Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Luật giám định tư pháp 2012
– Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009
– Thông tư 07/2014/TT-BVHTTDL
– Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL
1. Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định
Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL quy định về quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan. Nội dung chi tiết chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Người giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan, tổ chức giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, mẫu vật có liên quan (nếu có) để thực hiện giám định; trường hợp không đủ điều kiện giám định thì từ chối theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
Việc giao, nhận hồ sơ, tài liệu, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL ngày 23 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định hồ sơ, các mẫu văn bản thực hiện giám định tư pháp; áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của Văn phòng giám định tư pháp về di vật, cổ vật, quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi là Thông tư 07/2014/TT-BVHTTDL).
2. Chuẩn bị thực hiện giám định
Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp tiến hành nghiên cứu hồ sơ trưng cầu, yêu cầu và các quy định cụ thể của pháp luật về sở hữu trí tuệ để chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp. Trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, đối tượng giám định thì đề nghị người trưng cầu, yêu cầu cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan.
Người giám định tư pháp có thể tự mình tiến hành lấy mẫu giám định (các hiện vật cụ thể là yếu tố xâm phạm hoặc đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ) hoặc đề nghị người trưng cầu, yêu cầu giám định cung cấp mẫu giám định. Việc cung cấp mẫu giám định phải được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Biên bản cung cấp mẫu giám định thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp cần thiết, người giám định tư pháp tổ chức lấy kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác để đưa ra đánh giá, kết luận.
Tổ chức giám định tư pháp quyết định thực hiện giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan bằng hình thức giám định cá nhân hoặc giám định tập thể đối với những vụ việc phức tạp. Trường hợp giám định tập thể thì số lượng người tham gia giám định tư pháp phải từ 03 người trở lên, trong đó có ít nhất 01 người thuộc chuyên ngành đào tạo về Luật.
Quyết định thực hiện giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Tổ chức giám định tư pháp căn cứ vào hồ sơ trưng cầu, yêu cầu giám định để lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp, phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định tư pháp.
3. Thực hiện giám định
Người giám định tư pháp xem xét đối tượng giám định và sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật trên cơ sở hồ sơ trưng cầu, yêu cầu giám định. Việc xem xét giám định bao gồm một hoặc các nội dung sau đây:
a) Xác định đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan;
b) Xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan;
c) Xác định giá trị quyền tác giả, quyền liên quan, xác định giá trị thiệt hại;
d) Các nội dung khác có liên quan về quyền tác giả, quyền liên quan.
Người giám định tư pháp có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL.
4. Thời hạn giám định
– Thời hạn giám định tối đa là 03 tháng tính theo quy định tại khoản 1 Điều 26a Luật Giám định tư pháp được bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
– Thời hạn giám định có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa nêu trên.
– Người trưng cầu giám định có thể thống nhất về thời hạn giám định với tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định trước khi trưng cầu giám định nhưng không quá thời hạn tối đa hoặc thời hạn đã được gai hạn.
– Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở để cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.
5. Kết luận giám định và bàn giao kết luận giám định
Kết luận giám định
Căn cứ kết quả giám định tư pháp và quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, người giám định tư pháp kết luận những vấn đề có liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan.
Kết luận giám định thực hiện theo Mẫu số 04a và 04b ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL .
Bàn giao kết luận giám định
Khi việc thực hiện giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan hoàn thành, người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm bàn giao kết luận giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định.
Biên bản bàn giao kết luận giám định thực hiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL .
6. Biên bản cung cấp mẫu giám định
>>> Kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BVHTTDL ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
(1)…………………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN
CUNG CẤP MẪU GIÁM ĐỊNH
Hôm nay, hồi…….. giờ…… ngày…… tháng….. năm….. tại:………………………………. (2)
Chúng tôi gồm:
1. Đại diện người trưng cầu/yêu cầu giám định:
Ông (bà)……………………………………………………………….. chức vụ………………………….
2. Đại diện………………………………………………………………………………………………..(3):
Ông (bà)……………………………………………………………….. chức vụ………………………….
3. Người chứng kiến (nếu có):
Ông (bà)……………………………………………………………………………………………………(4)
Tiến hành cung cấp mẫu giám định đối với vụ việc theo Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định số…. (5) như sau:
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
(Chú ý: Ghi rõ tên, loại, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, trích yếu nội dung thông tin và tình trạng của mẫu giám định; cách thức bảo quản mẫu giám định khi được cung cấp).
Biên bản cung cấp mẫu giám định đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và đại diện ký xác nhận; biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Việc giao nhận hoàn thành hồi……. giờ………… ngày……/……/……
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
ĐẠI DIỆN |
_____________
(1) Tên cơ quan/Giám định viên tiếp nhận trưng cầu.
