1. Khái quát về Incoterms 2020

Incoterms là một bộ quy tắc được công nhận trên toàn cầu với chức năng hướng dẫn bên bán và bên mua trong việc soạn thảo và thực hiệp hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Lần đầu được giới thiệu vào năm 1936 bởi Phòng thương mại quốc tế (ICC), bộ quy tắc Incoterms 2020 đánh đấu lần cập nhật đầu tiên kể từ năm 2010 nhằm theo kịp với bối cảnh thương mại toàn cầu liên tục phát triển.

Phiên bản mới nhất của bộ quy tắc Incterms đi vào hiệu lực từ ngày 01/01/2020 và bao gồm 11 điều khoản riêng biệt, khác nhau, với một số điểm sửa đổi đáng lưu ý so với các bản Incoterms trước đó.

Bộ quy tắc Incoterms 2020 đã chính thức định nghĩa “vận chuyển hàng hóa” là thời điểm trong giao dịch khi rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa chuyển giao từ bên bán sang bên mua, trong khi trước đây thuật ngữ này chỉ được giải thích một cách không chính thức. Bộ quy tắc Incoterms 2020 cũng đã được cập nhật nhằm chú trọng hơn vào an ninh thông qua việc liệt kê những yêu cầu về an ninh xuất-nhập khẩu và chỉ rõ rằng bên nào có trách nhiệm đáp ứng từng yêu cầu.

Các định nghĩa mới cập nhật được chia thành 2 nhóm riêng biệt bởi vì bộ quy tắc Incoterms đã xác định trách nhiệm của bên mua và bên bán tại các thời điểm khác nhau trong quá trình vận chuyển và tùy vào sự thích hợp của từng điều khoản đối với các phương thức vận tải khác nhau.

Mỗi điều khoản trong 11 điều khoản của bộ quy tắc Incoterms đều dựa trên phương thức vận tải, với 7 điều khoản được áp dụng cho mọi phương thức vận tải và 4 điều khoản chỉ áp dụng cho phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội địa.

Trong ICC, các thuật ngữ “Thông thương, Thông dụng, Bình thường” ở đây không có nghĩa là con tàu đi biển đó phải thích hợp và phải làm sao hạn chế tối thiểu rủi ro mất mát hư hỏng đối với hàng hóa. Tuy vậy, trong trường hợp người bán chú tâm tìm thuê con tàu kém tiêu chuẩn (sub- Standard) thì đó không thể coi là con tàu thông thường và từ đó người mua có thể buộc người bán phải gánh chịu một phần trách nhiệm nếu xảy ra hư hỏng, tổn thất hàng hóa.

Theo quy định của pháp luật hàng hải, người chuyên chở được quyền gióới hạn trách nhiệm của mình trong chừng mực đã hợp lý để thực hiện chuyến đi và bảo đảm rằng con tàu của mình thích hợp với hành trình đi biển trước khi rời cảng xếp hàng. Theo thông lệ hàng hải quốc tế miễn trách nhiệm cho họ nếu tổn thất hàng hóa xảy ra do cháy (trù trường hợp do lỗi của người chuyên chở gây ra) hoặc lỗi về điều khiển và quản lý tàu cùng một loạt các miễn trách nhiệm khác.

Vì lẽ đó nên người bán theo điều kiện CIF, CIP hoặc người mua theo điều kiện CFR, CPT phải mua bảo hiểm cho hàng hóa để đề phòng những rủi ro theo hợp đồng chuyên chở. Mục đích các từ ngữ này, đó là ‘thông thường, thông dụng, bình thường” trong Incoterms muốn khẳng định rằng tổn thất hàng hóa xảy ra khi đã qua lan can tàu ở cảng xếp hàng nếu do hàng hóa không đúng với quy định của hợp đồng thì người bán phải bồi thường, ngược lại, nếu do lỗi của tàu vận chuyển thì người mua có nghĩa vụ đòi bảo hiểm để bù đáp. Trong trường hợp người bán thuê con tàu kém tiêu chuẩn, không thích hợp, không thông dụng và do đó gây ra hư hỏng tổn thất hàng hóa thì người mua cần giám định để xem xét đâu là phần tổn thất do người bán thuê phải con tàu không thích hợp gây ra và đâu là phần tổn thất do lỗi của bản thân người chuyên chở để đòi bồi thưòng thỏa đáng theo mức độ lỗi của mỗi bên.

