Theo các nghiên cứu, hiện nay, trên thế giới có 03 mô hình trợ giúp pháp lý chủ yếu. Thứ nhất, mô hình TGPL do nhà nước thực hiện hoàn toàn. Thứ hai, mô hình TGPL do Luật sư của LVN Group và tổ chức xã hội thực hiện hoàn toàn. Thứ ba, mô hình TGPL hỗn hợp (TGPL do Nhà nước thành lập tổ chức thực hiện, thu hút Luật sư của LVN Group, tổ chức xã hội tham gia). Tại Phần Lan, hệ thống Trợ giúp pháp lý được xây dựng theo mô hình hỗn hợp . Trong phạm vi bài viết này, người viết xin phân tích làm rõ về hoạt động trợ giúp pháp lý theo mô hình này tại Phần Lan. 

         Hệ thống trợ giúp pháp lý tại Phần Lan được hình thành từ năm 1955 nhằm mục đích cung cấp dịch vụ đại diện pháp lý cho đương sự tại Tòa án. Ban đầu, Trợ giúp pháp lý được các tổ chức hành nghề Luật sư của LVN Group tư thực hiện. Đến năm 1973, Đạo luật về trợ giúp pháp lý được Nghị viện thông qua, trong đó xác định vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện TGPL thông qua quy định thành lập Văn phòng TGPL nhà nước trên phạm vi toàn Vương quốc. Từ đây, mạng lưới TGPL được hình thành với sự tham gia thực hiện TGPL của cả nhà nước và tư nhân. Năm 2002, Đạo luật trợ giúp pháp lý mới được thông qua, hoạt động của Tổ chức thực hiện TGPL của nhà nước và Tổ chức thực hiện TGPL tư được thống nhất điều chỉnh trong cùng một đạo luật. Trong đó xác định, văn phòng trợ giúp pháp lý có nhiệm vụ đưa ra các quyết định cấp trợ giúp pháp lý cho một người đủ điều kiện TGPL dù đó là Tổ chức thực hiện TGPL nhà nước hay tư thực hiện[2]. Sau đó, người đủ điều kiện TGPL có quyền lựa chọn sử dụng dịch vụ TGPL của nhà nước hoặc tư nhân.

2.Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

2.1.Văn phòng Trợ giúp pháp lý nhà nước

        Văn phòng trợ giúp pháp lý nhà nước được thành lập theo Đạo luật Trợ giúp pháp lý năm 1973. Dựa trên nguyên tắc xác định thẩm quyền tố tụng theo lãnh thổ của Tòa Phúc Thẩm khu vực (tiếng Phần Lan: hovioikeus, hovrätt), hệ thống trợ giúp pháp lý Phần Lan được chia thành 06 khu vực Trợ giúp pháp lý (Turku, Vaasa, Helsinki, Kouvola, Rovaniemi, và Đông Phần Lan). Các khu vực sẽ chịu trách nhiệm quản lý các Văn phòng Trợ giúp Pháp lý địa phương. Trên toàn Vương Quốc có 23 Văn phòng TGPL nhà nước với 165 chi nhánh thực hiện trợ giúp pháp lý[3]. Văn phòng TGPL nhà nước và các Chi nhánh thường đặt gần Tòa án địa phương (tiếng Phần Lan: käräjäoikeus) để việc tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý của người có yêu cầu nhất là những vụ việc cần đại diện pháp lý tại Tòa án được thuận lợi.

        Bộ Tư pháp Phần Lan là cơ quan quản lý nhà nước về công tác Trợ giúp pháp lý. Do đó, tổ chức và hoạt động của Văn phòng TGPL nhà nước đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Tư pháp. Văn Phòng có nhiệm vụ tiếp nhận yêu cầu Trợ giúp pháp lý của người nộp đơn, trực tiếp cung cấp dịch vụ Trợ giúp pháp lý và giới thiệu tổ chức dịch vụ Trợ giúp pháp lý do Luật sư của LVN Group tư thực hiện trên cơ sở lựa chọn sử dụng dịch vụ của người nộp đơn.

