1. Khái niệm tội phạm học
Tội phạm học là nghiên cứu khoa học về tính chất, mức độ nguyên nhân kiểm soát về hành vi phạm tội trong cá nhân và xã hội. Tội phạm học là một lĩnh vực liên ngành trong tâm lí học hành vi, trong đó nó có liên quan tới nghiên cứu của các nhà xã hội học (đặc biệt là trong xã hội học về lệch lạc), nhân loại học xã hội và tâm lý học, cũng như trong các văn bản luật pháp.
Khi nói về lĩnh vực nghiên cứu của tội phạm học bao gồm tỷ lệ, hình thức, nguyên nhân và hậu quả của tội phạm, cũng như các quy định xã hội và chính phủ và phản ứng đối với tội phạm. Đối với nghiên cứu về sự phân bố và nguyên nhân của tội phạm, tội phạm học chủ yếu dựa vào phương pháp nghiên cứu định lượng.
Thuật ngữ tội phạm học được đưa ra bởi giáo sư luật người Ý Raffaele Garofalo năm 1885 với từ criminologia. Sau đó, nhà nhân chủng học người Pháp Paul Topinard sử dụng từ tương tự trong tiếng Pháp là criminologie.
2. Sự xuất hiện Tội phạm học ở Việt Nam
Có thể thấy rằng Tội phạm học ở Việt Nam được hình thành khá muộn so với nhiều nước trên thế giới. Bởi chúng ta có thể thấy Tội phạm học so với nhiều ngành khoa học xã hội – pháp lý khác có nguyên nhân khách quan đồng thời cũng phản ánh năng lực chủ quan của chủ thể quản lý xã hội, quản lý nhà nước trên lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm.
Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, ở Việt Nam đã xuất hiện những bài viết mang tính chất tội phạm học trên các báo, tạp chí khoa học như Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tạp chí Công an nhân dân… Với những bài viết mang tính chất tội phạm học dạng này cũng được gia tăng dần cùng với sự gia tăng các loại tạp chí, bản tin khoa học trong các ngành bảo vệ pháp luật. Tất nhiên, thời gian đó chưa phải đã có ngay những tri thức, những nhận định rõ ràng về Tội phạm học. Hay thậm chí cách đặt vấn đề còn hết sức dè dặt, bởi định kiến rằng Xã hội học nói chung là cái gì đó có xuất xứ từ xã hội tư sản và Tội phạm học hình như là một phiên bản của Xã hội học.
Cùng với sự du nhập và phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học pháp lý từ các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô vào Việt Nam đã dần dần xuất hiện những nghiên cứu thuộc lĩnh vực Tội phạm học. Đặc biệt từ khi thực hiện chính sách đổi mới và bắt đầu tổ chức một cách phổ biến hình thức đào tạo trên và sau đại học, cùng với sự lớn mạnh dần của đào tạo sau đại học ở Việt Nam, việc triển khai nghiên cứu Tội phạm học từ chỗ đơn lẻ, thiếu tính tổ chức đã dần dần đi vào nền nếp, có tổ chức và hệ thống chặt chẽ.
Ta có thể thấy, nếu ở những năm 80 của thế kỷ trước chỉ có những bài báo đăng trên các tạp chí bàn đến những khía cạnh nào đó mang tính tội phạm học của các vấn đề tội phạm, hình phạt, hoặc pháp luật tố tụng hình sự, điều tra hình sự… thì những năm đầu thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 đã xuất hiện ở Việt Nam những bài giảng đầu tiên về Tội phạm học đã được trình bày tại các Trung tâm nghiên cứu khoa học và Đào tạo Sau đại học của một số cơ sở đào tạo. Ngày nay, những thành tựu của Xã hội học và nhiều ngành khoa học khác, nhất là trên phương diện phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đã được Tội phạm học vận dụng một cách hợp lý, có hiệu quả cho những giải pháp và mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
Thời gian giữa thập niên 90 của thế kỷ 20, cùng với những luận văn, luận án đầu tiên về lĩnh vực Hình pháp học, ở Việt Nam đã xuất hiện những luận văn, luận án, những tác phẩm dịch thuật đầu tiên về Tội phạm học.
