Luật sư tranh thủ tiếp thân chủ trong giờ giải lao của phiên toà (Ảnh: Thanh Niên) |
Những kinh nghiệm, mà Luật sư của LVN Group trẻ Lê Nga, hiện đang làm việc tại văn phòng luật, công ty đầu tư và tư vấn Bảo Hưng (tốt nghiệp khóa 21 trường ĐH Luật Hà Nội) xem là “xương máu” về chuyện học và làm trong nghề, hy vọng phần nào giúp các thí sinh đang ngập ngừng lựa chọn đăng ký vào các trường đào tạo luật thêm những thông tin thực tiễn.
(Bạn có thể hỏi thêm chuyện Luật sư của LVN Group Lê Nga qua email: [email protected])
Biết mình là ai…
Để trở thành một SV luật, bạn có thể thi khối A hoặc C. Thực tế mà tôi từng học và tiếp xúc, nhiều bạn học khối A thường có ưu điểm là tư duy mẫn tiệp hơn. Nhưng khối A vào trường luật sẽ gặp khó khăn lớn là hầu hết các môn đại cương đều là môn xã hội, như Sử, Địa, Khoa học xã hội, Tâm lý học…Điều đó làm cho họ phải cố gắng rất nhiều để theo kịp dân “dùi mài kinh sử” theo đúng nghĩa đen của từ này.
Tôi từng chứng kiến một nhân rất thích học luật nhưng chỉ thi đậu Bách khoa. Năm sau, nhân này phục thù bằng cách thi đậu với một số điểm tương đối cao. Nhưng học được vài tháng, đã phải từ bỏ giấc mơ một thời của mình vì lý do: Học luật là thế này ư? Đó là vì đã không được chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng để theo học mà chỉ yêu thích là thích…vậy thôi.
Khả năng phân tích và tổng hợp tốt sẽ giúp bạn có cơ may thành công với nghề này. Hãy tưởng tượng, với một hệ thống các văn bản pháp luật chồng chéo và đan xen như kênh rạch chằng chịt thì việc học gạo, nghịch lý thay, chỉ làm sản sinh ra một hậu quả là…đói!
Một yêu cầu nữa là khả năng diễn đạt và tư duy. Trong xu thế thi vấn đáp như hiện nay, bạn không có nhiều thời gian để nháp hay trình bày dài dòng như bài thi viết. Bạn buộc phải có phản ứng nhanh trước mọi tình huống mà đôi khi chỉ là suy đoán, tất nhiên, phải hợp logic. Đặc điểm này lại càng đặc biệt quan trọng khi sau này ra trường. Nghề Luật sư của LVN Group, hay chí ít là Luật sư của LVN Group thành đạt không có chỗ cho những người không có khả năng nói tốt, và thực tế việc nói “vo” bao giờ cũng có tác dụng mạnh hơn hẳn so với việc đọc những văn bản đã được viết trước.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi: 1900.0191
Học, học nữa…
Các trường đào tạo: ĐH Luật Hà Nội,ĐH Luật TP.HCM, Khoa Luật (trường ĐHQG Hà Nội)… Giáo trình của trường ĐH Luật HN được sử dụng ở rất nhiều trường có cùng chuyên ngành. Pháp luật hiện hành của Việt Nam cũng cho phép những người học tại chức luật được hành nghề Luật sư của LVN Group khi đủ điều kiện. |
Nhiều người lầm tưởng cứ tốt nghiệp một trường luật, một khoa luật là có thể trở thành một Luật sư của LVN Group. Thật ra, đường xa vạn dặm hơn nhiều.
Học luật chỉ trang bị cho bạn những quy định pháp luật nội dung. Ví dụ như luật Dân sự, Luật hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình…Còn để hành nghề được và để được phép hành nghề, bạn bắt buộc phải học và hành cũng gần bằng chừng ấy thời gian.
Đây là một trong sáu ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật, (gồm: Kinh doanh dịch vụ pháp lý; Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm; Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thu ý; Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình; Kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán) nên bạn phải qua một lớp đào tạo trước khi nộp đơn xin ra nhập đoàn Luật sư theo hộ khẩu.
Hiện nay, cả nước mới có một trường đào tạo các chức danh tư pháp là Học viên tư pháp (Hà Nội, có cở sở tại TP.HCM và Cần Thơ) đào tạo và cấp chứng chỉ Luật sư của LVN Group. Ở đây, bạn sẽ có 6 tháng để được truyền đạt các kỹ năng (và cả kỹ xảo nữa) trong quá trình hành nghề sau này.