         Văn phòng TGPL có giám đốc, các Luật sư của LVN Group Trợ giúp pháp lý, chuyên viên pháp lý hỗ trợ nghiệp vụ cho Luật sư của LVN Group. Trong đó, các Luật sư Trợ giúp pháp lý phải có bằng thạc sĩ luật, hoàn thành thời gian tập sự Luật sư tại Tòa án quận và được cấp giấy chứng nhận Luật sư. Giám đốc văn phòng TGPL phải là Luật sư của LVN Group TGPL được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.                        

2.2. Tổ chức thực hiện Trợ giúp pháp lý do Luật sư tư thực hiện

        Bên cạnh hoạt động của Văn phòng trợ giúp pháp lý nhà nước, tại Phần Lan, có sự tham gia của các Tổ chức Trợ giúp pháp lý tư nhân. Tổ chức trợ giúp pháp lý tư nhân bao gồm các Công ty Luật tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý. Theo thống kê năm 2013, có khoảng 840 công ty luật tư nhân tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý. Tại các công ty Luật, Luật sư là những người trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý cho người có yêu cầu. Hoạt động của Luật sư đặt dưới sự giám sát của Hiệp hội Luật sư Phần Lan (Finland the Finnish Bar Association) và Đại pháp quan tư pháp (Chancellor of Justice)[4].

        Sự khác biệt lớn nhất giữa Luật sư tư tham gia trợ giúp pháp lý và Văn phòng Trợ giúp pháp lý nhà nước là Luật sư của LVN Group tư chỉ được thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Trong khi đó, Văn phòng TGPL thực hiện Trợ giúp pháp lý bao gồm cả việc tư vấn pháp luật, soạn thảo tài liệu, tham gia tố tụng và các hình thức trợ giúp pháp lý khác[5].

3. Đối tượng được trợ giúp pháp lý và điều kiện được trợ giúp pháp lý

       Trợ giúp pháp lý được cấp cho tất cả người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý trong các lĩnh vực pháp luật. Điều đó không có nghĩa tất cả những người dân ở Phần Lan đều được nhận trợ giúp pháp lý. Qũy trợ giúp pháp lý do nhà nước tài trợ chỉ được thực hiện đối với những người không đủ khả năng tài chính để chi trả chi phí thực hiện các dịch vụ pháp lý.

        Theo đó, để được cấp trợ giúp pháp lý, người nộp đơn phải đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định tại Phần 3, Đạo luật Trợ giúp pháp lý. Điều kiện về tài chính bao gồm điều kiện về thu nhập và điều kiện về tài sản của người nộp đơn. Bên cạnh đó, người nộp đơn có nghĩa vụ đóng góp khoản phí trên thu nhập và khoản phí trên tài sản nếu thu nhập, tài sản của người nộp đơn vượt quá mức trần được TGPL miễn phí. Cụ thể như sau:

3.1.Điều kiện về thu nhập

        Thu nhập của người nộp đơn được xác định dựa trên công thức:

        Thu nhập được trợ  giúp pháp lý = Thu nhập hàng tháng của người nộp đơn – một số chi phí nhất định

(2) Chi phí được khấu trừ:

   – Thuế Thu nhập trên tiền lương tiền công[10].

   – Chi phí thuê nhà ở

   – Chi phí chăm sóc trẻ em hàng tháng.

   – Khoản giảm trừ gia cảnh đối với mỗi trẻ em phụ thuộc (300 EURO/trẻ em)

   – Đối với người độc thân, nếu thu nhập của họ dưới 600 EUR/tháng thì người đó đủ điều kiện được trợ giúp pháp lý miễn phí. Trong trường hợp, người đó có thu nhập từ 600 EUR – 1.300EUR/tháng thì vẫn được trợ giúp pháp lý nhưng phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp một khoản phí từ 20% – 75% chi phí trả cho Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý.

   – Đối với người có gia đình, mức giảm trừ gia cảnh đối với những người phụ thuộc có thể được áp dụng, do đó, mức thu nhập mà người đó được trợ giúp pháp lý miễn phí là dưới 550 EUR/ Tháng. Nếu mức thu nhập của người nộp đơn từ 700 EUR đến 1.200 EUR/ tháng thì vẫn được trợ giúp pháp lý những phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp một khoản phí từ 20%-75% chi phí trả cho Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý         

Thu nhập Người độc thân

Đóng góp của người nộp đơn

Thu nhập đối với người có gia đình

Đóng góp của người nộp đơn

Lên tới 600

0%

Lên tới 550

0%

Lên tới 800

20%

Lên tới 700

20%

Lên tới 900

30%

Lên tới 800

30%

Lên tới 1.050

40%

Lên tới 1.000

40%

Lên tới 1.150

55%

Lên tới 1.100

55%

Lên tới 1.300

75%

Lên tới 1.200

75%

3.2. Điều kiện về tài sản

        Ngoài đáp ứng điều kiện về thu nhập, tài sản của người nộp đơn cũng được xem xét để được xác định đủ điều kiện trợ giúp pháp lý. Tài sản của người nộp đơn bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bất động sản, phương tiện đi lại, cổ phần mà người đó là chủ sở hữu trong công ty cổ phần, vốn góp mà người đó là thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn.  Nếu người nộp đơn có tổng giá trị tài sản của mình dưới 5000 EUR thì người đó được trợ giúp pháp lý miễn phí. Trong trường hợp, tổng giá trị tài sản của người nộp đơn lớn hơn 5000 EUR người đó vẫn được trợ giúp pháp lý nhưng phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp một khoản phí tính trên tài sản. Khoản phí này được xác định bằng 50% số tiền vượt quá 5000 EUR. Khi đó, người nộp đơn phải cân nhắc cẩn thận các chi phí mà mình phải bỏ ra và lợi ích mà mình đạt được khi thực hiện thủ tục tố tụng. Vì khoản phí trên tài sản rất lớn. Để đảm bảo sử dụng hiệu quả và đúng mục đích Qũy trợ giúp pháp lý, Đạo luật Trợ giúp pháp lý Phần Lan quy định mức trần được trợ giúp pháp lý. Theo đó, nếu tổng giá trị tài sản của người nộp đơn lớn hơn 25.000 EUR ( hoặc 33.000 EUR đối với chủ doanh nghiệp) thì người đó sẽ không được trợ giúp pháp lý.    

       Ví dụ: Tổng giá trị tài sản của người nộp đơn là 25.000 EUR. Theo quy định, người nộp đơn vẫn đủ đủ kiện nhận TGPL nhưng tổng giá trị tài sản của người nộp đơn vượt trên 5000 EUR nên Khoản phí trên tài sản mà người nộp đơn đóng góp là:

Khoản phí trên tài sản phải đóng góp =  Giá trị tài sản vượt quá 5000 UER (25.000-5.000) .   50%  = 10.000 EUR

       Như vậy, tổng giá trị tài sản của người nộp đơn càng lớn, thì khoản phí trên tài sản mà người nộp đơn có nghĩa vụ phải đóng góp càng cao. Điều này, người nộp đơn phải cân nhắc cẩn thận trước khi nhận trợ giúp pháp lý.

       Như một điều kiện bổ sung, trợ giúp pháp lý được cung cấp khi người nộp đơn không có bảo hiểm chi phí pháp lý. Bảo hiểm chi phí pháp lý là một loại hình bảo hiểm bảo đảm các chi phí pháp lý liên quan đến hoạt động tố tụng và phí Luật sư của LVN Group. Bảo hiểm chi phí pháp lý được thực hiện ở Phần Lan từ năm 1968. Về nguyên tắc, khi người có bảo hiểm chi phí pháp lý thì sẽ không được Trợ giúp pháp lý. Người có Bảo hiểm chi phí pháp lý không được chi trả trong việc thực hiện tư vấn pháp luật[11], soạn thảo tài liệu. Điều đó có nghĩa rằng, bảo hiểm chi phí pháp lý chỉ áp dụng đối với chi phí pháp lý liên quan đến hoạt động tố tụng và phí Luật sư của LVN Group.

        Phí hành chính trợ giúp pháp lý là khoản phí mà người được trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ đóng góp để đảm bảo thực hiện các thủ tục hành chính nhất định trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Khi người nộp đơn đủ điều kiện trợ giúp pháp lý miễn phí, người đó được miễn khoản phí này. Tất cả các trường hợp còn lại đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp khoản phí hành chính là 70 UER.