Trân trọng!

2. CIF trong Incomterms

Về CIF – Cost, Insurance & Freight (Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí) như sau:

Nếu bên bán có thêm khả năng mua bảo hiểm cho lô hàng khi hàng được vận tải trên tàu biển, bên bán nên làm việc này (tự chịu chi phí phát sinh để mua bảo hiểm, tính trước chi phí này vào tiền hàng) và ký hợp đồng theo điều kiện CIF.

 

CIF có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua khi:

– Hàng được đặt trên boong tàu hoặc

– Người bán mua lô hàng được giao như vậy để giao hàng cho người mua.

Theo đó, Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của lô hàng được chuyển giao khi hàng hóa được đặt trên boong tàu, tại thời điểm đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng bất kể hàng hóa có đến cảng dỡ trong tình trạng tốt và đầy đủ hay không.

Với CIF, người bán chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa và người bán phải ký hợp đồng vận tải hàng hóa từ nơi giao hàng tới cảng đến được chỉ định.

=> Vậy theo CIF, bên bán có trách nhiệm thông quan xuất khẩu và vận chuyển hàng hóa khi hàng hóa đang trên tàu vận chuyển tại cảng giao hàng. Bên bán chịu cước phí và phí bảo hiểm cho đến khi tới cảng đích chỉ định và có trách nhiệm đối với bất kì hư hỏng nào của hàng hóa khi đang trên tàu. Bên bán được yêu cầu mua mức bảo hiểm tối thiểu theo điều khoản Bảo hiểm hàng hóa C (Như vậy với yêu cầu của incoterm 2020, yêu cầu này không thay đổi so với bộ quy tắc Incoterms 2010)

Tại cảng đến, bên bán phải xuất trình 3 loại giấy tờ chính – hóa đơn, chính sách bảo hiểm và vận đơn đường biển, đại diện tương ứng cho tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí của điều khoản CIF. Điều khoản này có nhiều điểm tương đồng với CPT, ngoại trừ việc bên bán được yêu cầu phải có bảo hiểm cho hàng hóa khi đang vận chuyển.

3. CRF trong Incomterms

Về CFR – Cost and Freight (Tiền hàng và cước phí) quy định như sau:

CFR có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua khi:

– Hàng được đặt trên boong tàu hoặc

– Người bán mua lô hàng được giao như vậy để giao hàng cho người mua.

Theo đó, rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của lô hàng được chuyển giao khi hàng hóa được đặt trên boong tàu, tại thời điểm đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng bất kể hàng hóa có đến cảng dỡ trong tình trạng tốt và đầy đủ hay không.

Với CFR, người bán không chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa do đó người mua tự thực hiện mua bảo hiểm.

Đơn vị giao hàng sẽ chi trả phí thông quan xuất khẩu và cước phí vận chuyển hàng hóa tới cảng chỉ định và có trách nhiệm đối với bất kì hư hỏng nào của hàng hóa khi đang trên tàu cho tới khi đến cảng giao hàng cuối cùng.

Như vậy, điều khoản CRF đặt mức rủi ro và trách nhiệm lớn hơn cho bên bán vì họ phải chi trả chi phí vận chuyển hàng hóa cho tới khi đến cảng đích chỉ định. Rủi ro được chuyển giao sang bên mua khi hàng hóa đã được bốc xếp lên tàu tại quốc gia xuất khẩu.

Bên mua trả phí vận chuyển tại địa phương từ cảng về nơi giao hàng cuối cùng và có trách nhiệm mua bảo hiểm. Nếu bên mua yêu cầu bên bán phải có bảo hiểm, họ nên cân nhắc áp dụng điều khoản CIF.

Điều khoản CFR chỉ nên được áp dụng cho cho nhóm hàng hóa không đóng công-ten-nơ vận chuyển theo phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội địa; đối với các phương thức vận tải khác và nhóm hàng hóa đóng công-ten-nơ, điều khoản này nên được thay thế bởi điều khoản CPT, như đã được chỉ rõ tại một điềm sửa đối chính trong bộ quy tắc Incoterms 2020.

 

4. CIP trong Incomterms

Về CIP – Carriage and Insurance Paid To (Cước phí và phí bảo hiểm trả tới) trong Incoterms 2020 quy định.

