đó là loại “tài sản ở một chỗ, không dời được”.
Do đó, nhà cửa, công trình xây dựng cũng chỉ gây thiệt hại tại vị trí mà nó được tạo ra, tức là phạm vi gây thiệt hại về mặt không gian cũng hẹp hơn các loại tài sản khác. Việc quản lý nhà cửa, công trình xây dựng khác cũng chỉ tồn tại dưới dạng hành vi quan sát, theo dõi là chủ yếu và cũng không tác động tới hoạt động gây thiệt hại của nhà cửa, công trình xây dựng. Nếu chủ thể bị coi là vi phạm nghĩa vụ quản lý nhà cửa, công trình xây dựng khi thiệt hại xảy ra thì sự vi phạm đó chỉ tồn tại dưới dạng không theo dõi, không phá bỏ, không tháo dỡ,… Khi hoạt động phá hủy, tháo dỡ nhà cửa, công trình xây dựng mà gây thiệt hại thì đó là thiệt hại do hành vi gây ra mà không phải do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra. Một vấn đề khác liên quan cũng cần phải đề cập đó là trường hợp công trình xây dựng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ (nhà máy công nghiệp đang hoạt động) gây thiệt hại thì cơ chế giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại sẽ áp dụng theo quy định về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, chứ không áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.
d. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các tài sản khác gây ra
Bộ luật dân sự trước đây chỉ quy định bốn trường hợp cụ thể về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra bao gồm: bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; do súc vật gây ra; do cây cối gây ra và do nhà cửa; công trình xây dựng khác gây ra. Điều này dẫn đến những bất cập trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do những loại tài sản khác (không thuộc bốn trường hợp cụ thể) gây ra, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Điều này được khắc phục khi Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành. Trong Bộ luật dân sự năm 2015, ngoài quy định bốn trường hợp cụ thể về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, Bộ luật này còn đưa ra quy định chung về việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hạido tài sản gây ra tại khoản 3 Điều 584. Mặc dù có thể khắc phục được phần nào những hạn chế của bộ luật trước đây, song những quy định này vẫn còn tồn tại những vấn đề cần phải được tiếp tục hoàn thiện. Những phân tích cụ thể và quan điểm hoàn thiện sẽ được tác giả trình bày cụ thể trong các chương sau của cuốn sách này.
Thông qua cách phân loại này, tác giả muốn chỉ ra sự khác biệt liên quan đến đặc điểm pháp lý, cơ chế hoạt động gây thiệt hại, những trường hợp loại trừ trách nhiệm,… khi các loại tài sản khác nhau gây thiệt hại. Tuy nhiên, trong phần phân loại này, tác giả chỉ điểm quan một vài nét cơ bản liên quan đến hoạt động gây thiệt hại cũng như vấn đề bồi thường. Những nội dung này sẽ được phân tích, đánh giá một cách chi tiết trong nội dung chương 2 cuốn sách này.
4. Căn cứ mức độ nguy hiểm của tài sản
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra bao gồm:
a. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; và
b. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các nguồn nguy hiểm khác gây ra.
Thực tế, mỗi loại tài sản đều tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho con người cũng như môi trường xung quanh. Tuy nhiên, có những loại tài sản tiềm ẩn nguy cơ ở mức độ cao, nhưng cũng có những loại tài sản tiềm ẩn nguy cơ ở mức độ thấp hơn. Việc phân loại mức độ nguy hiểm cao hay thấp của một loại tài sản dựa vào đặc tính của từng loại tài sản đó. Theo đó, “nguồn nguy hiểm cao độ là những vật mà do đặc tính của nó nên trong quá trình chiếm hữu, khai thác, quản lý, vận chuyển chúng luôn chứa đựng tiềm ẩn những nguy hiểm khách quan, dễ xảy ra những thiệt hại ở mức độ lớn cho những người xung quanh”.
Theo khoản 1 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ liệt kê những loại tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ, mà không đưa ra khái niệm mang tính khái quát về nguồn nguy hiểm cao độ. Dựa vào những liệt kê này có thể thấy tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ có thể là động vật (thú dữ), có thể là công trình xây dựng (nhà máy công nghiệp đang hoạt động), hoặc các loại tài sản khác (phương tiện cơ giới vận tải,…). Do đó, khi động vật, công trình xây dựng hoặc các loại tài sản khác thỏa mãn điều kiện của nguồn nguy hiểm cao độ, thì sẽ áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra để giải quyết khi các loại tài sản đó gây thiệt hại. Các loại tài sản khác cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra thiệt hại nhưng không ở mức độ cao thì sẽ không xếp vào nguồn nguy hiểm cao độ, và khi các loại tài sản này gây thiệt hại sẽ áp dụng các quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra (do động vật gây ra, do cây cối gây ra,…) chứ không áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
5. Căn cứ nguồn gốc phát sinh
Khi căn cứ vào tiêu chí này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra được chia ra thành hai loại như sau:
a. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại xuất phát từ sự vi phạm quy định về quản lý tài sản;
b. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại xuất phát từ nguyên tắc chịu rủi ro do tài sản mang lại.
Về cơ bản, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra xuất phát từ sự vi phạm quy định về quản lý tài sản hay từ nguyên tắc chịu rủi ro do tài sản mang lại đã được tác giả phân tích ở phần trước.
Việc phân biệt này giúp chúng ta có thể xây dựng được nguyên tắc xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Theo đó, nếu cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra là sự vi phạm quy định về quản lý tài sản, thì việc xác định người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại căn cứ vào việc ai là người chịu trách nhiệm quản lý tài sản tại thời điểm tài sản gây thiệt hại. Nếu cơ sở của Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra xuất phát từ nguyên tắc chịu rủi ro do tài sản mang lại, thì việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được căn cứ vào việc xác định ai là người được hưởng các lợi ích trực tiếp từ tài sản. Tuy nhiên, việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường này cũng chỉ được áp dụng nếu không có thoả thuận giữa chủ sở hữu tài sản với các chủ thể khác.
Trân trọng!