>> Tham khảo dịch vụ pháp lý: Luật sư tranh tụng các vụ án hình sự
1. Mức phạt khi có hành vi cố ý gây thương tích?
Thưa Luật sư của LVN Group, ngày 30/05/2018 Chồng em trên đường đi làm về đến chỗ rẽ vào làng va phải bà hàng xóm đi cùng chiều sang đường không xi nhan nhưng cả 2 ngã ra và không sao.
Sau đó con trai lớn nhà bà ấy đứng gần đó ra chửi chồng em trong lúc tức giận nhà em tát anh ấy 1 vài phát gây chảy máu mũi. Anh ấy lấy điện thoại gọi em trai mang phi sắt dài khoảng 60 cm ra đánh chồng em, vì chồng em đi làm về nên vẫn đội mũ bảo hiểm nên chỉ vỡ kính mũ bảo hiểm còn người không sao, chồng em thấy 2 anh em họ chạy tới nên chồng em sợ quá chạy vào nhà gần đó. Hai anh ấy chạy theo và người em ôm chồng em lúc đó 2 bên xảy ra xô xát nhà em thấy cái búa gần đó nên cầm và chỉ khua trước mặt để tự vệ, nhưng không may va phải đầu người em và chảy máu. Sau đó được mọi người can ngăn nên nhà em về nhà.
Ngày hôm sau, Công an huyện về điều tra và thu xe máy nhà em. Suốt thời gian đó nhà em có sang hỏi han nhưng gia đình anh ấy vẫn không nghe đòi nhà em bồi thường 200 triệu rồi rút xuống 130 triệu, rồi 80 triệu vợ chồng em xin chịu 40 triệu nhưng nhà anh ấy không đồng ý và vẫn kiện nhà em ra tòa. Vào ngày 30/11 vừa qua tòa án huyện em mở phiên tòa xét xử chồng em với tội danh “Cố ý gây thương tích theo khoản a Điều 1034 BLHS” vì theo giám định sức khỏe của 2 anh ấy (Anh lớn bị nhà em đánh bằng tay vào mũi tỉ lệ 11%, còn anh dùng búa là 3%). Phạt 15 tháng tù giam và đền bù 25 triệu.
Cho em hỏi mức phạt của chồng em như vậy là quá nặng phải không? Em muốn kháng cáo thì phải làm những thủ tục gi? Liệu kháng cáo lên trên nhà em có được giảm nhẹ hình phạt không hay lại nặng thêm? Cảm ơn!
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự gọi:1900.0191
Trả lời:
Căn cứ vào Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; “
Theo tỷ lệ chồng bạn gây thương tích cho anh kia là 11%, theo quy định thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, chồng bạn bị phạt tù 15 tháng là hoàn toàn phù hợp. Ngoài ra, việc bồi thường dựa trên thiệt hại thực tế gây ra sẽ tiến hành bồi thường cho người bị hại.
Bạn có thể kháng cáo, tuy vào các mức độ hành vi và thái độ của chồng bạn mà án có thể nhẹ đi, nặng thêm hoặc giữ nguyên.
Thủ tục kháng cáo được thực hiện căn cứ vào Điều 332 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015:
– Người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo.
Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó.
>> Tham khảo nội dung:Tư vấn Luật trực tuyến về tội đánh bạc, cố ý gây thương tích dẫn đến chết người ?
2. Hướng dẫn xin giảm nhẹ đối với tội cố ý gây thương tích ?
Trả lời:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, theo đó, trường hợp này của bạn tỷ lê thương tật dưới 11% nhưng bạn lại dùng dao, mà dao được coi là dùng vũ khí nguy hiểm nên trường hợp này bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 với khung hình phạt là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Thân chào Luật LVN Group! Vừa qua, ba tôi bị tòa án tuyên phạt 7 năm về tội cố ý gây thương tích. Vậy tôi muốn làm đơn xin giảm nhẹ hình phạt như thế nào và nộp đơn ở đâu? Trên đây là nội dung thắc mắc của tôi! Xin chân thành cảm ơn!
>> Điều kiện để được giảm nhẹ hình phạt được quy định tại Điều 63 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
– Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù chung thân.
– Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm.
– Trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu xuống 30 năm tù sau khi đã chấp hành được 15 năm tù và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành là 25 năm.
– Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới ít nghiêm trọng do cố ý, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được một phần hai mức hình phạt chung.
– Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc trường hợp hình phạt chung là tù chung thân thì việc xét giảm án thực hiện theo quy định đã nêu trên.
– Đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì thời gian ðã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm.
Theo đó, bố bạn chỉ được giảm nhẹ khung hình phạt khi đã chấp hành được 1/3 thời hạn và có ý thức cải tạo tốt. Do đó,trong trường hợp này bạn chưa thể làm thủ tục để xin giảm án được.
