1. Tài phán hành chính

Quyền tài phán trong lĩnh vực quốc tế đó chính là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.

Ở mức độ khái quát chung, tài phán được hiểu là “phán xử phải trái, đúng sai”. Nhà nước với tư cách trung tâm thực hiện quyền lực chính trị, là chủ thể thực hiện quản lí xã hội sẽ, Nhà nước có trách nhiệm phải thực hiện nhiều hoạt động, bằng nhiều phương thức khác nhau để thiết lập, duy trì và bảo vệ tật tự xã hội, bảo vệ lợi ích của các thành viên trong xã hội, trong đó phương tiện chủ yếu nhất là pháp luật.

Nhà nước sẽ căn cứ vào pháp luật để thực hiện quyền phán quyết đôì với cách xử sự của chủ thể nào đó là đúng hay sai và đưa ra cách xỷ lí thích ứng đối vối chủ thể có cách xử sự trái pháp luật, nhằm bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng.

Quyền phán quyết đó, được hiểu là quyền tài phán của nhà nước. Tài phán là quyền luôn gắn với nhà nước, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của nhà nước phải duy trì trật tự, công bằng xã hội. Nhà nước Việt Nam hay bất kì một nhà nước nào cũng có quyền và trách nhiệm thực hiện hoạt động tài phán.

Tài phán hành chính là một vấn đề phức tạp, Phạm vi khái niệm tài phán hành chính phụ thuộc vào điều kiện chính trị- xã hội, điều kiện lịch sử và cách thức tổ chức bộ máy nhà nước. Do đó, ở từng giai đoạn lịch sử của quốc gia hoặc ở các quốc gia khác nhau có quan niệm khác nhau về phạm vi khái niệm tài phán hành chính.

Đối với các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính do các chủ thể quản lí hành chính thực hiện có thể trái pháp luật, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là đối tượng quản lí hoặc cũng có thê các đối tượng quản lí chủ quan cho rằng mình bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Đối với những trường hợp như vậy đều có thể nảy sinh những tranh chấp giữa chủ thể quản lí hành chính nhà nước với các đối tượng bị quản lí, đòi hỏi phải có người đứng ra làm trọng tài để phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các chủ thể quản lí, đưa ra những biện pháp hợp lí bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Lúc này chủ thể có quyền đứng ra làm trọng tài xem xét, để phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính – chủ thể đó không ai khác mà nhà nước phải là chủ thể có quyền và trách nhiệm xem xét về tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các chủ thể quản lí.

Với các tranh chấp giữa một bên là nhà nước mà đại diện là các chủ thể thực hiện quyền hành pháp để ban hành các quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính mang tính mệnh lệnh đơn phương với các cá nhân tổ chức là đối tượng bị quản lí có nghĩa vụ phải phục tùng các quyết định hành chính hành vi hành chính đó, được gọi là các tranh chấp hành chính.

Như vậy, hoạt động tài phán hành chính chính là việc giải quyết các tranh chấp hành chính này bằng việc đưa ra phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành hành chính, hành vì hành chính đồng thời quyết định hình thức xử lí thích hợp cho từng vụ việc tranh chấp hành chính.

 

2. Tài phán hành chính theo pháp luật Việt Nam

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, hoạt động tài phán hành chính gồm:

– Hoạt động xem xét giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan nhà nưởc có thẩm quyền.

– Hoạt động thanh tra, kiểm tra trong hệ thống cơ quan hành chính

– Hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính (vụ án hành chính) do Tòa án nhân dân thực hiện.

 

 

3. Đối tượng xét xử của tài phán hành chính

Đối tượng xét xử của tài phán hành chính là các tranh chấp liên quan đến luật công. Một bên là nhà nước (cụ thể là các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước nhân danh Nhà nước) thực thi công vụ, vì lợi ích chung và với các phương tiện mang tính quyền lực, tính cưỡng chế; còn bên kia là các cá nhân công dân với các lợi ích cụ thể, các quyền và nghĩa vụ được Hiến pháp ghi nhận và bảo đảm thực hiện.

Một nhà nước pháp quyền và dân chủ phải là một nhà nước trong đó quyền dân chủ của người dân ngày càng được mở rộng và được tôn trọng trên thực tế. Người dân có quyền và có các điều kiện cần thiết để tham gia giám sát các hoạt động của bộ máy công quyền, quá trình thực thi công vụ của nhà chức trách. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, Toà hành chính ra đời là nhằm đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong hoạt động hành chính nhà nước, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức…

Hoạt động của Toà hành chính sẽ làm cho bộ máy hành chính nhà nưóc nâng cao trách nhiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động quản lý hành chính nhà nưốc, nâng cao trách nhiệm, bổn phận của cán bộ, công chức trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, tôn trọng và bảo vệ quyền tự do, dân chủ, lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

 

4. Xét xử hành chính

Khi nói đến xét xử, tức là có vụ án hành chính, vụ án hành chính là vụ án phát sinh khi cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của quy định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước và được tòa án thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật.

