1. Tội không Chấp hành án theo quy định Bộ luật hình sự.

Tội không chấp hành án được quy định tại Điều 380 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Người nào có điều kiện mà không chấp hành án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Theo khái niệm này, Luật LVN Group phân tích các dấu hiệu cấu thành tội phạm như sau:

Thứ nhất, về mặt khách quan: Tội này thể hiện ở hành vi không hành động của người phải thi hành án đã không thực hiện các nghĩa vụ của mình được quy định trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn cố ý vi phạm. Bản án, quyết định của Toà án trong trường hợp này phải là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. 

Lưu ý rằng, bản án hay quyết định của Toà án trong Điều luật này là bản án, quyết định về dân sự (có thể bao gồm cả phần dân sự trong bản án hình sự), hành chính, lao động

Thứ hai, về mặt chủ quan: Tội không chấ hành án được thực hiện với lỗi cố ý, có thể là lỗi cố. Lỗi cố ý trong trường hợp này có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý giãn tiếp. Có nghĩa rằng người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hậu quả cũng hành vi mà mình thực hiện là trái pháp luật nhưng vẫn có ý thức thực hiện hành vi đến cùng. Động cơ phạm tội trong tội này chủ yếu là vì mục đích cá nhân;

Thứ ba, về chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có nghĩa vụ được quy định rõ trong bản án cũng như quyết định có hiệu lực thi hành của Toà án; 

Những người có nghĩa vụ trong việc chấp hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật là những người mà theo quy định pháp luật họ phải có nghĩa vụ chấp hành như: Bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan; đương sự trong các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, các vụ án kinh tế, hành chính, lao động.

Thứ tư, về mặt khách thể: Khách thế của tội phạm là xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của người được thi hành án.

 

2. Khung hình phạt của tội không chấp hành án

Thứ nhất, đối khung hình phạt thứ nhất thì tội không chấp hành án có thể bị phạt từ từ 03 tháng đến 02 năm;

Thứ hai, phạm tội thuộ một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ từ 02 năm đến 05 năm như:

– Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;

– Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

– Tẩu tán tài sản;

Ngoài ra, người phạt tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

 

3. Tình huống về tội không chấp hành án theo Bộ luật hình sự

Ông N và bà L kết hôn và sinh được 05 người con là C1, C2, C3, C4, C5. Trong quá trình sử dụng vợ chồng ông N và bà L đã chia cho các con sử dụng. Bà C1 không có nhu cầu sử dụng đên bà C1 đã để vợ chồng em trai là C2 tạm thời sử dụng. Đến năm 2012 bà C1 tiến hành kê khai để cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đã phát hiện vợ chồng C2 đã kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích này nên đã xảy ra tranh chấp, bà C1 yêu cầu vợ chồng em trai ruột là vợ chồng C2 trả lại diện tích đất nhưng vợ chồng C2 không trả. Do đó, và C1 đã khởi kiện ra Toà án nhân dân huyện T để giải quyết. 

Năm 2015 Toà án nhân dân huyện T đã mở phiên toà dân sự xét xử sơ phẩm vụ án “tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn bà C1 và bị đơn là vợ chồng C2. Bản án đã quyết định buộc vợ chồg C2 trả lại diện tích đất cho bà C1 để bà C1 được tiếp tục quản lý và sử dụng.

Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, chi cục thi hành án dân sự huyện T đã yêu cầu vợ chồng ông C2 trả lại đất đang tranh chấp cho bà C1 nhưng vợ chồng ông C2 không chấp hành mà còn chửi bới, lăng mạ cán bộ thi hành nhiệm vụ. 

Năm 2017 Chi cục thi hành án dân sự huyện T đã phối hợp với chính quyền địa phương xã để giải quyết nhưng vợ chồng C2 vẫn không chấp hành, không ký nhận giấy tờ và không hợp tác về việc bàn giao đất. Khi cơ quan chức năng tiến hành căm mốc, đặt 04 cột mốc làm ranh giới đất giữa đất bà C1 và vợ chồng C2. Nhưng 01 tháng sau thì vợ chồng C2 đã có hành vi nhổ các cột ranh giới do cơ quan chức năng đã cắm, đặt. Hành vi nhổ chột mốc giới này đã bị Chi cục thi hành án dân sự huyện T ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt 500 ngàn đồng với với vợ chồng C2 về hành vi không chấp hành bản án nhưng vợ chồng C2 vẫn không chịu thi hành để nhằm mục đích chiếm giữ diện tích đất này và tiếp tục sử dụng diện tích đất này và không trả lại cho bà C1. Do vậy, năm 2018 chi cục thi hành án huyện T đã phối hợp với Viện kiểm soát nhân dân huyện T, phòng tài chính kế hoạch huyện T, phòng tài nguyên và môi trường huyện T và chính quyền xã T tiến hành cưỡng chế buộc vợ chồng C2 giao thửa đất trên để bà C1 được quản lý, sử dụng theo đúng quy định pháp luật, đồng thời bà C1 trồng rau lang trên thửa đất đó. Tuy nhiên, sau đó thì vợ con C2 đã đưa máy càu phá ruộng lang của bà C1 để sử dụng, canh tác trồng đỗ và trồng lúa. Do vậy, hành vi của C1 bị khởi tố tội “không chấp hành án”. 

Sau khi vụ án được khởi tố thì gia đình C2 đã tự nguyện giao trả đất lại cho bà C1 quản lý và sử dụng và thi hành các khoản án phí dân sự sơ thẩm; Chi phí cưỡng chế thi hành án tại cơ quan thi hành dân sự huyện T; tiền phạt vi phạm hành chính vào kho bạc Nhà nước huyện T.

Tại cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện R, vợ chồng C1 bị truy tố tội “không chấp hành án” theo quy định tại khoản 1 Điều 380 của Bộ luật hình sự 2015;

Tại phần tranh luận vị đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo C1 và vợ phạm tội ” không chấp hành án: theo quy định tại khoản 1 Điều 380; điểm b, i, s khoản 1 Điều 51; Điều 17; Điều 65 của bộ luật hình sự 2015, xử phạt hại vợ chồng C1 từ 6 tháng đến 12 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 1 năm đến 2 năm. Không đề nghị áp dụng hình phạt vổ sung.

Các bị cáo không tranh luận, đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo.

Toà án đã quyết định: Căn cứ khoản 1 Điều 380; điểm i, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; điều 17, điều 65 của Bộ luật hình sự 2015. Tuyên bố vợ chồng C1 phạm tội “không chấp hành án”. Xử phạt vợ chồng bị cáo C1 03 tháng tù cho hưởng án tren, thời gian thử thách là 01 năm tính từ ngày tuyên án, giao bị cáo cho Uỷ ban nhân dân xã T huyện T tỉnh T phối hợp với gia đình bị cáo giám sát, giáo dục và bị cáo phải thực hiện nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

Tình huống này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan, thực tiễn nhất về tội không chấp hành án. 

Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ nội dung nào chưa rõ, chưa hiểu hay còn vướng mắc. Hãy liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật hình sự của Luật LVN Group: 1900.0191 để được hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất. Trân trọng cảm ơn!