>> Tham khảo ngay: Cố ý gây thương tích sẽ bị xử phạt như thế nào theo Luật hình sự mới?
>> Luật sư trả lời: Tư vấn xử lý hành vi đánh người gây thương tích?
3. Tư vấn về tội cố ý gây thương tích và trách nhiệm hình sự?
Trả lời:
Hành vi này bản chất xuất phát từ hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con trai bạn. Tuy nhiên, hành vi của cô gái này là không phù hợp. Hành vi này được xác định là hành vi cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hậu quả gây ra mà trách nhiệm được đặt ra có thể là trách nhiệm hành chính hoặc hình sự. Theo đó:
Xử phạt vi phạm hành chính: Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;”
Truy cứu trách nhiệm hình sự: Cô gái này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, đã được tư vấn ở các bài viết trên, bạn có thể áp dụng tương tự cho trường hợp của mình.
>> Xem thêm nội dung: Cố ý gây thương tích đi tù bao nhiêu năm?
4. Tư vấn về tội cố ý gây thương tích?
Luật sư tư vấn luật hình sự về tội cố ý gây thương tích, gọi:1900.0191
Trả lời:
Trước hết, cần xem xét đến độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Như vậy, độ tuổi của bạn, bạn mới chỉ nhắc đến bạn 16 tuổi, chưa nói rõ là đã đủ 16 tuổi (qua sinh nhật lần thứ 16 hay chưa?) Do đó, nếu đã qua sinh nhật lần thứ 16 thì bạn phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, còn nếu chưa qua sinh nhật lần thứ 16 thì bạn chỉ phải chịu trách nhiệm về các tội được nêu ở trên về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Phòng vệ chính đáng như sau:
“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”
Như vậy, khi xem xét một hành vi có được coi là phòng vệ chính đáng hay không cần hội tụ đủ các yếu tố:
+ Thứ nhất, về phía nạn nhân: là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể. Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân (người có hành vi xâm phạm). Trong tình huống này, người đàn ông sau khi bị bạn đánh trả đã cùng với 2 người đàn ông khác lao vào hành hung bạn. Sau khi bạn cố chạy được thì lại quay sang đánh bạn của bạn, hành vi này đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của bạn và bạn của bạn.
+ Thứ hai, về phía người phòng vệ: Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại tính mạng hoặc sức khoẻ về cho người có hành vi xâm phạm. Người kia gây tổn hại về sức khỏe cho bạn và sau đó bạn cũng gây tổn hại về sức khỏe lại cho người đó. Trường hợp này bạn đã lỡ chém 1 người để giải vây cho bạn. Hành vi này đã gây tổn hại đến sức khỏe đến người nạn nhân là người có ý định tấn công các bạn.
+ Thứ ba, hành vi chống trả là cần thiết. Cần thiết là sự thể hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng. Mặc dù mức thương tích bạn gây ra cho người kia lớn hơn mức thương tích bạn phải chịu nhưng điều này là cần thiết để bảo vệ sức khỏe đang bị đe dọa của mình. Như vậy, bước đầu có thể thấy rằng bạn đang trong tình thế cần và có quyền phòng vệ chính đáng.
Tuy nhiên, Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”
Mức thương tật để phân biệt giữa hành vi phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng ở đây là 31%. Do vậy, cần phải giám định mức độ thương tích trước khi có thể đưa ra được kết luận rằng bạn có vượt quá mức độ phòng vệ chính đáng không. Trong trường hợp của bạn, nếu khi giám định mức thương tật của người bị bạn gây thương tích là chưa tới 5% thì hành vi của bạn sẽ không thuộc trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà chỉ là phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 22 Bộ Luật hình sự. Khi đó, bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự, tức là không phải đi tù.
Cây dao bạn cầm được coi là hung khí nguy hiểm theo quy định tại tiểu mục 2.2 mục 2 phần I Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự:
“2.2. “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.
a. Về công cụ, dụng cụ
Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…
b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra
Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…
c. Về vật có sẵn trong tự nhiên
Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…”
5. Bồi thường thiệt hại khi cố ý gây thương tích?
Thưa Luật sư của LVN Group, em vừa rồi có xảy ra xô xát và em đã gây thương tích cho một người với thương tích 3% sức khoẻ nếu ra pháp luật thì em bị xử lý thế nào? Em xin cảm ơn!
>> Trường hợp này nếu bên kia sử dụng hung khí gây nguy hiểm hoặc thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 trên, còn trường hợp không đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự thì bên đó vẫn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 sau:
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hình sự – Công ty luật MiInh Khuê