Hoạt động xét xử của Tòa án là hình thức áp dụng pháp luật quan trọng. Tính chất “áp dụng pháp luật” của hoạt động xét xử được biểu hiện ở những điểm:
– Hoạt động xét xử là hoạt động quyền lực. Xét xử là hoạt động phán quyết của cơ quan thay mặt Nhà nước nhằm khôi phục trật tự nếu nó bị xâm phạm, hoặc nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của công dân, của tập thể, của quốc gia và xã hội. Vì vậy, đây là một hoạt động quyền lực nhà nước đặc thù, nó không đơn thuần chỉ là dàn xếp, hòa giải, mặc dù về thực chất, dàn xếp và hòa giải cũng có mục đích như vậy và do đó, có mối liên quan khăng khít với hoạt động xét xử.
Hoạt động xét xử là hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước nhằm xem xét, đánh giá và ra phán quyết về tính hợp pháp và tính đúng đắn của hành vi pháp luật hay quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp và mâu thuẫn giữa các bên có lợi ích khác nhau trong các tranh chấp hay mâu thuẫn đó.
– Hoạt động xét xử là quá trình áp dụng pháp luật sáng tạo;
– Vai trò của thực tiễn xét xử trong việc sử dụng cường độ áp dụng quy định của pháp luật;
– Vai trò của hoạt động xét xử khi sử dụng các quy định có tính chất đánh giá của pháp luật…

=> Xét xử hành chính là biện pháp kiểm tra, giám sát hữu hiệu đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, tránh được các hiện tượng lạm quyền, lộng quyền, trốn tránh trách nhiệm, loại trừ những hiện tượng tiêu cực, cửa quyền, quan liêu trong bộ máy hành chính nhà nước, góp phần xây dựng nền hành chính trong sạch, năng động, có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng ngày một tốt hơn các dịch vụ hành chính của công dân.

 

 

5. Vai trò Toà hành chính và thực tiễn hoạt động xét xử của Toà hành chính

Ở Việt Nam, Tòa án hành chính là Tòa án chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân có chức năng xét xử các vụ về hành chính. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập Tòa án hành chính; tại các Tòa án nhân dân cấp quận, huyện có một số thẩm phán chuyên trách xét xử các vụ án hành chính Tòa án hành chính có thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính sau:

– Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đối với nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố

– Khiếu kiện quyết định các biện pháp xử lý hành chính và hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính

– Khiếu kiện quyết định buộc thôi việc, trừ các quyết định buộc thôi việc trong quân đội nhân dân và các quyết định về sa thải theo quy định của Bộ luật lao động

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý đất đai

– Khiếu kiện quyết định trưng dụng, trưng mua tài sản, quyết định tịch thu tài sản

– Khiếu kiện quyết định về thuế, trưng thu thuế

– Khiếu kiện quyết định về thu phí, lệ phí

– Khiếu kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính khác theo quy định của pháp luật.

Việc thành lập Toà hành chính và thực tiễn hoạt động xét xử của Toà hành chính trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy quá trình cải cách nền hành chính ở nước ta, buộc các cơ quan hành chính nhà nưốc, cán bộ, công chức nhà nước phải tự nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm, có những thay đổi phù hợp trong thủ tục cũng như phương thức điều hành, quản lý xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện đầy đủ các quyền tự do dân chủ của mình và buộc các cơ quan hành chính và những người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước phải chú ý cân nhắc thận trọng hơn khi ra một quyết định hành chính hay khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ

Có một yếu tố căn bản về sự khác nhau giữa chế độ pháp trị và nhà nước pháp quyền theo chúng tôi là nếu như trong chế độ pháp trị, người ta nhấn mạnh đến việc cai trị xã hội bằng pháp luật trong đó đề cao các hình phạt như là cứu cánh đề bảo vệ chế độ pháp trị thì trong nhà nưốc pháp quyền, điều quan trọng là bản thân nhà nưốc một mặt đề cao tính thượng tôn của pháp luật nhưng mặt khác cũng nhấn mạnh rằng nhà nước, nói cụ thể hơn là hoạt động của bộ máy nhà nưốc tự đặt mình dưối sự kiểm soát của pháp luật, trong đó có sự kiểm soát của cơ quan tài phán (tài phán hiến pháp hoặc tài phán hành chính).

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).