4. Các hình thức thực hiện trợ giúp Trợ giúp pháp lý

        Tư vấn pháp luật là dịch vụ trợ giúp pháp lý phổ biến nhất tại Phần Lan hiện nay. Theo báo cáo của Bộ Tư pháp Phần Lan năm 2014, dịch vụ tư vấn pháp luật chiếm hơn 40 % tổng số các dịch vụ Trợ giúp pháp lý. Về hình thức, tư vấn pháp luật trong hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện thông qua: tư vấn trực tiếp tại văn phòng và tư vấn qua điện thoại. Về nội dung, tư vấn pháp luật bao gồm:

      –  Dịch vụ thư mục trợ giúp pháp lý (tiếng Phần Lan là: oikeusapuohjaus):  là dịch vụ chung cho bất cứ ai có câu hỏi pháp lý hoặc vấn đề pháp lý. Dịch vụ thư mục trợ giúp pháp lý là được thiết kế để giúp công dân thực hiện thủ tục để bắt đầu giải quyết các vấn đề pháp lý của họ. Do bản chất là dịch vụ chung nên ai cũng có thể truy cập dịch vụ này. Dịch vụ này được thực hiện bởi các Thư ký Luật sư của LVN Group trợ giúp pháp lý và chuyên viên pháp lý tại Văn phòng trợ giúp pháp lý. Thư ký Luật sư của LVN Group trợ giúp pháp lý có kinh nghiệm làm việc tại các văn phòng trợ giúp pháp lý sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm trợ giúp về các vấn đề pháp lý – trước khi các vấn đề trở nên khó xử lý. Tham khảo ý kiến thư ký về việc bạn nên liên hệ với Luật sư của LVN Group, cơ quan có thẩm quyền hoặc một số bên thứ ba nào khác có thể hỗ trợ. Gọi cho văn phòng trợ giúp pháp lý để được hướng dẫn về nơi bạn có thể tìm thêm thông tin liên quan đến vấn đề của mình, cũng như các biểu mẫu và ứng dụng liên quan.

        – Dịch vụ Tư vấn trợ giúp pháp lý (tiếng Phần Lan là: oikeudellinen neuvonta): là dịch vụ tư vấn pháp lý do các Luật sư trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện. Mục đích của đường dây trợ giúp pháp lý là đưa ra những lời khuyên trong vụ việc pháp lý có tính chất đơn giản và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Luật sư trợ giúp pháp lý công là người thực hiện tư vấn pháp lý qua điện thoại. Tuy nhiên, muốn được tư vấn pháp lý qua điện thoại, người có yêu cầu phải đăng ký lịch hẹn bằng cách liên hệ trước với Văn phòng TGPL nhà nước hoặc chi nhánh thực hiện TGPL. Chi phí của cuộc gọi được xác định theo thuê bao điện thoại của người gọi.

4.2. Soạn thảo tài liệu (document drafting)

        Một hình thức trợ giúp pháp lý phổ biến tại Phần Lan đó là các Luật sư Trợ giúp pháp lý giúp người nộp đơn soạn thảo hồ sơ tài liệu trong các vụ án. Theo báo cáo của Bộ Tư pháp Phần Lan năm 2014, Dịch vụ soạn thảo tài liệu chiếm 22% tổng số vụ việc thực hiện trợ giúp pháp lý. Ví dụ, người nộp đơn có thể yêu cầu được trợ giúp pháp lý trong việc soạn thảo hồ sơ, tài liệu khởi kiện lên Tòa án yêu cầu thu hồi một khoản nợ.

