Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.0191

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật lao động năm 2019

2. Khái quát quy định pháp luật đối với lao động nữ

Hiện nay, lao động nữ đã và đang làm bộ phận đông đảo trong đội ngũ lao động có vai trò quan trọng trong quá trình lao động, sản xuất, phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, khi tham gia vào quan hệ này, do nhiều yếu tố như sức khỏe, tâm sinh lý, lao động nữ phải nỗ lực khắc phục khó khăn nhiều hơn so với lao động nam, thậm chí quyền lợi của lao động nữ trong nhiều trường hợp không được bình đẳng. Chính vì vậy, bảo đảm quyền lợi cho lao động nữ luôn là vấn đề được nhà nước quan tâm giải quyết khi xây dựng các chính sách, ban hành pháp luật lao động. Nhìn chung, các quy định tại chương này Đã góp phần nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của lao động nữ, khẳng định quyền bình đẳng về mọi mặt của lao động đối với lao động nam, đồng thời quy định những biện pháp và chính sách tạo điều kiện cho cả lao động nam và lao động nữ làm việc, tạo ra của cải cho xã hội.

Tên gọi của trường 10 những quy định riêng đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới xuất phát từ mối liên hệ tương quan giữa lao động nữ với bảo đảm bình đẳng giới và khẳng định tầm quan trọng của bình đẳng giới. Với tám điều, trong 10 bổ sung hoàn thiện các quy định nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử trong lao động theo tinh thần của các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như: công ước của liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, công ước số 100 của alô về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ Cho những công việc có giá trị như nhau, công ước số 111 của alô về xóa bỏ phân biệt đối xử trong lao động. Nội dung của chương này bao gồm: chính sách của nhà nước; trách nhiệm của người sử dụng lao động; bảo vệ tài sản; quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai., Nghỉ thai sản; bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản; trợ cấp trong thời gian chăm sóc con ốm đau, thai sản và thực hiện các biện pháp tránh thai; nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con

3. Chính sách của nhà nước đối với lao động nữ là gì?

3.1. Quy định về chính sách của Nhà nước

Điều 135 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về chính sách của nhà nước đối với lao động nữ như sau:

1. Bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

2. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ, lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.

3. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.

4. Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.

5. Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động. Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

3.2. Vì sao cần có chính sách riêng đối với lao động nữ?

Ngoài chức năng lao động, lao động nữ còn thực hiện thiên chức sinh đẻ và nuôi con. Các nghiên cứu về sức khỏe đã chỉ ra rằng, người phụ nữ thường yếu hơn nam giới và rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố độc hại, nguy hiểm. Do có những đặc điểm này, lao động nữ thường khó khăn hơn so với lao động nam về tìm kiếm việc làm, ổn định việc làm lâu dài và bảo đảm thu nhập. Vì thế, để bảo đảm quyền lợi cho người lao động cũng như thực hiện bình đẳng giới, bộ luật lao động năm 2019 dành toàn bộ chương X với nội dung là những quy định riêng đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới.

3.3. Chính sách nhà nước về lao động nữ

Điều 135 Bộ luật lao động năm 2019 thể hiện chính sách của nhà nước đối với lao động nữ, lao động nam và bình đẳng giới, chính sách này được thực hiện nhất quán, xuyên suốt trong cả bộ luật lao động cũng như văn bản pháp luật khác có liên quan.

Trước tiên, nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam cũng như thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới.

Quy định này thể hiện sự hội nội luật hóa các tiêu chuẩn quốc tế về bình đẳng giới. Theo công ước liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979, được hiểu là tình trạng mà trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng vị trí như nhau, có cơ hội để tiếp cận, sử dụng các nguồn lực để mang lại lợi ích cho mình, phát hiện và phát triển tiềm năng của mỗi giới cống hiến cho sự phát triển của quốc gia và được hưởng lợi từ sự phát triển đó.

Bình đẳng giới trong lĩnh vực Lao động được hiểu là: (i) nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác; (ii) nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:

+ Một là, quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;

+ Hai là đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ, ba là người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh, an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

Bên cạnh đó, điểm mới nổi bật của Điều 135 thể hiện ở việc chính sách của nhà nước cần phải bảo đảm, thực hiện các biện pháp phòng, chống quay rối tình dục tại nơi làm việc. Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính xác về quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng thực tế, qua các phương tiện thông tin đại chúng có thể thấy hiện tượng này đã và đang âm thầm, ở mọi môi trường làm việc, đối với mọi lứa tuổi, nhưng ít được đưa ra công khai bbởi đặc điểm tâm lý của người Á Đông và do đa số nạn nhân của quấy rối tình dục là phụ nữ, có thể có vị thế thấp hơn nữa với người quấy rối. Quấy rối tình dục tác động tiêu cực đến lao động và doanh nghiệp, gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và tinh thần, làm giảm năng suất và hiệu suất hoạt động kinh doanh và có thể ảnh hưởng đến phúc lợi của mọi nhân viên tại nơi làm việc.

