Khi một người mất tích, những người có quyền lợi liên quan với người vắng mặt có thể xin tòa nơi cư trú của người mất tích thì hành các phương pháp bảo toàn tài sản của người vắng mặt, chiếu theo Điều 75, 76, 77 và Điều 79 Bộ Luật Dân sự năm 2005, người quản lý tài sản ấy không được bán, lưu chuyển, trừ khi người mất tích có khoản nợ xác thực cần phải trả, thì phải được tòa án nơi cư trú của người mất tích cho phép bán để trả nợ.

Nếu trong hai năm liền trở lên chiếu theo Điều 78 Bộ Luật Dân sự năm 2005, không có tin tức gì về người mất tích, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo trên các phương tiện truyền thông, niêm yết nơi cư trú theo qui định của pháp luật tố tụng dân sự, nhưng vẫn không có tin tức gì về người mất tích còn sống hay chết, thì theo yêu cầu của người có quyền lợi liên quan, tòa án có thể tuyên cáo người đó mất tích.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:   1900.0191

Chiếu theo Điều 81 Bộ Luật Dân sự năm 2005 qui định người có quyền lợi liên quan có thể yêu cầu tòa án ra quyết định tuyên bố một người đã chết trong các trường hợp sau đây: a) Sau 3 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; b) Biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 1 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác; d) Việt tích 5 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo qui định tại khoản 1 Điều 78 Bộ Luật Dân sự năm 2005.

Chiếu theo Điều 82 Bộ Luật Dân sự năm 2005, khi có quyết định của tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết. Quan hệ tài sản của người tuyên bố là đã chết được giải quyết theo qui định của pháp luật về thừa kế.

Trường hợp hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết là người này đã trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người này hoặc người có quyền lợi, lợi ích liên quan, tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định đã tuyên bố người đó đã chết và theo Điều 83 Bộ Luật Dân sự năm 2005 các quan hệ nhân thân được khôi phục khi tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó đã chết, trừ các trường hợp như sau:

– Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được tòa án cho ly hôn theo qui định tại khoản 2 Điều 78 Bộ Luật Dân sự, thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

– Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.

– Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đảm nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản còn lại.

– Trường hợp người thừa kế của người tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN LUẬT SƯ TPHCM – LS. ĐIỀN ĐỨC THÀNH

Trích dẫn từ: http://www.hcmcbar.org

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)