4.3. Tham gia tố tụng

        Hệ thống tòa án ở Phần Lan bao gồm: Tòa án Tối cao, 06 Tòa phúc thẩm khu vực và  27 Tòa án quận. Hệ thống Trợ giúp pháp lý cũng được chia thành 06 khu vực trợ giúp pháp lý và các Văn phòng TGPL. Theo báo cáo năm 2014 của Bộ Tư pháp Phần Lan, tỷ lệ thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua hình thức Tham gia tố tụng chiếm 19% tổng số vụ việc trợ giúp pháp lý. Khác với các hình thức trợ giúp pháp lý khác, đối với hình thức tham gia tố tụng thì  người nộp đơn có quyền tự do lựa chọn Luật sư của LVN Group của Văn phòng trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc Luật sư của LVN Group tư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình[12]

5. Thủ tục cấp trợ giúp pháp lý

         Đạo luật trợ giúp pháp lý 2002 đã thống nhất trình tự, thủ tục thực hiện TGPL của Văn phòng TGPL nhà nước và các Luật sư tư. Việc được trợ giúp pháp lý hay không đều do văn phòng trợ giúp pháp lý xem xét, quyết định[13]. Sau đó, người nộp đơn có quyền lựa chọn sử dụng dịch vụ TGPL do Văn phòng TGPL nhà nước cung cấp hoặc Luật sư của LVN Group tư cung cấp.

          Theo đó, người nộp đơn yêu cầu phải hoàn thành mẫu đơn yêu cầu TGPL theo quy định và gửi tới Văn phòng TGPL nhà nước. Hiện nay, bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, người nộp đơn có thể hoàn thiện mẫu đơn trên hệ thống internet. Kèm theo đơn yêu cầu, người nộp đơn có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và chính xác bằng chứng chứng minh tài sản, thu nhập của người đơn. Đó có thể là Văn bản xác minh tài khoản tiền gửi tại ngân hàng; Văn bản xác minh một người được hưởng các khoản trợ cấp từ phía cơ quan nhà nước; Văn bản thuế thu nhập cá nhân từ cơ quan thuế. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để xem xét một người có đủ điều kiện được TGPL hay không. Các cơ quan nhà nước (cơ quan thuế…..), tổ chức tài chính (Qũy, công ty bảo hiểm) có nghĩa vụ cung cấp thông tin về tình trạng tài sản và thu nhập của người nộp đơn khi có yêu cầu của Văn phòng TGPL nhà nước để đảm bảo tính chính xác từ các thông tin mà người nộp đơn cung cấp.

        Sau đó, Người nộp đơn yêu cầu TGPL sẽ được Văn phòng TGPL nhà nước thông báo về quyết định nhận TGPL hay không. Quyết định đó bao gồm các thông tin sau:

         Nếu người nộp đơn không đồng ý với quyết định trên, họ có quyền khiếu nại quyết định đó đến Văn phòng TGPL nhà nước. Trong trường hợp cần thiết, Văn phòng trợ giúp pháp lý có thể tự thay đổi quyết định của mình khi xét thấy nếu không thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp đơn. Quyết định thay đổi TGPL đó phải được thực hiện trước khi Toà án đưa ra phán quyết. Thông thường, việc khiếu nại quyết định của Văn phòng TGPL phải được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đó.

6. Thanh toán thù lao trợ giúp pháp lý cho Luật sư của LVN Group

         Tại Phần Lan, thù lao cho Luật sư tư thực hiện trợ giúp pháp lý được thanh toán theo số giờ thực tế mà Luật sư đã thực hiện. Hiện nay, mức thù thao chi trả cho Luật sư của LVN Group tư thực hiện TGPL là 110 EUR/giờ và Luật sư của LVN Group được chi trả tối đa 80 giờ để thực hiện một vụ việc trợ giúp pháp lý. Đối với những vụ việc tố tụng kéo dài, phức tạp thời gian được tính để chi trả thù lao cho Luật sư của LVN Group có thể trên hơn 80 giờ nhưng phải do tòa án quyết định trong từng trường hợp cụ thể. Thù lao chi trả cho Luật sư tư thực hiện TGPL từ Qũy Trợ giúp pháp lý do Ngân sách nhà nước đảm bảo. Theo báo cáo của Bộ Tư pháp Phần Lan năm 2014, Ngân sách chi cho hoạt động TGPL là 71,8 triệu UER. Trong đó, chi trả thù lao cho Luật sư tư thực hiện TGPL là 50,4 triệu UER (Chiếm 70,2% ngân sách giành cho hoạt động TGPL)[14]

 Ghi chú:

[1] The Finnish legal aid system is a mixed model system. Legal aid is provided by both private lawyers (solicitors and licensed legal counsel) and public legal aid attorneys from State Legal Aid Offices, http://www.internationallegalaidgroup.org.

