LỜI GIỚI THIỆU
Bồi thường thiệt hại bao gồm bồi thường thiệt hại về vật chất và bồi thường thiệt hại về tinh thần được phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh được nhữngtranh chấp xảy ra thì mọi cá nhân, tổ chức phải nắm vững và thực hiện đúng đắn nội dung quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại. Vì vậy, việc nâng cao hiểu biết pháp luật về lĩnh vực này là một vấn đề rất cần thiết.
Nhằm đáp ứng được yêu cầu đó, Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật – Bộ Tư pháp biên soạn cuốn sách: “Hỏi đáp pháp luật về bồi thường thiệt hại”. Cuốn sách được trình bày dưới hình thức hỏi đáp với nội dung ngắn gọn, hấp dẫn, thể hiện những nội dung cơ bản về pháp luật bồi thường thiệt hại.
Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu pháp luật thiết thực đối với cán bộ tư pháp, các hoà giải viên, tuyên truyền viên và người dân ở cơ sở.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc!
Hà Nội, tháng 8/2006
VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT –
BỘ TƯ PHÁP
(Tham khảo nội dung tư vấn: Mức bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông gây chết người )
PHẦN I
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ
Câu 1: Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được pháp luật quy định như thế nào?
Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có điều kiện sau:
– Có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức.
+ Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi thường, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thunhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ.
+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
+ Thiệt hại do bị tổn thất về tinh thần. Bộ luật Dân sự quy định: Toà án có thể buộc người xâm hại “bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân thích gần gũi của nạn nhân“.
Những quy định này chỉ định hướng nhưng chưa có tính định lượng trong việc bồi thường thiệt hại. Bởi vậy, Toà án là người phải xác định trong trường hợp nào được bồi thường, bồi thường bao nhiêu, bồi thường cho ai…
Ví dụ: Thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản. Đây là những thiệt hại vật chất của người bị thiệt hại.
– Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm phạm” đến các quyền đó. Bởi vậy, Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm. Việc “xâm phạm” mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư…
– Có lỗi của người gây thiệt hại.
Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của ngườicó hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ýhay vô ý.
Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức và làmchủ được hành vi của mình sẽ không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó.
Tuy nhiên, có trường hợp người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ýmà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ hoặc thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, thì không phải bồi thường.
– Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên tắc của thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự dưới dạng: “Người nào… xâm phạm… mà gây thiệt hại…thì phải bồi thường”. Ở đây chúng ta có thể thấy hành vi đó.
Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó cần phải xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quanmột cách thận trọng, khách quan và toàn diện. Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người gây thiệt hại.
Câu 2: Bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự được giải quyết trên những nguyên tắc nào?
Trả lời:
Điều 605 Bộ luật Dân sự quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
– Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Câu 3: Năng lực bồi thường thiệt hại được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Người gây ra thiệt hại có thể là bất cứ chủ thể nào: cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước… Nhưng việc bồi thường thiệt hại phải do người khác có “khả năng” bồi thường và chính họ phải tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, mặc dùhành vi gây ra thiệt hại có thể không do chính họ thực hiện. Bộ luật Dân sự quy địnhvề năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân (Điều 606 Bộ luật Dân sự) mà không quy định về năng lực bồi thường của các chủ thể khác. Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự, Bộ luật Dân sự quy định năng lực hành vi, tình trạng tài sản và khả năng bồi thường của cá nhân cụ thể như sau:
– Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi đầy đủ phải tự bồi thường;
– Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự.
Người từ 15 tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình;
– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hội không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Câu 4. A làm nghề lái xe ôm. Một hôm, A cho B là người hàng xóm mượn xe để về quê, từ quê lên, do uống rược say nên B đã lao xe vào gốc cây bên đường khiến xe bị hư hỏng rất nặng. Xe hỏng khiến A không thể chở khách được, thu nhập của A bị giảm sút. Vậy khi A có yêu cầu thì B có phải bồi thường thiệt hại cho A không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 608 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
– Tài sản bị mất;
– Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Như vậy, đối chiếu theo quy định trên thì B phải bồi thường thiệt hại cho A vì B mượn tài sản của A, gây hư hỏng làm ảnh hưởng đến việc khai thác lợi ích từ tài sản đó của A, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của gia đình A. Mức bồi thường thiệt hại do hai bên thoả thuận trên cơ sở chi phí sửa chữa chiếc xe.