Ở một số cơ sở đầu tiên đào tạo các thạc sĩ chuyên ngành Tội phạm học thường mang tính chất ít ỏi và lẻ tẻ ở Việt Nam lúc này, như: Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Đại học Cảnh sát nhân dân, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội… cùng với giáo trình, đề tài khoa học đầu tiên về Tội phạm học đã xuất hiện ở Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội những năm 1995 – 1996 và tiếp sau đó, những năm 1996 – 1997 ở Đại học Cảnh sát nhân dân, ở Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật thuộc Trung tâm Khoa học xã hội Việt Nam… Bên cạnh những bài viết, bài giảng về Tội phạm học đầu tiên ở các cơ sở đào tạo đã xuất hiện những cuốn giáo trình Tội phạm học, những chương trình nghiên cứu, đề tài khoa học, những ấn phẩm dịch đầu tiên về lĩnh vực Tội phạm học của các tổ chức và cá nhân. Đáng chú ý là Đề tài nghiên cứu về Chính sách xã hội bảo đảm an ninh xã hội thuộc Chương trình khoa học cấp nhà nước KX04 giai đoạn 1991 – 1996 do Thiếu tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an làm chủ nhiệm với sự tham gia của một tập thể cán bộ khoa học… trong đó có mảng vấn đề về tình hình tội phạm và giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm. Giáo trình Tội phạm học do TS. Đỗ Ngọc Quang chủ biên (1996) bước đầu hệ thống hóa những tri thức về môn Tội phạm học ở Đại học quốc gia… công trình nghiên cứu “Tội phạm học hiện đại và Phòng ngừa tội phạm” và một loạt công trình khác về tội phạm có tổ chức, về tội phạm chưa thành niên của PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm (Nxb CAND 2001), đã khảo cứu khá toàn diện sự phát triển của Tội phạm học ở Việt Nam và kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới ở thời kỳ đó và tạo một dấu ấn mạnh mẽ về nghiên cứu Tội phạm học ở Việt Nam.
3. Lịch sử phát triển tội phạm học ở Việt Nam
Thứ nhất, với lịch sử hình thành tội phạm học ta đã nghiên cứu ở phần 2, mà mặc dù ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước ta luôn quan tâm và giao cho các cơ quan bảo vệ pháp luật nghiên cứu lý luận về phòng, chống tội phạm; tuy nhiên mãi đến những năm 80 của thế kỷ 20 mới có một số công trình nghiên cứu sâu về lĩnh vực này gồm các đề tài khoa học, sách chuyên khảo liên quan đến tội phạm học, ví dụ như:
– Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội phạm và đấu tranh chống tội phạm” (Viện Nhà nước và Pháp luật -1985);
– Tình hình tái phạm tội giai đoạn 1980 – 1985” (Viện Khoa học Công an – Bộ Nội vụ -1985);
– Thực trạng tội phạm, tệ nạn xã hội ở Hà Nội 1989 – 1992” (Tiến sĩ Lê Thế Tiệm và đồng nghiệp – 1992);
– Phòng chống ma túy trong tình hình mới” (Ủy ban quốc gia phòng, chống ma túy – 1999);
– Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm” (PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm – 2001)…
=> Với những kết quả nghiên cứu các công trình trên đã góp phần tích cực vào việc hoàn thiện chính sách hình sự của Nhà nước, lý luận phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trong những năm trước đó.
Thứ hai, nói về lĩnh vực đào tạo thì đến năm 1998 có: Giáo trình “Tội phạm học đại cương” của PGS.TS Đỗ Ngọc Quang được công bố. Đây cũng chính là giáo trình đầu tiên về môn Tội phạm học. Tiếp đó, có một số giáo trình khác, như: Ở Học viện Cảnh sát nhân dân xuất bản giáo trình “Tội phạm học” và lần đầu tiên môn học này được giảng dạy ở Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội. Trong những năm cuối thế kỷ 20 ở Việt Nam đã hình thành một số cơ sở nghiên cứu kiểu trung tâm nghiên cứu tội phạm học ở một số cơ quan, như Trung tâm nghiên cứu tội phạm học của Viện Nhà nước và Pháp luật (vào năm 1999)…
=> Với yêu cầu cấp bách cả về lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, vào tháng 6/2007 Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm thuộc Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an đã được thành lập với chức năng: tổng kết các vấn đề lý luận và thực tiễn về tội phạm học và khoa học phòng, chống tội phạm phục vụ công tác của lực lượng Cảnh sát nhân dân; nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, biện pháp nghiệp vụ về phòng ngừa tội phạm; giảng dạy các bậc học hợp tác quốc tế về nghiên cứu tội phạm.
