1. Bối cảnh ra đời của Công ước

Tháng 5/2014, Chính phủ Hoa Kỳ thông qua Nhóm công tác II của Ủy ban luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) đưa ra đề xuất xây dựng một công ước đa phương về thi hành thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thông qua hoà giải (thỏa thuận giải quyết tranh chấp), với mong muốn khuyến khích hòa giải như cách thức mà Công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài (Công ước New York) đã thúc đây sự phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Từ Phiên họp thứ 63 đến 67, Nhóm công tác II đã thảo luận và đàm phán dự thảo Công ước với sự tham gia của 85 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc và 35 tổ chức phi chính phủ. Nhiều quốc gia là đối tác thương mại lớn của Việt Nam đã tích cực thúc đẩy việc xây dựng và ký Công ước như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Singapore. Về phía Việt Nam, Bộ Ngoại giao là cơ quan chủ trì cùng với đại diện của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao… tham gia các phiên đàm phán Công ước với tư cách quan sát viên.

Công ước đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/12/2018 tại Phiên họp thứ 62 tổ chức tại Viên, Cộng hòa Áo.

2. Mục tiêu của Công ước

Mục tiêu chính của Công ước là thúc đẩy hòa giải như một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển hài hòa, qua đó góp phần thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.

Công ước Singapore về hòa giải lấp đầy khoảng trống còn thiếu về các lựa chọn thực thi để hòa giải, như là 1958 Công ước New York về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài đã làm thành công cho trọng tài (các “Hội nghị New YorkGiáo dục) và 2005 Công ước La Hay về lựa chọn các thỏa thuận của Tòa án (các “Công ước La HayGiáo dục) nỗ lực để kiện tụng.

Công ước Singapore thống nhất khuôn khổ thực thi các thỏa thuận hòa giải liên quan đến các vấn đề thương mại quốc tế. Các quốc gia phê chuẩn Công ước Singapore sau đó có nghĩa vụ thực thi các thỏa thuận dàn xếp từ hòa giải theo các quy tắc trong nước của riêng mình, nhưng thông qua một thủ tục tòa án được sắp xếp hợp lý, như dự kiến ​​trong Công ước. Công ước Singapore cuối cùng nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế bằng cách đưa hòa giải trở thành một phương pháp hiệu quả và được ủy thác để giải quyết tranh chấp, cùng với trọng tài và kiện tụng.

Trước Công ước Singapore, một thỏa thuận dàn xếp qua trung gian quốc tế thiếu khả năng thực thi trong và. Điều này có nghĩa là nếu bên thua cuộc không tự nguyện tuân thủ kết quả của một cuộc hòa giải, bên vô tội phải bắt đầu tố tụng trọng tài hoặc tòa án vì vi phạm hợp đồng và sau đó tìm cách thực thi phán quyết trọng tài hoặc phán quyết của tòa án để có được sự cứu trợ, gây ra thêm chi phí không cần thiết và lãng phí thời gian. Đây là một rào cản lớn đối với các bên thậm chí xem xét hòa giải, vì họ có thể chỉ cần chọn phân xử và đảm bảo khả năng thực thi.

Công ước Singapore được thiết kế nhằm giành được sự ủng hộ quốc tế tối đa trong khi duy trì định nghĩa đầy đủ về những khía cạnh quan trọng nhất của khung khổ, qua đó bảo đảm tính rõ ràng và thống nhất trong áp dụng Công ước. Từ ban đầu, đã quyết định rằng Công ước phải được soạn thảo dựa trên những đặc trưng tốt nhất của một văn kiện quốc tế thành công nhất – Công ước về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tại nước ngoài của Liên hợp quốc, còn gọi là “Công ước New York”. Công ước New York được mô tả là “nền móng của hệ thống trọng tài quốc tế” và tất cả chúng ta ở đây đều quen thuộc với nó.

3. Phạm vi áp dụng của Công ước

Công ước áp dụng đối với việc ghi nhận và thi hành các thỏa thuận hòa giải quốc tế được các bên ký kết bằng văn bản là kết quả của quá trình hòa giải tranh chấp thương mại quốc tế, có sự tham gia của hòa giải viên nếu tại thời điểm ký kết: (i) ít nhất hai bên tham gia thỏa thuận có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia khác nhau; hoặc (ii) quốc gia mà các bên tham gia thỏa thuận có địa điểm kinh doanh khác với quốc gia mà phần đáng kể các nghĩa vụ theo thỏa thuận được thực hiện hoặc quốc gia mà nội dung của thỏa thuận có mối quan hệ gắn bó nhất.