Câu 5: Người gây thiệt hại cho người khác về sức khoẻ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại những chi phí gì?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người gây thiệt hại cho sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại cho người đó những chi phísau:
– Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
– Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Câu 6. Vừa qua, tôi có đọc một số bài báo viết về việc xét xử các vụ án dân sự, trong đó báo có đề cập đến việc tòa án xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm hại.
Tôi xin hỏi, theo quy định của pháp luật thì thiệt hại do tính mạng bị xâm hại được xác định như thế nào? Mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu?
Trả lời:
Việc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định tại Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2005. Cụ thể là:
– Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
– Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định nêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được thừa hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định.
Hiện nay, mức lương tối thiểu được quy định tại Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ về điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, theo đó từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 mức lương tối thiểu chung là 350.000 đồng/tháng. Như vậy, mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần nếu các bên không thỏa thuận được là không quá 21.000.000 đồng (hai mốt triệu đồng).
Câu 7. Vừa qua, tôi có dự phiên tòa xét xử lưu động tổ chức tại trụ sở Uỷ ban nhân dân phường. Khi tuyên án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã đọc bản án, trong đó có phần liên quan đến bồi thường thiệt hại của cá nhân do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
Tôi xin hỏi thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm những loại thiệt hại nào ? Mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu ?
Trả lời:
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau.
– Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
– Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi: 1900.0191
Câu 8. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm được Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như thế nào ?
Trả lời:
Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2005, cụ thể là:
– Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến khi chết.
– Trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng trong thời hạn sau đây:
+ Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
+ Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
Câu 9. Một người có hành vi chống trả người đang xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà gây thiệt hại thì được pháp luật hình sự và pháp luật dân sự quy định như thế nào?
Trả lời:
Trong thực tế, có nhiều trường hợp một người, do phải chống trả một người khác đang có hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà gây thiệt hại cho người có hành vi xâm hại. Đây là những trường hợp phòng vệ- tuỳ theo sự tương xứng tính chất, mức độ của sự xâm hại với thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm hịa để xác định là phòng vệ chính đáng hay phòng vệ vượt quá giới hạn chính đáng.
Trong luật hình sự, phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc củangười khác mà chống trả lại một cách tương xứng người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Người có hành vi phòng vệ chính đáng không bị coi là tội phạm. Chỉ khi hành vi chống trả rõ ràng là quámức cần thiết thì người có hành vi đó mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết là hành vi không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Đây là trường hợp do đánh giá sai tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại mà người phòng vệ đã lựa chọn phương tiện hoặc phương pháp gây ra thiệt hạilà quá mức cần thiết cho người xâm hại, trong khi không cần thiết phải gây thiệt hại như vậy.
Trong luật dân sự, nguyên tắc bồi thường thiệt hại cũng được xác định dựa trên yếu tố “phòng vệ chính đáng” hay “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng“. Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Câu 10. T do uống rượu say xỉn, không tự chủ được hành vi đã quậy phá làm vỡ nhiều đồ đạc có giá trị của anh H.Khi T tỉnh rượu, anh H yêu cầu T phải bồi thường. T không chịu vì cho rằng, do say chứ T không cố ý phá phách, gây thiệt hại cho anh H. Xin hỏi, trong trường hợp này T có phải bồi thường cho anh H không ?
Trả lời:
Mặc dù không cố ý nhưng hành vi của T quậy phá, gây ra thiệt hại cho anh H là hành vi vi phạm pháp luật và T phải chịu trách nhiệm, phải bồi thường thiệt hại cho anh H( người bị thiệt hại).
Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp do dùng chất kích thích gây ra được quy định tại Điều 615 Bộ Luật Dân sự năm 2005 như sau: Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
Do vậy, T phải bồi thường thiệt hại cho anh H.
Câu 11. N và nhóm bạn của mình rủ nhau ra sông thi bơi, lặn đã vô ý làm tấm lưới quây cá nhà bà T bị hở, do đó một số cá nhà bà T nuôi đã bơi ra ngoài. Vậy Bộ luật dân sự quy định việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp này như thế nào?
Trả lời:
Điều 616 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
Như vậy, N và nhóm bạn của mình đều có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Ttương ứng với mức độ lỗi của mỗi người. Nếu không xác định được mức độ lỗi của mỗi người thì từng người phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
Câu 12. Do ông B quên không đóng cửa vườn dưa nên con bò nhà anh D đã vào vườn và làm hư hại một phần vườn dưa nhà ông B. Ông B yêu cầu anh D phải bồi thường thiệt hại do con bò gây ra, nhưng anh D không đồng ý vì cho rằng do lỗi của ông B không đóng cửa vườn. Trong trường hợp này, việc bồi thường thiệt hại được xác định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 617 Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi thì khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
Trong trường hợp trên, ông B tuy là người bị thiệt hại nhưng thiệt hại đó một phần do lỗi của ông vì ông quên không đóng cửa vườn, nên ông phải chịu một phần trách nhiệm đối với thiệt hại xảy ra. Còn anh D cũng có lỗi do đã không trông coi bò để bò phá vườn dưa, anh cũng phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại xảy ra và phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.