=> Nhận xét: Khi nhìn về lịch sử phát triển của ngành Tội phạm học ở Việt Nam ta thấy rằng: Về mặt pháp lý, đến nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật chính thức của Chính phủ giao trách nhiệm cụ thể cho cơ quan nào thực hiện chức năng nghiên cứu tội phạm học, hoặc có quy định cụ thể làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, phát triển ngành Tội phạm học của nước ta cũng như phục vụ việc nghiên cứu tội phạm học và xây dựng, hoàn thiện lý luận về tội phạm học phù hợp với điều kiện của nước ta. Hiện nay chỉ mới có các chế định nằm ở các ngành luật, văn bản quy phạm pháp luật khác nhau quy định về công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.
4. Vai trò của Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm
Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm của Học viện Cảnh sát nhân dân có những vao trò nhất định.
– Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm kết hợp công tác nghiên cứu khoa học với đào tạo Sau đại học về lĩnh vực Tội phạm học, bên cạnh tổ chức các công trình nghiên cứu có quy mô lớn của các giáo sư, phó giáo sư – những người có bề dày nghiên cứu về tội phạm học đã xuất hiện một đội ngũ các nhà khoa học trẻ quan tâm nghiên cứu các vấn đề của tội phạm học chuyên biệt được đào tạo ở Trung tâm. Nhiều công trình nghiên cứu về tội phạm kinh tế, tội phạm ma túy, tội phạm hình sự có tổ chức được thực hiện dưới hình thức luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và các bài viết đăng trên các tạp chí của Học viện Cảnh sát nhân dân…
– Sự đóng góp của Trung tâm Tội phạm học và Điều tra tội phạm của Học viện Cảnh sát nhân dân cho phát triển khoa học Tội phạm học Việt Nam là điều đáng khích lệ. Rất nhiều công trình khoa học có giá trị, nhiều cuộc Hội thảo lớn và hàng ngàn sinh viên, học viên cao học, tiến sĩ được đào tạo ở Học viện Cảnh sát nhân dân có vai trò tham gia tích cực của Trung tâm này.
5. Tình hình nghiên cứu tội phạm học ở Việt Nam
Ta có thể thấy rằng việc nghiên cứu Tội phạm học chưa mang tính chiến lược, chủ yếu mang tính tự phát, đó là khi cơ quan bảo vệ pháp luật nào có nhu cầu nghiên cứu phục vụ công tác của ngành mình mới quan tâm nghiên cứu theo từng vấn đề tại thời điểm đó; hoặc, nghiên cứu dưới dạng các luận văn, luận án, bài báo khoa học ở một số cơ sở đào tạo luật nhất định. Mặc dù có một số công trình có giá trị của các nhà khoa học nghiên cứu về Tội phạm học nhưng chủ yếu là sự nỗ lực của cá nhân nhà khoa học và chỉ có một phần nhỏ sự hỗ trợ về kinh phí của cơ quan chủ quản.
Về lý luận Tội phạm học, có thể thấy nó tương đối hoàn thiện về khoa học lý luận Tội phạm học ở Việt Nam hiện nay. Trong nhiều năm qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật, các viện nghiên cứu về luật pháp và một số trường đại học đã tiến hành triển khai chương trình nghiên cứu về tội phạm học. Theo đó, nhiều vấn đề mang tính nhận thức, lý luận về tội phạm học được xúc tiến nghiên cứu cả bề rộng lẫn chiều sâu như các phương pháp nghiên cứu tội phạm học; quan hệ giữa tội phạm học và các ngành khoa học khác có liên quan như xã hội học, tâm lý học, khoa học quản lý, khoa học luật hình sự, khoa học luật tố tụng hình sự… bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực; đặt nền móng cho những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực khoa học này.
Ta thấy mặc dù Tội phạm học Việt Nam đến nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa được khám phá hoặc cần thiết phải có cách nhìn đổi mới, điều chỉnh cách tiếp cận để nhằm giúp thực tiễn đạt được hiệu quả cao hơn trong điều kiện mới. Tuy nhiên Tội phạm học Việt Nam cũng đã có những bước tiến lớn và đạt được những thành công rực rỡ. Việc thành lập Trung tâm Tội phạm học và Điều tra tội phạm ở Học viện Cảnh sát nhân dân là một chủ trương đúng đắn và hiệu quả. Ngày nay, với một đội ngũ cán bộ nghiên cứu khá vững vàng và với cộng đồng những nhà Tội phạm học Việt Nam rộng lớn đang cộng tác với Trung tâm, chúng ta có thể tin tưởng chắc chắn rằng trong tương lai Trung tâm Tội phạm học và Điều tra tội phạm sẽ tiếp tục có những đóng góp lớn hơn nữa cho sự phát triển của Ngành Tội phạm học Việt Nam.
(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).