>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi: 1900.0191

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 03/2000/NĐ-CP thì danh mục ngành nghề kinh doanh bị cấm bao gồm:

  1. Kinh doanh vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự chuyên dùng của các lực lượng vũ trang.
  2. Kinh doanh chất nổ, chất độc, chất phóng xạ.
  3. Kinh doanh chất ma tuý.
  4. Kinh doanh mại dâm, dịch vụ tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em.
  5. Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc.
  6. Kinh doanh các hoá chất có tính độc hại mạnh.
  7. Kinh doanh các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng.
  8. Kinh doanh các sản phẩm văn hoá phản động, đồi truỵ, mê tín, dị đoan hoặc có hại đến giáo dục nhân cách.
  9. Kinh doanh thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định và các loại động vật, thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ.
  10. Kinh doanh đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Nghị định 125/NĐ-CP có bổ sung thêm:

  1. Kinh doanh dịch vụ môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

    Luật sư tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài ?

    Luật sư tư vấn luật đầu tư Ảnh minh họa

Theo quy định tại phụ lục Nghị định 108/2006/NĐ-CP danh mục lĩnh vực cấm đầu tư bao gồm:

I. Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích cụng cộng

1. Sản xuất, chế biến cỏc chất ma tỳy;

2. Đầu tư kinh doanh dịch vụ điều tra bớ mật xõm phạm lợi ớch của nhà nước, quyền và lợi ớch hợp phỏp của tổ chức, cỏ nhõn.

3. Đầu tư trong lĩnh vực thỏm tử tư, điều tra.

II. Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam

4. Cỏc dự ỏn xõy dựng trong khuụn viờn của cỏc di tớch lịch sử, văn hóa quốc gia; cỏc dự ỏn làm ảnh hưởng xấu đến kiến trỳc, cảnh quan của cỏc di tớch lịch sử, văn hóa quốc gia.

5. Sản xuất cỏc sản phẩm văn hóa đồi trụy, mờ tớn dị đoan.

6. Sản xuất đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giỏo dục nhõn cỏch và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự và an toàn xó hội.

7. Kinh doanh mại dõm; buụn bỏn phụ nữ, trẻ em.

8. Thử nghiệm sinh sản vô tính trên người.

III. Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhõn dõn, làm hủy hoại tài nguyên, phỏ hủy môi trường

9. Sản xuất húa chất bảng 1 (theo Công ước Quốc tế).

10. Sản xuất thuốc thỳ y, thuốc bảo vệ thực vật bị cấm hoặc không được phép sử dụng tại Việt Nam.

11. Sản xuất các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc-xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

IV. Cỏc dự ỏn xử lý phế thải độc hại đưa từ bờn ngoài vào Việt Nam; sản xuất cỏc loại húa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo quy định của các điều ước quốc tế

12. Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hoặc sử dụng các tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

V. Các dự án đầu tư khác bị cấm đầu tư theo quy định của pháp luật

Qua hai bản danh mục ngành nghề cấm kinh doanh và lĩnh vực cấm đầu tư chúng ta áp dụng bản danh mục nào khi cấp GCNĐKKD, chứng nhận đầu tư:

Cách thứ nhất: Khi đăng ký kinh doanh thì áp dụng ngành nghề cấm kinh doanh. Khi đầu tư thì áp dụng ngành nghề cấm đầu tư.

Cách thứ hai: Hợp cả hai bản danh mục ngành nghề cấm kinh doanh và lĩnh vực cấm đầu tư để xem xét chấp thuận ngành nghề kinh doanh trong việc cấp giấy CNĐKD và chứng nhận đầu tư.

Cách thứ ba: Chỉ áp dụng việc hợp hai bản này khi xem xét các dự án cấp chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy CNĐKKD.

Sở dĩ chúng ta cần xem xét những vấn đề này vì những quy định pháp luật không đồng bộ như trên sẽ khó áp dụng trong thực tế

Hai bảng này có nhiều điểm khác biệt (Chỉ có bốn điểm giống nhau).

Một số câu hỏi đặt ra là:

–     Lĩnh vực đầu tư và ngành nghề kinh doanh có gì khác nhau ?

–     Chủ thể áp dụng đối với ngành nghề kinh doanh là doanh nghiệp còn lĩnh vực đầu tư là dự án đầu tư, trong dự án đầu tư có thể có nhiều ngành nghề kinh doanh!

–   Có phải ngành nghề kinh doanh áp dụng cho doanh nghiệp trong nước, còn lĩnh vực đầu tư áp dụng cho dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài.

–   Có phải do hai Ban soạn thảo khác nhau nên đưa ra những quy định khác nhau.

Đề nghị tổ công tác thi hành hai luật cần có văn bản hướng dẫn và quy định thống nhất và nghiên cứu tính hợp lý của các ngành nghề cấm kinh doanh và lĩnh vực cấm đầu tư vì trong hai bản danh mục cấm này đều chứa đựng những yếu tố bất hợp lý cần nghiên cứu, ví dụ như:

–  Vì sao cấm dịch vụ kinh doanh môi giới hôn nhân với nước ngoài nhất là trong điều kiện hội nhập WTO. Điều này còn hợp lý không? Thực tế hiện nay hoạt động môi giới vẫn diễn ra nhưng Nhà nước không thể kiểm soát được! Có nên thay điều cấm này bằng điều kiện kinh doanh hay không?

– Vì sao cấm đầu tư vào lĩnh vực thám tử tư và điều tra vì đây là những ngành nghề rất cần cho việc chống tham nhũng và hơn nữa Chỉ thị 27/2004 của Thủ tướng đã quy định Bộ Công anphải hướng dẫn điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh điều tra dân sự! Như vậy ngành nghề thám tử tư, điều tra dân sự không liệt vào ngành nghề cấm kinh doanh nhưng lại là lĩnh vực cấm đầu tư.

Chúng ta cần có sự nghiên cứu tính hợp lý và sự đồng nhất giữa hai bảng danh mục này để phù hợp với lộ trình gia nhập WTO và việc áp dụng lựa chọn các ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực đầu tư cho các nhà đầu tư.

Tác giả: Luật gia Cao Bá Khoát

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền chính sách pháp luật và chủ trương của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại.)