Câu 13. Trường hợp người của pháp nhân trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao gây thiệthại cho người khác thì pháp nhân hay người gây thiệt hại phải bồi thường ?
Trả lời:
Pháp nhân là một tổ chức được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Pháp nhân có thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế…
Theo quy định tại Điều 618 Bộ luật dân sự năm 2005, trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao thì pháp nhân phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả cho mình một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Câu 14. Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho người khác thì xử lý thế nào. Ai là người phải bồi thường đối với các thiệt hại đã xảy ra.
Trả lời :
Điều 619 Bộ luật dân sự năm 2005về bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra như sau :
Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ.
Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm yêu cầu cán bộ, công chức phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu cán bộ, công chức có lỗi trong khi thi hành công vụ .
Khoản 5, Điều 39 Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 được sửa đổi, bổ sung năm 2003 quy định:
Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào các quy định trên khi cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho người khác thì cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ. Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Câu 15. Cơ quan điều tra huyện A đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can M về tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 135 Bộ luật hình sự năm 1999 và ra lệnh tạm giam M để điều tra. Lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát nhân dân huyện A phê chuẩn. Nhưng sau qua trình điều tra, Viện kiểm sát nhân dân huyện A ra quyết định huỷ bỏ lệnh tạm giam vì M không thực hiện hành vi phạm tội. M có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Hỏi trường hợp của M có được bồi thường thiệt hại không ? Nếu có thì cơ quan nào có trách nhiệm bồi thường ?
Trả lời :
Điều 620 Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, quy định :
Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng.
Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu người có thẩm quyền có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ.
Điểm 1.2 mục 1 phần I Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT – VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP-BQP-BTC ngày 25/3/2004 giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Toà án nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ quốc phòng, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 thì trường hợp của anh M thuộc diện các trường hợp được bồi thường thiệt hại. Anh M có quyền làm đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Điều 10 Nghị quyết số 388/2003/NQ –UBTVQH, cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định như sau :
– Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã ra quyết định khởi tố bị can có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì người bị khởi tố không thực hiện hành vi phạm tội.
– Cơ quan đã ra lệnh tạm giữ, tạm giam có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp việc tạm giữ bị huỷ bỏ vì người bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật hoặc việc tạm giam bị huỷ bỏ vì người bị tạm giam không thực hiện hành vi phạm tội ; nếu việc tạm giữ, tạm giam có phê chuẩn của Viện kiểm sát, thì Viện kiểm sát đã phê chuẩn phải bồi thường.
Như vậy, theo các quyết định nêu trên, thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này là Viện kiểm sát nhân dân huyện A, nơi có quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam của Trưởng công an huyện A.
Câu 16. Cháu tôi 9 tuổi được đi cắm trại tại công viên do nhà trường tổ chức, do nghịch ngợm, cháu cùng một số bạn đã dẫm nát hai luống hoa, cây cảnh mới trồng. Ban quản lý công viên yêu cầu nhà trường phải đền bù thiệt hại. Nhà trường cho rằng bố, mẹ các cháu đã gây thiệt hại là người phải bồi thường. Bố mẹ các cháu cho rằng vụ việc xảy ra trong thời gian nhà trường quản lý nên trường có trách nhiệm bồi thường. Xin hỏi trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai?
Trả lời:
Điều 621 Bộ luật dân sự quy định về bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý như sau:
Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
Trong trường hợp quy định nêu trên, nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.
Căn cứ quy định tại Điều 621 thì thiệt hại do các cháu gây ra trong thời gian thuộc sự quản lý của nhà trường, do đó nhà trường có trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại xảy ra.
Câu 17. Ông A, chủ nhà hàng ăn uống, tôi có thuê một người trông giữ xe cho khách, do bất cẩn người đó đã làm mất một chiếc xe máy của khách. Người khách bị mất xe đòi tôi bồi thường. Theo quy định của pháp luật, ông A hay người trông giữ xe phải bồi thường?
