Trong đời sống hàng ngày, chúng ta dễ bắt gặp cụm từ “tình trạng hôn nhân” khi nộp đơn xin việc, hồ sơ hay giao tiếp hàng ngày. Vậy “Tình trạng hôn nhân là gì?” là câu hỏi mà nhiều khán giả quan tâm trong thời gian vừa qua. Chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi về “Tình trạng hôn nhân là gì” giúp quý bạn đọc nắm rõ.
1. Khái niệm tình trạng hôn nhân là gì?
Hiện nay, chưa có bất kỳ văn bản quy phạm nào giải thích về định nghĩa “tình trạng hôn nhân” mà pháp luật chỉ đề cập về giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Dựa vào những quy định liên quan đó căn cứ tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, chúng ta có thể hiểu rằng:
Tình trạng hôn nhân là thuật ngữ sử dụng để chỉ tình trạng/đặc điểm của một cá nhân trong quan hệ hôn nhân dưới góc độ pháp lý:
– Đã kết hôn hay chưa
– Kết hôn
– Đã ly hôn
– Vợ hoặc chồng đã chết
– Tình trạng hôn nhân của cá nhân phải được xác nhận thông qua giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp thì mới có giá trị pháp lý và tính xác thực.
2. Vai trò của giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Ngày nay, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống. Thường chúng ta chỉ biết đến giấy xác nhận hôn nhân khi đã đăng kí kết hôn. Nhưng, ngoài vai trò đó, giấy xác nhận hôn nhân còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng và ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh,…
Cụ thể, giấy xác nhận hôn nhân có thể được sử dụng để:
(1) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có thể dùng để tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn (công dân đáp ứng đầy đủ nhưng yêu cầu, điều kiện được ĐKKH theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình);
(2) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân còn được dùng để đăng ký khai sinh cho con mà mẹ chưa kết hôn;
(3) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân còn được sử dụng để xin visa đi lao động ở nước ngoài.
(4) Ngoài ra, trong thủ tục mua bán bất động sản cũng cần có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc trong những trường hợp cụ thể khác theo nhu cầu của công dân và phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Giá trị sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Theo Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp. Giấy xác nhận được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; hoặc sử dụng vào mục đích khác. Do đó khi có nhu cầu sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì chúng ta cần chú ý đến thời gian sử dụng để xin xác nhận cho hợp lý.
4. Cách ghi giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như thế nào?
Việc ghi nội dung giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ theo Điều 33 Thông tư 04/2020/TT-BTP đã hướng dẫn về cách ghi nội dung của giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau:
+) Mục “tình trạng hôn nhân” phải ghi trung thực về tình trạng hôn nhân hiện tại của người đó, cụ thể:
– Nếu chưa bao giờ kết hôn thì ghi rõ là hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai
– Nếu đang có vợ/chồng thì ghi rõ là hiện tại đang có vợ/chồng là ông/bà … (Giấy chứng nhận kết hôn số…, do… cấp ngày… tháng… năm…)
– Nếu chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) chết hoặc bị tuyên bố là đã chết thì ghi rõ là hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông…
– Nếu có đăng ký kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987, nhưng đã ly hôn và chưa kết hôn mới thì ghi rõ là đã đăng ký kết hôn hoặc đã có vợ/chồng, nhưng đã ly hôn theo Bản án/Quyết định ly hôn số…ngày…tháng…năm….của Tòa án nhân dân…; hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai.
– Nếu có đăng ký kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987, nhưng vợ/chồng đã chết và chưa kết hôn mới thì ghi rõ là đã đăng ký kết hôn hoặc đã có vợ/chồng, nhưng vợ/chồng đã chết (Giấy chứng tử/Trích lục khai tử/Bản án số: …do…cấp ngày…tháng…năm…); hiện tại chưa đăng đăng ký kết hôn với ai.
– Nếu người đang có vợ/chồng yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian trước khi đăng ký kết hôn thì ghi rõ là trong thời gian từ ngày…tháng…năm đến ngày…tháng…năm… chưa đăng ký kết hôn với ai; hiện tại đang có vợ chồng là bà/ông…(Giấy chứng nhận kết hôn số…, do …. cấp ngày… tháng…năm).
+) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú tại Việt Nam, trước khi xuất cảnh; người đã qua nhiều nơi thường trú khác nhau đề nghị xác nhận tình trạng hôn nhân tại nơi thường trú trước đây thì ghi rõ về tình trạng hôn nhân của người đó tương ứng với thời gian cư trú.
Ví dụ: Không đăng ký kết hôn với ai trong thời gian cư trú tại xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc NInh từ ngày 05/03/1995 đến ngày 28/02/2002.
+) Trường hợp Cơ quan đại diện cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam trong thời gian cư trú ở nước ngoài thì mục “Nơi cư trú” ghi theo địa chỉ cư trú hiện tại của người yêu cầu. Tình trạng hôn nhân của người đó được xác định trên cơ sở kết quả kiểm tra Sổ hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử do Cơ quan đại diện quản lý và ghi tương tự như quy định tại Khoản 2 Điều 33 của Thông tư 04/2020/TT-BTP.
>> Tham khảo: Mẫu tờ khai Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất năm 2023
5. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân?
Căn cứ theo Điều 21, Nghị định 123/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch:
+) Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
+) Quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng được áp dụng để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu.
6. Các loại giấy tờ cần chuẩn bị
Theo quy định pháp luật, khi yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Khi đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Theo Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP,cụ thể như sau:
– Tờ khai xin xác nhận tình trạng độc thân ban hành kèm Thông tư 15/2015/TT-BTP
– Giấy tờ hợp lệ khác để chứng minh trong trường hợp bạn có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn
Trong trường hợp bạn không chứng minh được do việc đi lại khó khăn thì có thể đề nghị công chức tư pháp – hộ tịch sẽ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của mình.
7. Có được ủy quyền xin xác nhận tình trạng hôn nhân không?
Khoản 1, Điều 2 Thông tư 04/2020 nêu rõ, chỉ 03 trường hợp không được ủy quyền đăng ký gồm đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ và con.
Do đó, nếu không thuộc các trường hợp trên, việc xin xác nhận tình trạng hôn nhân vẫn có thể được ủy quyền.
Để được ủy quyền, thì người yêu cầu phải lập văn bản ủy quyền, được chứng thực ngoại trừ người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người yêu cầu.
Nếu có vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cũng như việc xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định, kính mời quý bạn đọc hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Đội ngũ luật sư của Luật LVN Group tư vấn pháp luật hôn nhân kịp thời, miễn phí.