(2) Địa điểm cung cấp mẫu giám định.
(3) Tên cơ quan, đơn vị hoặc giám định viên tiếp nhận trưng cầu.
(4) Ghi rõ họ tên, chức vụ, địa chỉ người chứng kiến.
(5) Số văn bản trưng cầu (hoặc yêu cầu) giám định.
7. Mẫu biên bản mở niêm phong
>>> Mẫu số 02 Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2014/TT-BVHTTDL ngày 23 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(1) ……………………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN
MỞ NIÊM PHONG
Hôm nay, hồi……giờ…. ngày …. tháng …. năm…. tại: …………………………… (2)
Chúng tôi gồm:
1- Đại diện người trưng cầu/yêu cầu giám định:
+ Ông (bà) ……………………………………………………chức vụ……………………
2- Đại diện……………………………………………………………………………… (3):
+ Ông (bà) ……………………………………………………chức vụ …………………
3- Người chứng kiến:
Ông (bà) …………………………………………………………………………………(4)
Tiến hành thủ tục mở niêm phong tài liệu hồ sơ, đối tượng trưng cầu/yêu cầu giám định theo yêu cầu tại Quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định số…. (5) ghi nhận như sau:
…………………………………………………………………………………………………
(Chú ý: Ghi nhận rõ tên, loại, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, trích yếu nội dung và tình trạng tài liệu, đối tượng giám định khi tiến hành mở niêm phong; cách thức bảo quản tài liệu, đối tượng giám định khi mở niêm phong).
Biên bản mở niêm phong đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và đại diện ký xác nhận; biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Việc mở niêm phong hoàn thành hồi …. giờ …. ngày……/……/……
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
ĐẠI DIỆN ……………………(3) |
(1) Tên cơ quan/Giám định viên tiếp nhận trưng cầu.
(2) Địa điểm tiến hành mở niêm phong.
(3) Tên cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân yêu cầu.
(4) Ghi rõ họ tên, chức vụ, địa chỉ người chứng kiến.
(5) Số văn bản trưng cầu (hoặc yêu cầu) giám định.
8. Mẫu văn bản kết luận giám định
Mẫu số 04a Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2014/TT-BVHTTDL ngày 23 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(1) ……………………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
CÁC NỘI DUNG THEO TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH … (2)
Căn cứ Quyết định số ….(3) về việc tiếp nhận trưng cầu và Quyết định cử người tham gia giám định tư pháp theo hình thức giám định cá nhân đối với trưng cầu giám định ….(2), giám định viên đã tiến hành giám định các nội dung yêu cầu và kết luận giám định như sau:
1. Người giám định tư pháp:
(ghi rõ họ tên giám định viên hoặc người giám định theo vụ việc)
2. Người trưng cầu giám định/người yêu cầu giám định:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng:
b) Người tiến hành tố tụng:
c) Văn bản trưng cầu giám định số:
d) Người yêu cầu giám định:
3. Thông tin xác định đối tượng giám định:
4. Thời gian tiếp nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định:
5. Nội dung yêu cầu giám định:
6. Phương pháp thực hiện giám định:
7. Kết luận về đối tượng giám định:
8. Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định:
Kết luận giám định hoàn thành ngày: …
Địa điểm hoàn thành kết luận giám định cá nhân:
Kết luận giám định này gồm….trang, được làm thành … bản có giá trị như nhau và được gửi cho:
– Cơ quan trưng cầu giám định: 02 (hai) bản;
– Lưu hồ sơ giám định: 02 (hai) bản.
Bản kết luận giám định này đã được giám định viên ký tên và chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
CHỮ KÝ GIÁM ĐỊNH VIÊN/NGƯỜI GIÁM ĐỊNH THEO VỤ VIỆC
(Chữ ký và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA …(1)
… xác nhận những chữ ký nói trên là chữ ký của giám định viên…………được cử giám định cá nhân theo Quyết định số……… (3).
|
(4) ………, ngày tháng năm |
(1) Tên cơ quan tiếp nhận trưng cầu.
(2) Số văn bản trưng cầu (hoặc yêu cầu) giám định.
(3) Số Quyết định về việc tiếp nhận trưng cầu và cử người tham gia giám định tư pháp theo hình thức giám định cá nhân.
(4) Địa điểm hành chính nơi diễn ra việc thực hiện giám định.
(5) Lãnh đạo cơ quan tiếp nhận trưng cầu hoặc cơ quan chứng thực chữ ký.