Trả lời:
Điều 622 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp này, trước hết, ông A có trách nhiệm bồi thường cho người bị hại vì thiệt hại do người làm công gây ra trong khi thực hiện công việc được giao. Sau đó, ông A có quyền yêu cầu người trông giữ xe hoàn trả toàn bộ hay một phần tiền theo quy định của pháp luật.
Câu 18. Nguồn nguy hiểm cao độ là gì? Pháp luật quy định như thế nào về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?
Trả lời:
Điều 623 Bộ luật dân sự quy định về nguồn nguy hiểm cao độ như sau:
– Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
– Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
– Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Câu 19. Pháp luật quy định như thế nào về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường?
Trả lời:
Theo quy định tại Ðiều 624 Bộ luật dân sự, thì cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi.
Theo Điều 133Luật bảo vệ môi trường,việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được quy định như sau:
– Tự thoả thuận của các bên;
– Yêu cầu Trọng tài giải quyết;
– Khởi kiện tại Toà án.
Việc tính toán chi phí thiệt hại về môi trường được quy định như sau:
– Tính toán chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường;
– Tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường;
– Tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại;
– Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan;
Tuỳ điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp quy định kể trên để tính toán chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.
Câu 20:Nhà ôngA và nhà ông B là hai nhà liền kề. Vườn xoài nhà ông A có một số cành xoài trùm lên phần mái nhà của ông B gây vỡ nhiều mảng ngói của nhà ông B. Vậy ông B có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại hay không?
Trả lời:
Ông A có quyền sử dụng đất theo đúng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật. Mảnh vườn đó thuộc quyền sử dụng của ông A. Vấn đề ông A trồng cây gì là thuộc quyền của ông A, miễn là không phải cây mà pháp luật cấm trồng, hoặc việc trồng đó ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, và có nguy cơ phương hại đến các công trình liền kề. Trong trường hợp này, ông A phải dự liệu tới việc tán lá phủ sang nhà liền kề, và do đó phải đểra một khoảng cách thích hợp giữa cây mình trồng với nhà của ông B. Ở đây, ông A đã không làm điều đó, mà để hậu quả xảy ra đối với nhà ông B. Vậy ông B có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.
Theo quy định của Bộ luật dân sự cụ thể tại Điều 626 quy định, chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gãy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.
Câu 21: Pháp luật quy định như thế nào về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra?
Trả lời:
Điều 627 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định, chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dưng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.
Câu 22. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 628Bộ luật dân sự quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể như sau:
-Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.
-Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
-Người xâm phạm thi thể phải bồi thường một khoản tiền theo quy định nêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Ví dụ: Nguyễn Văn A phải bồi thường thiệt hại cho Nguyễn Văn B về hành vi xâm phạm thi thể, nhưng giữa A và B không thoả thuận được khoản tiền này. Do vậy, Nguyễn Văn A phải bồi thường thiệt hại cho Nguyễn Văn B theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
Theo quy định hiện nay của pháp luật về tiền lương, thì mức lương tối thiểu là 350.000đồng/ 1tháng x 30 tháng = 10.500.000đồng
Như vậy, Nguyễn Văn A phải bồi thường thiệt hại cho Nguyễn Văn B là 10.500.000đồng.
Câu 23. Tôi có mua một chiếc máy bơm nước của Hàn Quốc tại một đại lý gần nhà với thời hạn bảo hành là 24 tháng, gia đình tôi đưa vào sử dụng được hai tháng thì máy bơm hỏng, theo địa chỉ ghi trên phiếu bảo hành, tôi đem chiếc máy bơm nước ra trạm bảo hành của hãng, thì nhân viên của hãng nói là tôi đã mua phải chiếc máy bơm giả của Trung Quốc và không bảo hành cho tôi. Vậy xin hỏi theo quy định của pháp luật trong trường hợp này tôi có được bồi thường không?
Trả lời:
Điều 630 của Bộ luật dân sự quy định về việc bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng như sau: cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hoá mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.
Đối chiếu với các quy định của pháp luật, thì cửa hàng bán máy bơm nước có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại vì đã đã có hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hoá gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Mức bồi thường sẽ do hai bên thoả thuận. Trong trường hợp không thoả thuận được, người có yêu cầu được bồi thường thiệt hại có thể yêu cầu Toà án giải quyết.
