1. Ký cược là gì?

Theo Khoản 1 Điều 329 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

Trong hợp đồng thuê tài sản, bên thuê phải bảo quản tốt tài sản, khai thác, sử dụng tài sản đúng mục đích. Hết hạn của hợp đồng bên thuê phải trả tài sản trong tình trạng ban đầu trừ hao mòn tự nhiên và trả tiền thuê tài sản. Tuy nhiên, bên thuê có thể là bất cứ cá nhân, pháp nhân nào thậm chí các bên hoàn toàn không quen biết nhau. Để bảo đảm cho việc trả lại tài sản thuê và trả tiền thuê, bên cho thuê yêu cầu bên thuê giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác, trường hợp bên thuê không trả tiền thuê, hoặc trả thiếu hoặc gây thiệt hại về tài sản thuê thì bên cho thuê sẽ xử lý tài sản ký cược để bù trừ nghĩa vụ của bên thuê.

Hết hạn của hợp đồng mà bên thuê trả lại tài sản thuê thì bên thuê phải thanh toán tiền thuê và bên cho thuê phải trả lại tài sản ký cược.

2. Hợp đồng ký cược được thể hiện dưới hình thức nào?

Theo Điều 329 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 329. Ký cược

1. Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

2. Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định về hình thức bắt buộc đối với biện pháp ký cược.

Theo Điều 119 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Vì thế, các bên trong quan hệ ký cược có thể tuỳ ý lựa chọn hình thức xác lập việc ký cược và tuỳ từng trường hợp cụ thể, việc ký cược được xác lập theo lời nói hoặc văn bản. Tuy nhiên, trong thực tế nếu tài tài ký cược có giá trị lớn, các bên thường phải xác lập bằng hình thức văn bản hoặc lập biên bản về bàn giao tài sản theo hình thức giấy biên nhận. Ngoài ra, nếu hợp đồng cho thuê động sản được xác lập bằng văn bản thì các bên có thể thỏa thuận việc ký cược được ghi nhận bằng các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thuê tài sản.

3. Hậu quả pháp lý khi bên thuê không trả lại tài sản thuê

Theo khoản 2 Điều 329 Bộ luật dân sự 2015:

Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

Như vậy, nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê phải trả lại tài sản thuê. Nếu tài sản thuê không còn thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê. Như vậy để đảm bảo cho hợp đồng thuê tài sản thực hiện đúng thì tài sản ký cược phải có giá trị tương đương với tài sản thuê trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Ví dụ: A cho B thuê một chiếc xe máy trong thời hạn 1 năm. Hai bên thỏa thuận B phải giao cho A một khoản tiền là 20 triệu đồng để đảm bảo sau một năm B trả lại chiếc xe máy cho A. Tuy nhiên, sau một năm thì B không trả lại được chiếc xe máy cho A do B gây tại nạn nên chiếc xe bị hư hỏng không thể sử dụng được nữa. Trong trường hợp này thì việc B không thể trả lại tài sản thuê cho A gây ra hậu quả pháp lý là khoản tiền 20 triệu đồng sẽ thuộc về A.

4. Phân biệt ký cược với ký quỹ

Ký cược và ký quỹ đều là những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Hai biện pháp này khác nhau ở một số điểm sau:

– Căn cứ pháp lý: Điều 329, 330 Bộ luật dân sự 2015

– Định nghĩa:

+ Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

+ Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

– Chủ thể:

+ Ký cược gồm bên nhận ký cược và bên ký cược

+ Ký quỹ gồm có bên ký quỹ, bên có quyền, tổ chức tín dụng nơi ký quỹ

– Nội dung:

+ Ký cược: Biện pháp này được áp dụng để đảm bảo cho việc trả lại tài sản trong hợp đồng thuê tài sản. Tài sản thuê có tính chất của động sản, có sự chuyển giao từ bên cho thuê sang bên thuê. Ký cược cũng mang đặc tính có khả năng thanh khoản cao như: tiền, kim khí quý, đá quý, các tài sản có giá trị khác. Giá trị của tài sản ký cược ít nhất phải tương đương với giá trị tài sản thuê, vì nó bao gồm cả giá trị tài sản thuê và khoản tiền thuê để bồi thường cho bên thuê nếu tài sản thuê không được trả lại. Do vậy, những biện pháp này cũng chủ yếu được áp dụng đối với những hợp đồng thuê tài sản có giá trị nhỏ, hay việc sử dụng tài sản dễ bị hư hỏng.

+ Ký quỹ: Với biện pháp ký quỹ 2 bên có thể mở một tài khoản tại ngân hàng nhưng không được dùng tài khoản khi chưa chấm dứt hợp đồng. Mặc dù vẫn là chủ của tài khoản đó nhưng bên có nghĩa vụ không được thực hiện bất kỳ một giao dịch rút tiền nào từ tài khoản đó bởi số tài khoản ký quỹ đó được xác định để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trước bên có quyền.

Tài sản dùng để ký quỹ cũng tương tự như tài sản dùng để đặt cọc, ký cược đó là tiền, kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá được bằng tiền. Khác với cầm cố tài sản đối với ký quỹ, quyền tài sản không thể được dùng để ký quỹ.

– Mục đích:

+ Ký cược: bảo đảm nghĩa vụ giao trả động sản, nghĩa vụ trả tiền thuê của bên có nghĩa vụ.

+ Ký quỹ: bảo đảm việc được thanh toán bồi thường thiệt hại khi bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

– Hậu quả pháp lí:

+ Ký cược: Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

+ Ký quỹ: Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.

5. So sánh ký cược với đặt cọc

* Giống nhau:

– Điều là một trong các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.

– Đều có sử chuyển giao tài sản từ bên này sang cho bên kia.

– Tài sản đảm bảo đều là một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.

– Có hai bên chủ thể: bên ký cước-bên nhận ký cước; bên đặt cọc-bên nhận đặt cọc

* Khác nhau:

Ký cước và đặt cọc có thể được phân biệt bởi các tiêu chí sau đây:

– Căn cứ pháp lí: Điều 328 và Điều 329 Bộ luật dân sự 2015:

– Định nghĩa:

+ Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

+ Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

– Mục đích:

+ Ký cước nhằm mục đích trả lại tài sản thuê

+ Đặt cọc nhằm mục đích đảm bảo giao kết, thực hiện hợp đồng.

– Giá trị tài sản đảm bảo:

+ Tài sản ký cược ít nhất phải bằng tài sản thuê.

+ Tài sản đặt cọc có thể nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ cầm bảo đảm

– Hậu quả pháp lí:

+ Ký cước: Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

+ Đặt cọc: Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua Email : Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Trân trọng./.