Mẫu số 04b Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2014/TT-BVHTTDL ngày 23 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
(1) ……………………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
CÁC NỘI DUNG THEO TRƯNG CẦU/YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH … (2)
Căn cứ Quyết định số ….(3) về việc tiếp nhận trưng cầu và Quyết định cử người tham gia giám định tư pháp theo hình thức giám định tập thể (hoặc Hội đồng giám định) đối với trưng cầu giám định ….(2), các thành viên giám định tập thể (hoặc Hội đồng giám định) đã tiến hành giám định các nội dung yêu cầu và kết luận giám định như sau:
1. Người giám định tư pháp:
(Ghi rõ họ tên giám định viên hoặc người giám định theo vụ việc)
2. Người trưng cầu giám định/người yêu cầu giám định:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng:
b) Người tiến hành tố tụng:
c) Văn bản trưng cầu giám định số:
d) Người yêu cầu giám định:
3. Thông tin xác định đối tượng giám định:
4. Thời gian tiếp nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định:
5. Nội dung yêu cầu giám định:
6. Phương pháp thực hiện giám định:
7. Kết luận về đối tượng giám định:
8. Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định:
Kết luận giám định hoàn thành ngày: …
Địa điểm hoàn thành kết luận giám định cá nhân:
Kết luận giám định này gồm….trang, được làm thành … bản có giá trị như nhau và được gửi cho:
– Cơ quan trưng cầu giám định: 02 (hai) bản;
– Lưu hồ sơ giám định: 02 (hai) bản.
Bản kết luận giám định này đã được tập thể các thành viên giám định thảo luận, thông qua, đồng ký tên và chịu trách nhiệm như nhau trước pháp luật./.
CHỮ KÝ CÁC THÀNH VIÊN GIÁM ĐỊNH TẬP THỂ (hoặc Hội đồng giám định)
(Ký và ghi rõ họ, tên)
XÁC NHẬN CỦA……… (1)
…. xác nhận những chữ ký nói trên là chữ ký của các thành viên được cử tham gia giám định tập thể (hoặc Hội đồng giám định) theo Quyết định số …. (3)
|
(4) ……, ngày tháng năm |
(1) Tên cơ quan tiếp nhận trưng cầu.
(2) Số văn bản trưng cầu (hoặc yêu cầu) giám định.
(3) Số Quyết định về việc tiếp nhận trưng cầu và cử người tham gia giám định tư pháp theo hình thức giám định tập thể (hoặc Hội đồng giám định).
(4) Địa điểm hành chính nơi diễn ra việc thực hiện giám định.
(5) Lãnh đạo cơ quan tiếp nhận trưng cầu hoặc cơ quan chứng thực chữ ký.
9. Mẫu biên bản bàn giao kết luận giám định tư pháp
Mẫu số 05 Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2014/TT-BVHTTDL ngày 23 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(1) ……………………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN
BÀN GIAO KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
– Căn cứ Luật Giám định tư pháp năm 2012 và các văn bản pháp lý liên quan;
– Căn cứ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định số ……;
– ….
Hôm nay, hồi……giờ…. ngày …. tháng …. năm….tại: …………………………… (2)
Chúng tôi gồm:
1- Đại diện người trưng cầu/yêu cầu giám định:
+ Ông (bà) ……………………………………………………chức vụ…………………
2- Đại diện…………………………………………………………………………… (3):
+ Ông (bà) ……………………………………………………chức vụ ………………
3- Người chứng kiến:
Ông (bà) ………………………………………………………………………………(4)
Tiến hành bàn giao kết luận giám định vụ việc và tài liệu phục vụ giám định theo Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định gồm:
– 02 Bản Kết luận giám định (giá trị pháp lý như nhau), mỗi bản ….trang, có đầy đủ chữ ký các thành viên tham gia giám định tư pháp theo hình thức … (giám định cá nhân hoặc giám định tập thể), có xác nhận đóng dấu của ….
– Tài liệu, đối tượng kèm theo Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định… (5)
Việc bàn giao kết luận giám định và tài liệu phục vụ giám định kết thúc hồi …giờ… cùng ngày; biên bản được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau, đã đọc lại cho hai bên giao nhận cùng nghe và thống nhất ký tên xác nhận, mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN TRƯNG CẦU |
ĐẠI DIỆN…………… (3) |
(1) Tên cơ quan/ Giám định viên tiếp nhận trưng cầu.
(2) Địa điểm giao nhận thông tin, tài liệu.
(3) Tên cơ quan, đơn vị hoặc giám định viên tiếp nhận trưng cầu.
(4) Ghi rõ họ tên, chức vụ, địa chỉ người chứng kiến.
(5) Tên, loại, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm và trích yếu nội dung thông tin, tài liệu.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group