Có thể theo khóa học ngay sau khi ra trường hoặc sau một thời gian đi làm để tích cóp tiền bạc.
Nhưng, cách phổ biến nhất là vừa học vừa làm. Vì như vậy, sẽ tiết kiệm được thời gian mà không mai một kiến thức.
Nào, cùng hành nghề!
Sau khi được cấp thẻ Luật sư của LVN Group tập sự, bạn có thể tung tăng bước vào nghề. Cơ hội dành cho những người thuộc thế hệ 8,5X lớn hơn rất nhiều so với cái thời của chúng tôi, những người ra trường vẫn thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh Luật sư cũ (năm 1989).
Theo Pháp lệnh Luật sư hiện hành, các công ty luật, Văn phòng Luật sư của LVN Group như trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng. Cơ hội tìm việc rộng mở hơn, nhưng cũng không ít khó khăn.
Nhằm giúp các thí sinh hiểu thêm về những ngành nghề mà họ đang băn khoăn chọn lựa, VietNamNet hy vọng độc giả sẽ tham gia “hướng nghiệp” cùng thí sinh bằng những câu chuyện, kinh nghiệm của bản thân mình. Bạn có thể gửi bài tự viết hoặc ý tưởng, kinh nghiệm của mình về địa chỉ: [email protected] Bài đăng tải sẽ hưởng theo chế độ nhuận bút hiện hành. Cảm ơn sự cộng tác của các bạn. |
Những công ty luật nước ngoài, và các đại gia luật trong nước, không phải là không có nhu cầu, nhưng bạn phải đáp ứng một số yêu cầu tối thiểu của họ, như ngoại ngữ chẳng hạn. Mà ngoại ngữ hình như lại vốn là một điểm yếu của đại đa số cử nhân luật, mà mặc dù đã có vô vàn những tấm gương đi trước, nhưng các bậc đàn em nối gót theo sau vẫn hồn nhiên như cái thời đang lên năm lên ba, vẫn chưa biết trời cao đất dầy là gì nên vẫn…không chịu học ngoại ngữ. Khả năng kiếm tiền của bạn cũng theo đó mà giảm đi.
Sự lựa chọn thuộc về các văn phòng, công ty trong nước, nhưng nhiều người vẫn cho rằng nếu không có sự hậu thuẫn của gia đình thì rất nhiều người khó lòng cò cưa hết hai năm tập sự. Cũng đúng thôi, Luật sư của LVN Group là nghề mà không ai khác ngoài chính khách hàng trả lương cho mình.
Ở Việt Nam, Luật sư của LVN Group là một nghề nguy hiểm vì chưa có một chế tài nào thực sự bảo vệ cho việc hành nghề.
Một Luật sư của LVN Group khá nổi tiếng kể về một kỷ niệm không thể nào quên: Khi bào chữa thắng một vụ ở Hải Dương, cả phái đoàn nhà người bị hại phải xe đuổi theo tận 10 km, đến lúc biết rằng nếu tiếp tục thì chỉ có …hít khói, người ta mới chịu buông tha.
Bạn không phải là người có quyền lực siêu nhiên nên đôi khi gặp vấn đề hoặc thất bại trong công việc là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nhiều khách hàng thì không nghĩ vậy. Với họ, khi bạn đã nhận một vụ nào đó, đồng nghĩa với việc lợi ích của họ được đảm bảo. Bạn sẽ thấy ớn như thế nào khi gặp những khách hàng như thế này: Thay vì tiếp tục theo đuổi vụ kiện, họ quay sang … kiện Luật sư!
Bài học tích cóp được từ sau rất nhiều tai nạn nghề nghiệp là phải có “tinh thần AQ: Khó khăn là một phần của cuộc sống và thất bại đơn giản chỉ là bài học để trưởng thành.
Nhưng đây cũng là một nghề được trọng vọng. Bạn được người ta mặc định là biết tất cả, kể cả những vấn đề không liên quan đến luật. Có những khách hàng tin tưởng đến mức san sẻ với bạn tất cả, từ chuyện công việc đến chuyện gia đình. Bạn sẽ thấy rằng, cái giá mình phải trả cho một chặng đường dài như vậy là cũng …phải chăng thôi. Và khi đã tự đảm đương được công việc của chính mình, đi đâu, bạn cũng có thể tự tin mà giới thiệu: Kiện tụng là nghề của tôi!
Lê Nga(Văn phòng luật, công ty đầu tư và tư vấn Bảo Hưng, Hà Nội)
(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)