PHẦN II: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG
Câu 24. Anh Nguyễn Văn H được Doanh nghiệp A tuyển vào học nghề may với cam kết làm việc cho doanh nghiệp này ít nhất là 3 năm sau khi được đào tạo. Tuy nhiên, sau khi làm việc ở Doanh nghiệp A được 1 năm, anh H đã xin nghỉ việc để chuyển sang làm việc cho doanh nghiệp khác. Do đó, Doanh nghiệp A đã yêu cầu anh H bồi thường chi phí dạy nghề. Yêu cầu của Doanh nghiệp A có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?
Trả lời:
Trong trường hợp này, Doanh nghiệp A yêu cầu anh H bồi thường chi phí dạy nghề là hoàn toàn có cơ sở pháp lý. Khi được tuyển vào học nghề, anh A đã cam kết sẽ làm việc cho doanh nghiệp ít nhất là 3 năm. Sau 1 năm, anh A đã nghỉ việc, như vậy đã không làm đúng cam kết.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 24 của Bộ luật Lao động thì người học nghề sau khi học xong, nếu không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường chi phí dạy nghề.
Chi phí này bao gồm các khoản chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho người học. Mức bồi thường do doanh nghiệp được thoả thuận trước và ghi rõ trong hợp đồng học nghề .
Câu 25. Người lao động không phải bồi thường chi phí dạy nghề cho người sử dụng lao động trong những trường hợp nào?
Trả lời:
Theo quy định của khoản 4 Điều 24 Bộ luật Lao động và khoản3, khoản 5Điều 32Nghị định số 02/NĐ-CP ngày 09/01/2001 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề thì người lao động không phải bồi thường chi phí dạy nghề cho người sử dụng lao động trong trường hợp hợp đồng học nghề chấm dứt trước thời hạn vì lý do bất khả kháng sau đây:
– Người học nghề là nữ, trong quá trình thực hiện hợp đồng học nghề mà có thai, nếu có giấy chứng nhận của y tế cấp huyện trở lên về việc thực hiện hợp đồng học nghề sẽ bị ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thì khi chấm dứt hợp đồng học nghề không phải bồi thường phí dạy nghề, sau thời gian nghỉ thai sản, nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện, thì được tiếp tục theo học.
– Sau 3 tháng kể từ lúc kết thúc học nghề mà doanh nghiệp, hợp tác xã không giao kết hợp đồng lao động với người học nghề, thì người đó có quyền giao kết hợp đồng lao động với người khác và không phải bồi thường phí dạy nghề.
Câu 26. Do sử dụng dây chuyền theo công nghệ mới trong sản xuất nên phân xưởng nơi chị K làm việc dôi dư một số lao động, trong đó có chị K. Chủ doanh nghiệp không thể sắp xếp chỗ làm mới cho chị K nên chị phải nghỉ việc. Trong trường hợp này, chị K có được bồi thường thiệt hại hay không?
Trả lời:
Nếu chị K đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên thì trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi công nghệ sản xuất, chị K bị mất việc làm và chủ doanh nghiệp không thể sắp xếp cho chị công việc mới thì chị K được nhận trợ cấp mất việc làm.
Mức trợ cấp mất việc làm mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động trong trường hợp này được tính như sau: cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương (khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động).
Câu 27: Anh Nguyễn Văn A là công nhân làm việc cho một công ty TNHH sản xuất đồ hộp H từ ngày 01/01/2002. Ngày 01/01/2005, do thay đổi cơ cấu, tình hình sản xuất của công ty gặp nhiều khó khăn nên Công ty không thể giải quyết việc làm mới cho anh A. Do vậy, Công ty cho anh A thôi việc. Xin hỏi theo quy định của pháp luật, anh A sẽ được trợ cấp mất việc làm là bao nhiêu? (mức lương của anh A trong 01 năm trước khi xảy ra sự việc này là 700.000 đ/tháng).
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động, mức trợ cấp mất việc làm được xác định là: cứ 01 năm làm việc trả 01 tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng 02 tháng lương. Điều này có nghĩa là:
+ Nếu thời gian làm việc ≤ 02 năm, người lao động sẽ được trợ cấp một khoản tiền là 02 tháng lương.
+ Nếu thời gian làm việc > 02 năm, số tiền mà người lao động sẽ được trợ cấp là: cứ01 năm làm việc trả 01 tháng lương.
Theo khoản 3 Điều 12 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 14/4/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về việc làm (sau đây gọilà Nghị định số 39/2003/NĐ-CP) quy định, thời gian làm việc để được hưởng trợ cấp mất việc làm là từ đủ 01 năm (12 tháng) trở lên, nếu có tháng lẻ được tính như sau:
– Dưới 01 tháng: không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm.
– Từ 01 tháng đến dưới 06 tháng: tính bằng 06 tháng làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1/2 tháng lương.
– Từ đủ 06 tháng trở lên: tính bằng 01 năm làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 01 tháng lương.
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân 06 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm: tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) (Điều 12 NĐ 39/2003/NĐ-CP, Điều 15 NĐ114/2002/NĐ-CP).
Như vậy, trong trường hợp trên, anh Nguyễn Văn A đã làm việc ở công ty được 03 năm (từ 01/01/2002 đến 01/01/2005), anh A sẽ được trợ cấp mất việc làm là 03 tháng lương (tức là 3 tháng x 700.000 đ/tháng = 2.100.000).
Câu 28. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường thiệt hại cho người lao động như thế nào?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 41 Bộ luật lao động quy định, người sử dụng lao động phải bồi thường thiệt hại cho người lao động nếu người sử dụng lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Khoản tiền bồi thường được xác định tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường trong trường hợp này là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 06 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm: tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) (Điều 15 NĐ114/2002/NĐ-CP).
Ngoài ra, nếu người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì hai bên sẽ thoả thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Việc nhận tiền bồi thường thiệt hại cho người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không làm ảnh hưởng đến việc hưởng trợ cấp thôi việc (nếu có) của người lao động.
Câu 29. Chị Nguyễn Thị M là công nhân tại công ty TNHH giày da X từ ngày 01/4/2003. Tháng 01/10/2004, chị M xin nghỉ theo chế độ thai sản và được Giám đốc Công ty chấp nhận cho chị nghỉ 04 tháng. Sau 04 tháng nghỉ ở nhà, ngày 01/02/2005, chị M đến công ty để đi làm trở lại thì nhận được thông báo là chị đã bị cho thôi việc vì lý do nghỉ đẻ. Chị M xin được gặp Giám đốc Công ty nhưng bị từ chối.Chị M đã có đơn kiện ra Toà án. Ngày 01/4/2005 theo quyết định của toà án, việc Giám đốc công ty TNHH giầy da X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với chị M là trái pháp luật và buộc Công ty phải bồi thường thiệt hại cho chị M. Nhưng sau đó, chị M không muốn làm việc tại công ty X nữa. Vậy xin hỏi theo quy định của pháp luật, chị M sẽ được Công ty bồi thường thiệt hại như thế nào? (mức lương của chị M trong 01 năm trước khi xảy ra sự việc này là 800.000 đ/tháng).
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Bộ luật lao động, trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật mà người lao động không muốn trở lại làm việc, người lao động sẽ được bồi thường thiệt hại và có thể được hưởng trợ cấp thôi việc.
Tính chất trái pháp luật ở đây được hiểu là người sử dụng lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không tuân theo quy định tại Điều 38 Bộ luật lao động.
Khoản tiền bồi thường được xác định tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
Khoản tiền trợ cấp thôi việc được tính là: cứ 01 năm làm việc là 1/2 tháng lương, cộng với phụ cấp lương (nếu có). Tuy nhiên, chỉ những người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên mới được hưởng khoản trợ cấp này (khoản 1 Điều 42 Bộ luật lao động).
Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường, trợ cấp trong trường hợp này là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 06 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm: tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) (Điều 15 Nghị định số số 114/2002/NĐ-CP).
Như vậy, trong trường hợp này, khoảng thời gian chị M không được làm việc là 02 tháng (từ 01/01/2005 đến 01/3/2005), chị M sẽ được nhận khoản tiền bồi thường thiệt hại là 02 tháng lương cộng với ít nhất là 02 tháng lương nữa. Tức là, ít nhất chị M sẽ nhận được khoản tiền bồi thường thiệt hại là 02 x 800.000 đ/tháng + 02 x 800.000đ/tháng = 3.200.000 đ.
Ngoài ra, vì chị M đã làm việc ở công ty được trên 12 tháng (từ ngày 01/4/2003 đến 01/2/2005 là 01 năm 10 tháng (sẽ tính tròn là 02 năm)), chị M còn được nhận tiền trợ cấp thôi việc là 2 x 1/2 x 800.000 đ = 800.000 đ.