Để quyền lợi của lao động nữ được đảm bảo, nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không chọn thời gian, giao việc làm tại nhà.

Xem xét trong mối tương quan với các quy định của bộ luật thì quy định như vậy là hợp lý vì không chỉ bảo đảm quyền của người sử dụng lao động trong việc sử dụng lao động phù hợp với nhu cầu lao động của đơn vị, mà còn nhằm tăng cường sự năng động của lao động nữ khi có thể làm việc linh hoạt trong điều kiện mang thai, nuôi con nhỏ. Trên thực tế, một số doanh nghiệp đã quy định chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà trong nội quy lao động hoặc thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động.

Nhà nước có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ làm giúp lao động giữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống hay lao động và cuộc sống gia đình.

Như vậy, cùng với các chính sách về việc làm cho lao động nữ. Nhà nước ta rất chú trọng đến các quyền lợi riêng của lao động nữ khi tham gia quan hệ lao động. Theo đó, lao động nữ không chỉ được bảo đảm việc làm ổn định, thường xuyên lâu dài, mà còn được bảo đảm các điều kiện lao động an toàn, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, nâng cao trình độ nghề nghiệp và nhất là được bảo đảm thu nhập, phúc lợi. Mục đích của quy định này là nhằm giúp lao động nữ phát huy được khả năng, trình độ của mình, vừa cống hiến cho xã hội, vừa thực hiện tốt thiên chức trong gia đình, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Việc quy định cần có chính sách ưu đãi đối với người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động theo quy định của pháp luật về thuế cũng rất cần thiết.

Mặc dù vậy, thực tế, trong một số trường hợp, có doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ do đặc thù tính chất công việc (ví dụ như ngành may mặc) nhưng họ chưa bỏ ra các chi phí để cải thiện điều kiện làm việc đáp ứng đối với lao động nữ ví dụ như: chi phí xây nhà trẻ, nhà tắm, phòng vắt sữa…. Còn doanh nghiệp có thể sử dụng ít lao động nữ hơn nhưng họ đã bỏ ra nhiều chi phí khác nhau để cải thiện điều kiện làm việc đáp ứng đối với lao động nữ. Chi phí giữa các doanh nghiệp này là khác nhau. Vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào hình thức việc doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ để miễn, giảm thuế mà không căn cứ vào thực chất các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để cải thiện điều kiện làm việc đảm bảo cho phụ nữ, trợ cấp cho phụ nữ để có chính sách miễn, giảm thuế thì đã tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Việc đặt ra yêu cầu nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động thể hiện sự hỗ trợ riêng đối với lao động nữ với thiên chức làm mẹ giúp người lao động an tâm trong công việc.

Cả nước hiện có 328 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập. Có dây tới hơn 3.000.000 lao động hiện đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất này. Bên cạnh đó, cả nước còn có 625 cụm công nghiệp với khoảng 538.000 lao động đang làm việc tại các cụm công nghiệp. Tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, lao động nhập cư chiếm phần lớn. Ví dụ như thành phố Hồ Chí Minh hiện có 15 khu chế xuất, khu công nghiệp với 256.000 lao động đang hoạt động. Lao động nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh chiếm 70 % số công nhân đang làm việc ở các khu chế xuất và khu công nghiệp.

Đặc điểm lao động của công nhân ở các khu chế xuất và khu công nghiệp là sự tăng ca thường xuyên và thu nhập không đủ chi tiêu cho cuộc sống đắt đỏ ở đô thị lớn khiến đời sống vật chất lẫn tinh thần của họ đang ở mức thấp. Chi phí nuôi con chiếm phần lớn trong chi tiêu hàng tháng của gia đình người lao động nhập cư. Dẫn đến công nhân muốn gửi con ở trường mầm non công vì giá cả hợp lí và tiêu chuẩn an toàn cao. Tuy nhiên, những công nhân nhập cư không có hộ khẩu thường trú nên rất khó xin vào trường công. Tại nhiều địa phương, đa số công nhân ở các khu chế xuất, khu công nghiệp thường chọn những nơi trông trẻ không giấy phép với giá thấp, thời gian giữ và cơ chế đóng học phí linh hoạt cũng như không có các chi phí phát sinh khác để gửi con. Tuy nhiên, nhiều cơ sở trông trẻ không giấy phép, không đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, bảo vệ cho sự an toàn tính mạng, vệ sinh an toàn thực phẩm và có yêu cầu chuyên môn tối thiểu, gây tác hại đến phát triển thể chất, tinh thần của trẻ em.