Công ước không áp dụng đối với các trường hợp sau: (i) Thỏa thuận giải quyết tranh chấp phát sinh từ các giao dịch mà một trong các bên (người tiêu dùng) tham gia vì mục đích cá nhân hoặc hộ gia đình; (ii) Thỏa thuận giải quyết tranh chấp liên quan đến luật gia đình, thừa kế, lao động; (iii) Thỏa thuận giải quyết tranh chấp đã được tòa án công nhận hoặc đạt được trong quá trình tố tụng tại tòa án hoặc đang được thi hành như phán quyết của tòa án tại quốc gia có tòa án đó; (iv) Thỏa thuận giải quyết tranh chấp được ghi nhận và có thể được thi hành như một phán quyết trọng tài.

4. Nội dung của Công ước

Công ước gồm 16 điều, trong đó: từ Điều 1 đến Điều 6 quy định các nội dung chính của Công ước: phạm vi điều chỉnh; giải thích các thuật ngữ; các nguyên tắc thi hành và viện dẫn thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải; điều kiện sử dụng thỏa thuận nêu trên làm căn cứ yêu cầu trợ giúp; căn cứ từ chối trợ giúp; quyết định của cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia được yêu cầu trong trường hợp hiệu lực của thỏa thuận đang được xem xét tại tòa án, trọng tài hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; từ Điều 7 đến Điều 10 quy định về mối quan hệ của Công ước với các điều ước khác; bảo lưu; trình tự thủ tục lưu chiểu, ký kết, gia nhập, sửa đổi, bãi bỏ và hiệu lực của Công ước.

Nhìn chung, Công ước xác định rõ phạm vi, yêu cầu đối với những thỏa thuận giải quyết tranh chấp có thể được xem xét công nhận và thi hành tại các quốc gia thành viên; các căn cứ từ chối. Công ước không quy định cụ thể về quy trình, thủ tục cụ thể xem xét công nhận và thi hành thỏa thuận giải quyết tranh chấp mà để ngỏ cho các nước thành viên chủ động thực hiện nhưng phải đảm bảo nhanh chóng, phù hợp với các điều kiện được quy định tại Công ước.

Như vậy, để thực thi Công ước, đòi hỏi các quốc gia thành viên phải có một cơ chế pháp lý trong nước với phạm vi áp dụng, quy trình thủ tục phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, điều kiện của Công ước

5. Thực thi và từ chối thi hành Công ước

Về việc thi hành, Điều 3 Công ước Singapore nói rất rõ ràng về nghĩa vụ của quốc gia thành viên thi hành thỏa thuận giải quyết. Tuy nhiên, về hình thức thi hành, Công ước để lại cho quốc gia thành viên tùy quyết về thủ tục, chỉ yêu cầu rằng việc thi hành diễn ra “phù hợp với qui tắc tố tụng [của từng quốc gia thành viên] và theo các điều kiện mà Công ước đặt ra.” Cách thức tiếp cận này phù hợp với Điều III Công ước New York, và ghi nhận sự đa dạng quan trọng trong luật và thực tiễn tố tụng quốc gia về thi hành thỏa thuận giải quyết.

Tuy nhiên, quyền tùy quyết này được kết hợp với “mức trần” được xác lập bởi những tình huống qui định mà trong tình huống đó, quốc gia thành viên có thể từ chối công nhận và thi hành thỏa thuận giải quyết. Một lần nữa, cách thức tiếp cận đặt ra mức độ kiểm soát tối đa, chứ không phải tối thiểu, này là lấy từ Công ước New York mà điều V của nó xác định các căn cứ từ chối công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài. Giáo sư Emmanuel Gaillard, học giả hàng đầu về trọng tài, mô tả phương pháp kiểm soát này là “điểm thiên tài của Công ước New York”; và Nhóm làm việc đã rất khôn ngoan khi lựa chọn nó cho hòa giải.

