Nội dung tư vấn:
1. Phá rối an ninh là gì?
Phá rối an ninh được hiểu là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, với mục đích chống chính quyền nhân dân.
2. Dấu hiệu pháp lí tội phá rối an ninh
Tội phá rối an ninh được quy định tại điều 118 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:
“Điều 118. Tội phá rối an ninh
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm của tội phá rối an ninh là hành vi của đông người cùng thực hiện phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt độnế của cơ quan, tổ chức. Như vậy, dấu hiệu pháp lí đầu tiền thuộc mặt khách quan của tội phá rối an ninh là sự tham gia của dông người. Hành vi mà những người này cùng thực hiện là:
– Hành vi chống người thi hành công vụ: Đây là hành vi càn trở bằng các thủ đoạn khác nhau để người thi hành công vụ không thực hiện được công vụ của mình như đe dọa, cản đường V.V..
– Hành vi cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức: Đây là hành vi làm cho cơ quan, tổ chức không thể hoạt động bình thường được như hành vi tụ tập đông người gây mất ổn định trong trụ sở cơ quan, hành vi ngăn cản người ra vào trụ sở cơ quan, tổ chức V.V..
– Hành vi phá rối an ninh khác: Đây là các hành vi có tính chất gây ra sự mất ổn định về an ninh trật tự như hành vi tụ tập
Hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm của tội chống phá cơ sở giam giữ là hành vi phá cơ sở giam giữ; hành vi tổ chức trốn khỏi cơ sờ giam giữ; hành vi đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoặc là hành vi trốn khỏi cơ sở giam giữ. Các hành vi này có dấu hiệu cụ thể như sau:
– Về hành vi phá cơ sở giam giữ: Đây là hành vi phá hỏng cơ sở hạ tầng của cơ sở giam giữ bao gồm các công trình xây dựng và hệ thống phục vụ và đảm bảo an toàn của cơ sở giam giữ như buồng giam, hệ thống tường rào, hệ thống điện, nước, thiết bị an ninh V.V.. Hành vi này có thể do người đang bị giam giữ hoặc người khác thực hiện và việc thực hiện có thể công khai hoặc không công khai với các phương tiện và phương pháp bất kì.
– Về hành vi tổ chức hổn khỏi cơ sở giam giữ: Đây là hành vi lên kế hoạch, chỉ đạo việc chuẩn bị, việc thực hiện kế hoạch trốn khỏi cơ sở giam giữ của một hoặc một số người. Người thực hiện hành vi tổ chức có thể là người đang bị giam giữ hoặc là người khác. Trong trường hợp người tổ chức là người đang bị giam giữ, họ có thể cùng trốn với người khác hoặc không.
– Về hành vi đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải: Đây là hành vi dùng vũ lực tẩn công lực lượng bảo vệ, canh giữ để giải thoát người đang bị giam giữ hoặc người đang bị áp giải.
Khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
* Khách thể của tội phạm
Tội phạm này xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, và an ninh đối nội Nhà nước.
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường, tức là các cá nhân thoả mãn 02 dấu hiệu về độ tuổi (từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc từ đủ 16 tuổi trở lên), và năng lực trách nhiệm hình sự.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Mục đích mà người phạm tội nhằm hướng tới khi thực hiện các hành vi trên là mục đích chống chính quyền nhân dân.
3. Về hình phạt tội phá rối an ninh
Mức hình phạt của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
a) Khung một (khoản 1)
Có mức phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
b) Khung hai (khoản 2)
Có mức phạt tù từ 02 đến 07 năm.
c) Khung ba (khoản 3)
Có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (áp dụng đối với người chuẩn bị phạm tội).
4. So sánh tội bạo loạn với tội phá rối an ninh
* Về cơ sở pháp lý
– Tội bạo loạn:Điều 112 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
– Tội phá rối an ninh: Điều 118 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
* Về chủ thê của tội phạm
– Tội bạo loạn: Chủ thể của tội bạo loạn là bất kỳ ai từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ Luật Hình Sự
– Tội phá rối an ninh: Chủ thể là bất kỳ ai từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ Luật Hình Sự
* Về khách thể của tội phạm
– Tội bạo loạn: Khách thể bị xâm phạm là sự vững mạnh của “chính quyền nhân dân”.
– Tội phá rối an ninh: Tội phạm này xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, và an ninh đối nội Nhà nước.
* Về mặt khach quan của tội phạm
– Tội bạo loạn:
+Hoạt động vũ trang là hoạt động có trang bị vũ khí. (Vũ khí có 2 loại: vũ khí thô sơ và vũ khí quân dụng.)