Câu 30. Anh M là lái xe của Công ty C. Do sơ suất anh M đã làm vỡ gương chiếc xe ô tô của Công ty C, trị giá 3.000.000 đồng. Công ty C yêu cầu anh M phải bồi thường số tiền trên. Nhưng vì anh M chưa có ngay số tiền đó nên Công ty C đã trừ dần vào lương của anh M. Xin hỏi, Công ty C làm như vậy có đúng không và pháp luật quy định như thế nào trong trường hợp này về bồi thường?
Điều 89 Bộ luật Lao động quy định: người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra. Nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất, thì phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương.
Theo quy định tại Điều 14Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất thì mức thiệt hại được coi là không nghiêm trọng theo Điều 89 của Bộ Luật lao động là mức thiệt hại gây ra dưới 5 triệu đồng.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, thì thiệt hại do anh M gây ra là thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất, chính vì vậy, số tiền mà anh M phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương. Như vậy, nếu số tiền 3.000.000 đồng tương đương hoặc ít hơn số tiền 3 tháng lương của anh M thì việc làm của công ty C là phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu số tiền 3.000.000 đồng lớn hơn số tiền 3 tháng lương của anh M thì công ty C phải hạ mức bồi thường xuống, nhiều nhất là 3 tháng lương của anh M và khấu trừ dần vào lương.
Câu 31.Chị B là thủ kho của xí nghiệp H. Sau khi xuất hết hàng trong kho, chị B quên không khóa cửa kho trước khi về nên đã để mất một số tài sản trong kho như quạt điện, bàn ghế. Xí nghiệp H buộc chị B phải đền bù cho xí nghiệp một khoản tiền tương đương với số tiền xí nghiệp đã bỏ ra để mua những tài sản đó. Xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất do người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị và các tài sản khác của đơn vị?
Trả lời:
Điều 90 Bộ luật lao động quy định, người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì tuỳ trường hợp phải bồi thường thiệt hại một phần hay toàn bộ theo thời giá thị trường; trong trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trong trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường.
Như vậy việc xí nghiệp H buộc chị H phải đền bù cho xí nghiệp một khoản tiền tương đương với số tiền xí nghiệp đã bỏ ra để mua những tài sản đó là không đúng. Theo quy định của pháp luật thì việc xem xét, quyết định bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất phải căn cứ vào lỗi và mức độ thiệt hại thực tế và mức bồi thường phải tính theo thời giá thị trường; đồng thời khi quyết định mức bồi thường cần xét đến thực trạng hoàn cảnh gia đình, nhân thân và tài sản của đương sự.
Câu 32. Mức bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời :
Theo quy định tại điểm c, mục 1, phần II Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18/4/2003 thì mức bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi là Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH), thì mức bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo quy định nêu trên được tính như sau:
– Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10% sau đó nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 10% đến dưới 81% thì cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
Cách tính mức bồi thường:
– Cách tính mức bồi thường đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% đến dưới 81% được tính theo công thức sau đây hoặc tra theo bảng tính mức bồi thường, trợ cấp theo mức suy giảm khả năng lao động từ 5% đến tử vong (Phụ lục 2 của Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH).
Tbt= 1,5 +[( a -10) x 0,4 ]
Trong đó:
Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên ( đơn vị tính : tháng lương hoặc phụ cấp lương nếu có);
1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
a: Tỷ lệ (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.
Ví dụ: Ông A, bị bệnh nghề nghiệp, sau khi giám định lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường được tính như sau:
Mức bồi thường lần thứ nhất cho ông A là :
Tbt= 1,5 + [( 15-10) x 0,4]= 3,5 ( tháng lương và phụ cấp lương nếu có).
Định kỳ, ông A giám định sức khoẻ lần thứ hai mức giảm khả năng lao động là 35% ( mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%).
Mức bồi thường lần thứ hai cho ông A là :
Tbt= 20 x 0,4 = 8,0 ( tháng lương và phụ cấp lương nếu có ).
Câu 33: Anh C là công nhân của xí nghiệp A, bị tai nạn lao động trong khi đang làm việc. Sau khi điều trị tại bệnh viện, anh C được đưa về nhà điều trị tiếp. Vậy xin hỏi việc lập hồ sơ và thủ tục đối với người bị tai nạn lao động được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời :
Theo quy định tại mục 1, Phần III Thông tư số 10/2003/TT – BLĐTBXH thì việc lập hồ sơ và thủ tục đối với người bị tai nạn lao động như sau:
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ đối với người bị tai nạn lao độngtheo quy địnhsau:
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động theo theo quy định hiện hành của pháp luật;
+ Biên bản giám định (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền;
+ Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ đối với người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định sau:
+ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo quy định hiện hành của pháp luật;
+ Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ quan Pháp y hoặc biên bản giám định xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp của Hội đồng giám định Y khoa có thẩm quyền;
+ Quyết định bồi thường của người sử dụng lao động.