Căn cứ từ chối công nhận và cho thi hành được Nhóm làm việc thiết kế là giới hạn, thấu đáo, dễ thực hiện, dễ xác định, và được nêu bằng ngôn ngữ chung để cơ quan thi hành có thể giải thích linh hoạt. Được qui định trong Điều 5 Công ước Singapore, những căn cứ này cơ bản phản ánh những căn cứ trong Công ước New York.

Điều 7 Công ước Singapore thuộc loại qui định “ủng hộ quyền”. Nó tuyên bố rằng Công ước không tước đoạt của bên có lợi ích về bất kỳ quyền nào sử dụng thỏa thuận giải quyết trong phạm vi mà luật hoặc công ước của quốc gia thành viên cho phép.

Công ước Singapore về hòa giải là một văn kiện được thiết kế tốt và tính toán cẩn trọng. Giống như Công ước New York, nó tránh được cái bẫy điều chỉnh quá mức và đặt tầm nhìn đúng đắn vào một mục tiêu duy nhất và quan trọng nhất – nghĩa vụ thi hành, chứ không phải hình thức thi hành. Nó chắt lọc một tập hợp những ngoại lệ đối với việc thi hành đã được thử nghiệm, theo mẫu Công ước New York, nhằm giảm sự tùy quyết của quốc gia. Nó hỗ trợ sự phát triển hơn nữa luật quốc gia và công ước về hòa giải bằng các ghi nhận rằng qui tắc sẽ thắng thế trong trường hợp xung đột không phải là cái mới hơn hay cái chuyên biệt hơn, mà là cái ủng hộ nhiều hơn việc công nhận và cho thi hành kết quả hòa giải. Điều này hoàn toàn phù hợp với chính sách của Công ước.

6. Hòa giải ở Singapore

Hòa giải là đặc trưng chính trong hệ thống công lý gia đình của Singapore. Ủy ban Công lý Gia đình, là một nhóm liên đơn vị được thành lập để nghiên cứu và đề xuất các khả năng cải cách hệ thống công lý gia đình nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu các gia đình đang có vấn đề đã tiến hành một rà soát tổng hợp trong khoảng thời gian một năm rưỡi. Ủy ban nhận thấy rằng qui trình tranh tụng tại tòa án đóng góp rất ít, nếu có, vào việc duy trì mối quan hệ giữa các bên rõ ràng còn tồn tại sau qui trình tố tụng tòa án. Nhận thức rằng cần đặt trọng tâm cao hơn nữa vào hòa giải, chúng tôi cải cách hệ thống công lý gia đình bằng cách buộc hòa giải những cặp đôi ly hôn có con cái dưới 21 tuổi, và trao quyền cho thẩm phán Tòa án gia đình ra lệnh cho các bên tham gia hòa giải và tham vấn trong những vụ án khác.

Ngoài hòa giải gắn liền với tòa án, Singapore cũng có lĩnh vực hòa giải tư nhân rất sôi động. Như SMC, Trung tâm đến nay đã hòa giải hơn 4.000 vụ việc hòa giải thương mại, với tỷ lệ thỏa thuận hòa giải khoảng 70% và hơn 90% các tranh chấp này được giải quyết trong một ngày làm việc duy nhất. Bên cạnh SMC là Trung tâm hòa giải quốc tế Singapore (SIMC), được ra mắt năm 2014 như là đơn vị hòa giải đầu tiên tại Châu Á tập trung vào dịch vụ hòa giải thương mại. SIMC có kết quả hoạt động tuyệt vời, tỷ lệ hòa giải giải quyết là 85% năm 2017, so với mức trung bình trên toàn cầu là 70%. Trong số những dự án cải cách của mình, có lẽ dự án nổi tiếng nhất là dự án hợp tác với Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC) xây dựng lên giao thức “Trọng tài – Hòa giải – Trọng tài” [“Arb-Med-Arb”]. Theo giao thức này, trước hết, thủ tục trọng tài được bắt đầu tại SIAC. Khi hội đồng được thành lập, thủ tục trọng tài bị đình chỉ và vụ việc được chuyển sang hòa giải tại SIMC. Nếu vụ việc hòa giải thành, thì hội đồng sẽ ban hành quyết định đồng thuận phản án những điều khoản của thỏa thuận giải quyết. Nếu không, thì thủ tục trọng tài được tiếp tục