Hoạt động vũ trang thể hiện qua các hành vi như: bắn phá, gây tiếng nổ, tấn công cơ quan Nhà nước, bắt, giết cán bộ, nhân dân, cướp tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc nhân dân…
+ Dùng bạo lực có tổ chức được thể hiện như: không có vũ trang hoặc có vũ trang không đáng kể nhưng dựa vào số đông người để kích động, tập hợp quần chúng tổ chức mít-tinh, biểu tình, hồ khẩu hiệu, xúc phạm cơ quan Nhà nước,chống chính quyền, bao vây, chiếm giữ hoặc đập phá trụ sở, đả kích cán bộ.
Hành vi bạo loạn thể hiện ở một trong hai hành động nói trên hoặc ở cả hai hành động phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau.
Trong quá trình diễn biến của tội phạm, có thể xảy ra trường hợp người phạm tội lúc đầu thực hiện hành động bạo loạn rồi lợi dụng cơ hội chuyển thành hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
– Tội phá rối an ninh:
+ Hành vi khách quan mà cấu thành tội phạm của tội phá rối an ninh đòi hỏi là hành vi do đông người cùng thực hiện phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức. Như vậy, dấu hiệu pháp lý đầu tiên thuộc mặt khách quan của tội phá rối an ninh là sự tham gia của đông người. Hành vi mà những người này cùng thực hiện là:
+ Hành vi chống người thi hành công vụ: là hành vi cản trở bằng các thủ đoạn khác nhau nhằm khiến cho người thi hành công vụ không thực hiện được công vụ của mình như đe doạ,cản đường,….
+ Hành vi cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức: là hành vi làm cho cơ quan, tổ chức không thể hoạt động bình thường được như hành vi tụ tập đông người gây mất ổn định trong trụ sở cơ quan, hay hành vi ngăn cản người ra vào trụ sở cơ quan, tổ chức,…
+ Hành vi phá rối an ninh khác nhưng phải là các hành vi có tính chất gây ra sự mất ổn định về an ninh trật tự như hành vi tụ tập đông người gây ồn ào, náo động nơi công cộng hoặc cản trở giao thông,…
* Về mặt chủ quan của tội phạm
– Tội bạo loạn:
Tội phạm được thực hiện do cố ý. Mục đích của tội phạm là nhằm “chống chính quyền nhân dân”, thể hiện cụ thể là nhằm gây khó khăn cho chính quyền trong việc giữ gìn an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, gây ảnh hưởng xấu, làm suy yếu chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu cơ quan tố tụng không chứng minh được nghi phạm có mục đích chống chính quyền nhân dân thì không đủ yếu tố cấu thành tội phạm
– Tội phá rối an ninh:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Mục đích mà người phạm tội nhằm hướng tới khi thực hiện các hành vi trên là mục đích chống chính quyền nhân dân.
5. Các chuyên gia bình luận về các tội phạm an toàn công cộng trong Bộ luật hình sự năm 1999 với Bộ luật Hình sự 2015
Chương XXI về Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa bình luận. Theo tác giả, an toàn công cộng và trật tự công cộng là hai yêu cầu cần thiết không tách rời nhau của các hoạt động chung trong xã hội. Trong cuộc sống chung xã hội, mọi người không chỉ đòi hỏi được an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản khi tham gia các hoạt động chung mà còn đòi hỏi cuộc sống phải được bình yên về mọi mặt. Do vậy an toàn công cộng và trật tự công cộng cần được pháp luật nói chung cũng như pháp luật hình sự nói riêng bảo vệ.
Theo đó, các Bộ luật Hình sự của Việt Nam đều có chương riêng quy định các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. So với Bộ luật Hình sự năm 1999, Chương Các tội phạm phạm an toàn công cộngm trật tự công cộng trong Bộ luật Hình sự năm 2015 có một số thay đổi. Về cấu trúc, chương này được xây dựng thành 4 mục, 3 mục về các tội xâm phạm an toàn công cộng và một mục về các tội xâm phạm trật tự công cộng. Về nội dung, Bộ luật Hình sự năm 2015 bổ sung một số tội danh thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng như tội cướp biển, tội bắt cóc con tin; sửa nội dung quy định hoặc cụ thể hóa dấu hiệu định tội, dấu hiệu định định khung hình phạt ở một số tội danh… Theo đó Bộ luật Hình sự năm 2015 có 70 điều luật quy định về các tội xâm phạm an toàn công cộng trật tự công cộng, gồm 58 điều về các tội xâm phạm an toàn công cộng và 12 điều về các tội xâm phạm trật tự công cộng.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phá rối an ninh, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group