[2] Trong năm 2015, Văn phòng TGPL đã xử lý 48 399 trường hợp. Trong đó, các văn phòng trợ giúp pháp lý đã đưa ra 31 526 quyết định trợ giúp pháp lý cho tư  Luật sư của LVN Group, State-Financed Legal Aid Finland.

[3] Trước đây, tại Phần Lan có 64 Văn phòng TGPL nhà nước. Tuy nhiên trong giai đoạn năm 2007 đến năm 2016, thực hiện chiến lược cải cách hệ thống trợ giúp pháp lý, Phần Lan  tiến hành thu gọn tổ chức từ 64 văn phòng trợ giúp pháp lý còn 23 văn phòng và 165 điểm thực hiện  trợ giúp pháp lý.

[4] Tại Phần Lan bên cạnh Đại pháp quan tư pháp còn có Thanh tra của Nghị viện (Parliamentary Ombudsman. Hoạt động và thẩm quyền của hai cơ quan này được quy định trong Hiến pháp. Đây là hai cơ quan hoạt động độc lập, có nhiệm vụ bảo đảm tòa án, các cơ quan công quyền, công chức nhà nước và những người thực hiện những nhiệm vụ công phải chấp hành đúng pháp luật và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình

[5] The biggest distinction between the services of PLA offices and the private lawyers is that private lawyers are only allowed to handle legal aid cases involving court proceedings. State-Financed Legal Aid Finland, Page 1.

[6] Năm 1984, Phần Lan cải cách Luật An sinh thất nghiệp, trong đó tất cả công dân Phần Lan từ 17 đến 64 tuổi đều được hưởng bảo hiểm khi thất nghiệp. Mức trợ cấp thất nghiệp cho những người đang tìm việc làm là 70 Fmk/ngày và người thất nghiệp được hưởng trợ cấp này ít nhất là 500 ngày trong giai đoạn 4 năm.

[7] Luật quy định tất cả công dân đều được bảo hiểm khi đau ốm. Phụ nữ khi sinh đẻ được thanh toán trung bình khoảng 80% thu nhập trong thời gian 1 năm. Người sống độc thân có 1 con được thanh toán 92% thu nhập khi ốm đau, người độc thân không có con được thanh toán 77% thu nhập

[8] Việc trợ cấp cho các gia đình có trẻ em được bảo đảm dưới hình thức trợ cấp cho trẻ em, chăm sóc trẻ em, trợ cấp nuôi dưỡng và trợ cấp cho người mẹ. Luật Trợ cấp trẻ em có từ năm 1948, trợ cấp cho gia đình có trẻ em dưới 16 tuổi là công dân cư trú ở Phần Lan, không phụ thuộc vào thu nhập hoặc quốc tịch của cha mẹ.

[9] Độ tuổi được hưởng lương hưu là 65 tuổi

[10] Tại Phần Lan, Người nộp thuế là người thường trú tại Phần Lan hoặc sinh sống ở Phần Lan  trên 6 tháng. Người nộp thuế chịu thuế thu nhập theo  lũy tiến, từ 6 – 31,25%

[11] Legal counselling and legal advice are excluded from LEI, https://link.springer.com/

[12] LEGAL AID AND LEGAL SERVICES IN FINLAND, Helsinki 2008, Trang 65

[13] LEGAL AID AND LEGAL SERVICES IN FINLAND, Helsinki 2008, Trang 65.

[14] Còn lại 21,4 triệu UER đã được chi cho việc điều hành các văn phòng trợ giúp pháp lý

Bài viết tham khảo: Phát huy ưu điểm của mô hình trợ giúp pháp lý hỗn hợp – Bài học kinh nghiệm từ Phần Lan; Lê Văn Quang – Văn phòng Cục Trợ giúp Pháp lý (Bộ Tư Pháp) – Cổng thông tin điện tử Bộ Tư Pháp