Nếu bên mua muốn nhận hàng như điều kiện CPT nhưng cũng cần thêm việc người bán mua bảo hiểm cho lô hàng thì ký hợp đồng với điều kiện CIP. Bên bán mua bảo hiểm và chịu chi phí bảo hiểm nhưng bên mua chịu rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của lô hàng trong quá trình vận tải.

CIP có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua – và chuyển giao rủi ro về hàng hóa cho người mua khi:

– Hàng được giao cho người chuyên chở được thuê bởi người bán hoặc

– Người bán mua lô hàng được giao như vậy để giao hàng cho người mua.

Theo đó, ngay khi hàng được giao cho người mua như vậy, người bán không đảm bảo hàng sẽ tới điểm đến trong tình trạng tốt và đầy đủ. Rủi ro được chuyển giao từ người bán sang người mua khi hàng được giao cho người mua bằng cách giao cho người chuyên chở.

Người bán phải ký hợp đồng vận tải để đưa hàng từ điểm giao hàng tới điểm đến được thỏa thuận. Người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hóa (bảo hiểm từ điểm giao hàng tới ít nhất là điểm đến).

CIP cũng được sử dụng với mọi phương thức vận tải.

Như vậy, nhìn chung về điều khoản CIP có khá nhiều điểm tương đồng với CPT, ngoại trừ việc bên bán có trách nhiệm thanh toán bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển cũng như chi phí cho việc vận chuyển.

Bên bán thông quan xuất khẩu cho hàng hóa và giao chúng cho trung gian vận chuyển hàng hóa hoặc một người do bên bán chỉ định tại địa điểm giao hàng chỉ định, tại thời điểm này rủi ro được chuyển giao cho bên mua. Bên bán có trách nhiệm chi trả các chi phí liên quan tới quy trình vận chuyển hàng hóa tới nơi giao hàng cuối cùng.

Một trong những thay đổi đáng kể nhất của bộ quy tắc Incoterms 2020, CIP yêu cầu bên bán mua mức bảo hiểm cao hơn, phù hợp hơn với nhóm hàng hóa đóng công-ten-nơ: 110% giá trị hợp đồng theo điều khoản Bảo hiểm hàng hóa A của Hiệp Hội Các Nhà Bảo Hiểm Luân Đôn. Trước đây, mức bảo hiểm tối thiểu được áp dụng theo điều khoản Bảo hiểm hàng hóa C.

 

5. CPT trong Incomterms

Về CPT – Carriage Paid To (Cước phí trả tới)

CPT có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua – và chuyển giao rủi ro về hàng hóa cho người mua khi:

– Hàng được giao cho người chuyên chở được thuê bởi người bán hoặc

– Người bán mua lô hàng được giao như vậy để giao hàng cho người mua.

Theo đó, ngay khi hàng được giao cho người mua như vậy, người bán không đảm bảo hàng sẽ tới điểm đến trong tình trạng tốt và đầy đủ. Rủi ro được chuyển giao từ người bán sang người mua khi hàng được giao cho người mua bằng cách giao cho người chuyên chở.

Người bán phải ký hợp đồng vận tải để đưa hàng từ điểm giao hàng tớ điểm đến được thỏa thuận.

Về việc sử dụng phương thức trong CPT: CPT được sử dụng với mọi phương thức vận tải.

Điều khoản CPT của incoterms đi sâu hơn điều khoản FCA thông qua việc chỉ rõ rằng bên bán chịu chí phí vận chuyển hàng hóa tới nơi giao hàng cuối cùng của bên mua. Bên bán thông quan xuất khẩu cho hàng hóa và giao chúng cho trung gian vận chuyển hàng hóa hoặc một người do bên bán chỉ định tại địa điểm giao hàng chỉ định, tại thời điểm này rủi ro được chuyển giao cho bên mua. Bên bán có trách nhiệm chi trả các chi phí liên quan tới quy trình vận chuyển hàng hóa tới nơi giao hàng cuối cùng nhưng không có trách nhiệm mua bảo hiểm.

Theo điều khoản CPT, bên bán không có trách nhiệm mua bảo hiểm. Nếu bên mua yêu cầu bên bán phải có bảo hiểm, họ nên cân nhắc áp dụng điều khoản CIP.

 

Trân trọng!