– Hồ sơ được lập thành 03 bản:
+ Người sử dụng lao động giữ một bản;
+ Người lao động (hoặc người thân của người lao động bị chết) bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp giữ một bản;
+ Một bản gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính.
Câu 34: Anh A ký hợp đồng lao động làm công nhân Công ty xây dựng X. Trong một lần làm việc tại công trình, do sự cố giàn giáo anh đã bị ngã từ trên cao làm gãy chân trái và chấn thương cột sống. Anh A được đưa vào bệnh viện điều trị kịp thời. Theo biên bản giám định y khoa của bệnh viện, anh A bị tai nạn do không được cung cấp các thiết bị đảm bảo an toàn trong quá trình lao động. Gia đình anh A đã làm đơn đề nghị gửi lên công ty để giải quyết chế độ bồi thường cho anh A vì sau hơn 1 tháng kể từ ngày nhập viện và có kết luận của bệnh viện anh không nhận được bất kỳ khoản bồi thường, trợ cấp nào. Vậy theo quy định của pháp luật, trong thời gian bao lâu người bị tai nạn lao động sẽ nhận được bồi thường, trợ cấp?
Trả lời:
Theo quy định tại mục 2, Phần III Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH thì thời hạn thực hiện việc bồi thường, trợ cấp cụ thể như sau:
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày có biên bản giám định của Hội đồng giám định y khoa hoặc của cơ quan Pháp y, người sử dụng lao động phải hoàn tất quyết định bồi thường trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tiền bồi thường, trợ cấp phải được thanh toán một lần cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động ra quyết định bồi thường trợ cấp.
Câu 35: Tôi làm công nhân ở mỏ than đã được 9 năm, thường xuyên tham gia khai thác than dưới hầm sâu. Gần đây tôi thấy sức khoẻ giảm sút, bị ho ra máu. Đi khám ở bệnh viện thì bác sỹ kết luận tôi bị bệnh nghề nghiệp lao phổi do tiếp xúc nhiều với bụi than, làm suy giảm khả năng lao động ít nhất là 25%. Tôi xin hỏi trường hợp bệnh của tôi có được Nhà nước bồi thường hay không? Nếu có thì chế độ bồi thường, điều kiện để được bồi thường, mức bồi thường đối với tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Bạn bị bệnh do trong quá trình làm việc tiếp xúc và nhiễm độc bụi than. Theo quy định tại Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH thì, bệnh của bạn thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp được bồi thường (quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư).Mục 1 Phần II Thông tư số 10 quy định, người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết thì được bồi thường trong các trường hợp:
– Tai nạn lao động xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (kể cả thời gian giải quyết các nhu cầu cần thiết trong thời gian làm việc theo Bộ Luật Lao động quy định như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc).
– Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do các yếu tố điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động theo danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. (Phụ lục 1 – Thông tư số 10).
Điều kiện để người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được bồi thường được quy định như sau:
– Đối với tai nạn lao động: Người lao động bị tai nạn lao động nếu nguyên nhân tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người sử dụng lao động theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động. Việc bồi thường được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
– Đối với bệnh nghề nghiệp: Người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản a, điểm 1 nêu trên được bồi thường theo kết luận của biên bản kết luận của cơ quan Pháp y hoặc của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền trong các trường hợp:
+ Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu.
+ Thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ (theo quy định của Bộ Y tế) để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động.
Việc bồi thường bệnh nghề nghiệp được thực hiện từng lần theo quy định sau:
Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động lần khám đầu và sau đó kể từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng hơn so với lần trước liền kề.
Câu 36: Theo quy định của pháp luật, đối tượng được áp dụng chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm những ai?
Trả lời:
Mục 1 Phần I Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể đối tượng được áp dụng chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm:
– Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm: doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp hoạt động công ích; doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;
+ Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
+ Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;
+ Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang; kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính;
+ Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác;
+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;
+ Các tổ chức khác có sử dụng lao động là những tổ chức chưa quy định tại điểm 1 này.
– Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức.
– Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
– Người lao động quy định nêu trên bao gồm cả người học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cũng thuộc đối tượng thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
MỤC LỤC
Trang |
|
Lời giới thiệu |
2 |
Phần 1: Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực dân sự |
3 |
Phần II: Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực lao động |
2 |
(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)