Những hạn chế này có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người lao động, đặc biệt là các lao động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và các cụm công nghiệp. Thực trạng này đặt ra vấn đề về nâng cao trách nhiệm của nhà nước trong việc tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có lao động, đặc biệt là các lao động nữ.

Do vậy, khoản 5 Điều 135 bộ luật lao động năm 2019 quy định “nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động” hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Ngoài ra, quy định này còn phù hợp với các quy định của luật bình đẳng giới và luật giáo dục, luật trẻ em, cũng như là tinh thần bình đẳng giới của Công ước số 156 của Liên hợp quốc về người lao động có trách nhiệm gia đình; và Công ước của liên hợp quốc về Quyền trẻ em.

Theo Điều 5 Công ước số 156, việc phát triển, thúc đẩy các dịch vụ chăm sóc trẻ em và giúp đỡ gia đình là nhằm phục vụ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, bao gồm lao động nữ và lao động nam. Cũng theo công ước này, nhà nước có trách nhiệm trong việc áp dụng các biện pháp thích hợp để phát triển, thúc đẩy các dịch vụ chăm sóc trẻ em và giúp đỡ gia đình.

Thay vì trách nhiệm này chỉ thực hiện ở nơi có nhiều lao động nữ, nơi có nhiều lao động cũng cần có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo. Quy định này sẽ góp phần xóa bỏ dần định kiến lạc hậu về công việc chăm sóc con nhỏ chị gắn với phụ nữ; khuyến khích nam giới chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con nhỏ với phụ nữ; mang lại cơ hội cho lao động nữ dành nhiều thời gian cho hoạt động sản xuất và phát triển sự nghiệp bản thân, nâng cao vị thế trong xã hội.

Đồng thời quy định này sẽ giảm bớt gánh nặng của người sử dụng lao động trong chăm lo nhà trẻ, mẫu giáo cho con em người lao động. Họ vẫn có thể tiếp tục hỗ trợ tùy theo khả năng, nhưng không bắt buộc. Để thực hiện quy định này, nhà nước sẽ phải tăng chi phí cho việc xây dựng, vận hành và quản lý hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo cho con em người lao động. Trong điều kiện ngân sách nhà nước đang rất hạn hẹp thì về thực hiện trách nhiệm này không dễ. Tuy nhiên, nhà nước nên đóng vai trò tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo nơi có nhiều lao động, đặc biệt là tại các khu công nghiệp. Đầu tư của nhà nước cho giáo dục, đặc biệt giáo dục mầm non là khoản đầu tư cần thiết và sẽ mang lại hiệu quả lâu dài cho phát triển nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai.

Để thực hiện, chính phủ và các ủy ban nhân dân, phải có kế hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non tại các vùng có người lao động để bảo đảm phổ cập giáo dục mầm non theo luật giáo dục năm 2019. Theo đó, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia, ngành và địa phương phải đưa các mục tiêu về trẻ em thấy những nội dung bắt buộc và dự kiến nguồn lực tương ứng, trong đó có kinh phí xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo.

Bên cạnh đó, chính sách “Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ” cũng có ý nghĩa thiết thực đối với lao động nữ. Bởi sau thời gian nghỉ để thực hiện thiên chức đã ảnh hưởng không ít đến việc trao dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao trình độ của lao động nữ. Vì thế, để kiến thức của lao động nữ không bị lạc hậu, luôn được cập nhật và nâng cao, hoạt động đào tạo nghề nhất thiết phải được chú trọng. Điều này không chỉ có ý nghĩa giúp lao động nữ thực hiện tốt hơn những công việc được giao, từ đó nâng cao thu nhập mà còn có ý nghĩa bảo đảm cho lao động nữ tiếp tục có cơ hội thực hiện việc làm trong và sau thời gian thực hiện thiên chức. Đặc biệt, chính sách về đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ là chính sách ưu việt, tạo cơ hội về việc làm cho lao động nữ khi họ không có khả năng, điều kiện để làm một số công việc hoặc một số nghề lâu dài, ổn định.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập