1. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam

1.1. Cơ sở pháp lý

Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài iệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam được quy định tại điều 117, bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: (a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; (b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; (c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm.
+ Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm:

Mặt chủ quan của tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp và mục đích phạm tội là nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Dấu hiệu khách quan của tội phạm.

Mặt khách quan của tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở một trong những hành vi sau đây: (i) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, (ii) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; (iii) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.
Làm là hành vi tạo ra bằng nhiều cách thức, phương tiện khác nhau những thông tin, tài liệu, vật phẩm trái pháp luật. Tàng trữ là hành vi cất giữ trái phép các thông tin, tài liệu, vật phẩm trái pháp luật. Phát tán là hành vi truyền đi các thông tin hoặc rải, treo các tài liệu, vật phẩm cho nhiều người biết một cách trái pháp luật. Tuyên truyền là hành vi phô biến rộng rãi các thông tin, tài liệu, vật phẩm trái pháp luật. Đối tượng phạm tội có thể sử dụng hình thức tuyên truyền miệng theo lỗi rỉ tai, tuyên truyền qua hội nghị, hội thảo, qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc rải, treo truyền đơn, khẩu hiệu phản động.
Thông tin mà người phạm tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền được chứa đựng trong các tài liệu viết dưới dạng văn bản, trong các vật phẩm hoặc dưới dạng tài liệu âm thanh, hình ảnh. Khái niệm “vật phẩm” nói trong Điều 117 Bộ luật hình sự được hiểu là những vật do người phạm tội làm ra hoặc sử dụng để ghi nhận, phản ánh, chứa đựng các thông tin hoặc tài liệu trái pháp luật. Trong thực tế, vật phẩm thường là băng rôn, khẩu hiệu, băng đĩa ghi âm, ghi hình.v.v..
Các thông tin, tài liệu, vật phâm nói trên phải có nội dung:
Xuyên tạc, phi báng chính quyền nhân dân. Xuyên tạc là việc cố ý đưa ra thông tin sai sự thật với dụng ý xâu. Phỉ báng là bôi nhọ, nói xấu, vu khống, vụ cáo theo cách cay nghiệt. Thông tin, lài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phi báng chính quyền nhân dân là thông tin, tài liệu, vật phẩm sai sự thật, bóp méo tình hình thực tế, được tạo ra với dụng ý nói xấu, bôi nhọ, vu cáo Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, gây ra sự ngộ nhận, hiểu lầm, mất hoặc suy giảm lòng tin cho đối tượng tiếp nhận, nghe, đọc, xem, nghiên cứu các thông tin, tài liệu đó.
Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân. Bịa đặt là việc đưa ra thông tin không đúng sự thật. Thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân là những thông tin, tài liệu, vật phẩm không đúng sự thật, được tạo ra với dụng ý gây sự hoài nghi, lo lắng, tâm lý bất an trong nhân dân.
Gây chiến tranh tâm lý. Chiến tranh tâm lý là một loại hình chiến tranh được các nước thù địch sử dụng để đánh vào tinh thần, ý chí, niềm tin của người dân và binh sĩ của lực lượng vũ trang đối phương. Các quốc gia thù địch với nhau đã sử dụng kết hợp loại hình chiến tranh này với các loại hình chiến tranh khác như chiến tranh quân sự trên chiến trường, chiến tranh kinh tế, chiến tranh ngoại giao. Gây chiến tranh tâm lý là thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện khác tạo ra, nhào nặn thông tin sai sự thật gây nghi ngờ, chia rẽ nội bộ, tạo tâm lý bất an, hoang mang, lo sợ, mất lòng tin vào Đảng, Nhà nước. Thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý là thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung nêu trên.
Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điêu 117 Bộ luật hình sự, không kể đã gây ra hậu quả cụ thể gì hay chưa.

+ Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: chủ thể của tội phạm này là người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

+ Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Khách thể của tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là an ninh trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
An ninh trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa là sự ổn định của đời sống tinh thần và sự thống nhất về nền tảng chính trị – tư tưởng ở mỗi một quốc gia, là lòng tin của quân chúng vào hệ thống chính trị và thể chế chính trị quốc gia, bảo đảm cho quốc gia có được sự ổn định cần thiết đề phát triển mọi mặt. Khi lòng tin của người dân vào chính quyền bị suy giảm thì cơ sở xã hội của Nhà nước và chế độ cũng bị thu hẹp và sự vững mạnh của chính quyền bị đe dọa. Do vậy, tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia làm suy yếu sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.

+Hình phạt đối với tội danh này:

Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội.

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm được quy định cho trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.

Khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống CQND

2.1. Cơ sở pháp lý.

Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân được quy định là hành vi “tơ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác tron đi nước ngoài hoặc tron ở lại nước ngoài nhằm chổng chính quyền nhân dân”. Tội danh ngày quy định tại điều 120 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

1.Người nào tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2,2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này là tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài.

Hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài được thực hiện bởi các hành vi cụ thể như làm hoặc tổ chức làm giấy tờ giả để lừa dối cơ quan có thẩm quyền trong việc xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, chuẩn bị phương tiện, vật phẩm cần thiết như tiền, vàng, tàu thuyền, lương thực, …để rời bỏ đất nước một cách lén lút hoặc bằng con đường công khai

Hành vi cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài được biểu hiện thông qua việc chủ thể thực hiện những hành vi, sử dụng những thủ đoạn buộc người khác phải trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài trái với ý muốn của họ.

Hành vi xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài là hành vi dụ dỗ, rủ rê, thuyết phục, khuyến khích…tác động vào tâm lý của người khác dẫn đến họ nảy sinh ý định và thực hiện hành vi trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài.

Đây là tội phạm này có cấu thành hình thức: Tội phạm được cho là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Việc người đó có thực hiện được mục đích là người được tổ chức, xúi giục, người bị cưỡng bức trốn hay không trốn đi nước ngoài hoặc trốn hay không trốn ở lại nước ngoài không có ý nghĩa trong việc định tội mà chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.

Mặt chủ quan:

Đây là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra

Mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này. Nếu người thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm này nhưng không nhằm chống chính quyền nhân dân thì không cấu thành tội phạm này, mà tùy từng trường hợp có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu TNHS về tội phạm tương ứng như tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép quy định tại Điều 348 BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017, tội tổ chức, mô giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép quy định tại Điều 349 BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép quy định tại Điều 350 BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017.

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và đã thực hiện hành vi phạm tội.

Về khách thể:

Khách thể của tội phạm này là an ninh đối nội và an ninh đối ngoại của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

3. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân

3.1. Cơ sở pháp lý

Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân được quy định là hành vi “trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chổng chỉnh quyền nhân dân”. Tội danh này được quy định tại Điều 121 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

3.2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm của tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân là các hành vi sau:

– Hành vi rời khỏi lãnh thổ Việt Nam một cách bất hợp pháp (có thể công khai qua cửa khẩu bằng giấy tờ già mạo hoặc lén lút không qua cửa khẩu);

– Hành vi ở lại nước ngoài trái phép: Đây là hành vi không trở về Việt Nam khi hết hạn được phép ở nước ngoài.

Ví dụ: đang xuất trình giấy tờ giả mạo để ra đi thì bị phát hiện và bắt giữ, đang dùng vũ lực tấn công nhân viên có thẩm quyền để chốn đi thì bị bắt…

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Mục đích phạm .tội được quy định là mục đích chống chính quyền nhân dân.

Khách thể: Tội này xâm phạm đến an ninh đối nội và đối ngoại của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group