1. Tìm hiểu về y sĩ và công việc của y sĩ

1.1 Y sĩ là ai?

Y sĩ là công việc thuộc lĩnh vực y khoa thường làm việc trong các phòng khám hay cơ sở y tế đa khoa. Đây là một công việc rất quen thuộc đối với tất cả mọi người. Họ chính là những người trực tiếp hỗ trợ các y bác sĩ trong công việc, giúp trật tự, nề nếp của phòng khám, cơ sở y tế.

Dựa theo nhu cầu cũng như xu hướng nghề nghiệp, hiện tại Y sĩ được phân thành 2 cấp độ:

– Y sĩ chưa được cấp phép hành nghề: Đối với nhóm Y sĩ này thì bắt buộc thì họ buộc phải làm việc dưới sự phân công cũng như giám sát của bác sĩ, y tá, điều dưỡng. Nhiệm vụ chính của họ cũng sẽ chỉ dừng lại ở cấp độ đơn giản không liên quan nhiều đến nghiệp vụ như công việc hành chính (làm hồ sơ xuất nhập viện cho bệnh nhân, gọi điện thoại, lên cuộc hẹn, thăm hỏi tình hình sức khỏe bệnh nhân,…).

– Y sĩ đã đăng ký hành nghề: Đối với nhóm Y sĩ này, họ sẽ có nhiệm vụ chuyên nghiệp hơn, thiên về chuyên môn lâm sàng (đo chỉ số sinh tồn, tiến hành các tiểu phẫu, thực hiện quá trình lấy máu bệnh nhân cho các xét nghiệm trong một số trường hợp,…) Trong nhiều trường hợp, những Y sĩ này sẽ được phép thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán điện tâm đồ cho bệnh nhân.

1.2 Mô tả công việc của y sĩ

Y sĩ là một công việc không mới mẻ gì đối với tất cả mọi người, tuy nhiên không phải ai cũng biết cụ thể những công việc mà y sĩ cần làm, được phép làm. Vậy những công việc mà một y sĩ có thể làm là gì? Những y sĩ không chỉ có nhiệm vụ thực hiện những công việc hành chính trong phòng khám, trung tâm y tế, mà học còn cần làm những nhiệm vụ sau:

Công việc của y sĩ:

  • Công việc văn phòng: đây là nghiệp vụ mà bất kì nhân viên y tế nào sau khi tốt nghiệp cũng đã trang bị đầy đủ. Những công việc văn phòng như: xếp lịch hẹn cho bệnh nhân, lưu trữ thông tin, tiếp đón bệnh nhân, làm báo cáo y khoa, …
  • Công việc lâm sàng: Đây là những việc dành cho những y sĩ đã có chứng nhận hành nghề. Công việc chủ yếu là hỗ trợ các bác sĩ, điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ lâm sàng.
  • Công việc Bệnh viện: những công việc lâm sàng cùng những nhiệm vụ chuyên môn khác
  • Công việc chuyên môn: Bao gồm những công việc đặc trưng mà y sĩ cần làm.

2. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của y sĩ hiện nay

Pháp luật hiện nay quy định 6 tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của y sĩ hiện nay là:

– Tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

– Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.

– Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.

– Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

– Tôn trọng quyền của người bệnh.

– Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.

Do tính chất công việc đặc biệt nên ngành y sĩ có những yêu cầu rất riêng về đạp đức nghề nghiệp để đảm bảo y nghĩa tốt đẹp của người lương y.

3. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của y sĩ hiện nay

3.1 Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp của y sĩ

Chức danh y sĩ:

a) Y sĩ hạng IV                                                   Mã số: V.08.03.07

3.2 Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của Y sĩ (hạng IV) – Mã số: V.08.03.07          

Nhiệm vụ:

a) Tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình;

b) Tham gia sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm y tế và quản lý sức khỏe cộng đồng khu vực phụ trách;

c) Xây dựng kế hoạch hoạt động và lựa chọn chương trình ưu tiên về chuyên môn y tế trong phạm vi phụ trách;

d) Xây dựng tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, có kế hoạch quản lý các nguồn thuốc; xây dựng phát triển thuốc nam, kết hợp ứng dụng y học dân tộc trong phòng và chữa bệnh;

đ) Phát hiện và báo cáo kịp thời bệnh dịch, ổ dịch, tác nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ gây dịch, bệnh đối với sức khỏe cộng đồng;

e) Tham gia tổ chức phòng chống dịch, bệnh, biện pháp ngăn ngừa nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng;

g) Quản lý các chỉ số sức khỏe, quản lý thai, quản lý bệnh nhân mãn tính theo chỉ định của bác sĩ tại cộng đồng và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật;

h) Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên y tế thôn, bản, cộng tác viên y tế/dân số tại cộng đồng;

i) Tham mưu cho chính quyền xã, phường, thị trấn và cấp có thẩm quyền trong việc quản lý, thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và tổ chức thực hiện những nội dung chuyên môn thuộc chương trình trọng điểm về y tế tại địa phương.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp y sĩ trình độ trung cấp;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc sức khỏe, nâng cao sức khỏe nhân dân;

b) Xác định các triệu chứng bệnh lý thông thường và yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng;

c) Phát hiện, can thiệp và dự phòng các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng;

d) Có kỹ năng tổ chức thực hiện và theo dõi các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và quản lý sức khỏe, quản lý bệnh nghề nghiệp;

đ) Có kỹ năng tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế;

e) Có kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ.

4. Cách xếp lương và bảng lương của y sĩ hiện nay

4.1 Cách xếp lương của y sĩ

Việc xếp lương của y sĩ được quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BN, cụ thể như sau:

1. Các chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:

….

d) Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

2. Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định tại Khoản 1 Điều này đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch bác sĩ, y sĩ theo quy định tại Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện như sau:

Viên chức đủ điều kiện bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A đã xếp ngạch bác sĩ (mã số 16.118), bậc 4, hệ số lương 3,33 kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. Nay đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh bác sĩ y học dự phòng (hạng III) mã số V.08.02.06 thì xếp bậc 4, hệ số lương 3,33 của chức danh bác sĩ y học dự phòng (hạng III) kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.

3. Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức là bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng được thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng quy định tại Thông tư liên tịch này và thực hiện xếp lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

4.2 Bảng lương đối với chức danh y sĩ

Chức danh y sĩ gồm y sĩ hạng IV: Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 – 4,06.

Hệ số lương Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12
1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.06
Mức lương 2.771 3.069 3.367 3.665 3.963 4.261 4.559 4.857 5.155 5.453 5.751 6.049
 

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.