Điều 82, luật hình sự năm 1999 quy đinh:
Tội bạo loạn
Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi: 1900.0191
PHÂN TÍCH TỘI BẠO LOẠN:
Định nghĩa: Bạo loạn là hành vi hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân.
Như vậy, tội danh này có ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ như sau:
Khách thể của tội phạm:
Khách thể bị xâm phạm là sự vững mạnh của “chính quyền nhân dân”. Khái niệm “chính quyền nhân dân” được hiểu trong trong Điều luật này là hệ thống chính quyền của Nhà nước XHCN Việt Nam.
Mặt khách quan của tội phạm:
– Hoạt động vũ trang có nghĩa là hoạt động có trang bị vũ khí.
Vũ khí có hai loại: vũ khí thô sơ và vũ khí quân dụng. Vũ khí thô sơ gồm có: dao, mác, gậy gộc, mã tấu, lưỡi lê, dây thừng… Vũ khí quân dụng là tất cả các loại vũ khí được dùng trang bị cho quân đội sử dụng để chiến đấu như: súng các loại, bộc phá, thuốc nổ, mìn…
Hoạt động vũ trang thể hiện qua các hành vi như: bắn phá, gây tiếng nổ, tấn công cơ quan Nhà nước, bắt, giết cán bộ, nhân dân, cướp tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc nhân dân…
– Dùng bạo lực có tổ chức được thể hiện như: không có vũ trang hoặc có vũ trang không đáng kể nhưng dựa vào số đông người để kích động, tập hợp quần chúng tổ chức mít-tinh, biểu tình, hô khẩu hiệu, xúc phạm cơ quan Nhà nước, chống chính quyền, bao vây, chiếm giữ hoặc đập phá trụ sở, đả kích cán bộ.
Hành vi bạo loạn thể hiện ở một trong hai hành động nói trên hoặc ở cả hai hành động phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau.
Trong quá trình diễn biến của tội phạm, có thể xảy ra trường hợp người phạm tội lúc đầu thực hiện hành động bạo loạn rồi lợi dụng cơ hội chuyển thành hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội bạo loạn là bất kỳ ai từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ Luật Hình Sự .
Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm được thực hiện do cố ý. Mục đích của tội phạm là nhằm “chống chính quyền nhân dân”, thể hiện cụ thể là nhằm gây khó khăn cho chính quyền trong việc giữ gìn an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, gây ảnh hưởng xấu, làm suy yếu chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu cơ quan tố tụng không chứng minh được nghi phạm có mục đích chống chính quyền nhân dân thì không đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự
——————————————————
THAM KHẢO DỊCH VỤ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN: