1 Quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp ở nước ta

Chúng ta đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) các hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, tính cạnh tranh của hàng hoá trong nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải có nhiều biện pháp để thúc đẩy, giúp đỡ sản xuất trong nước mà không vi phạm về bảo hộ sản xuất theo các quy định của WTO.

Ngoài các biện pháp như thắt chặt hơn nữa quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hoá nước ngoài được lưu thông tại Việt Nam; hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo sự thông thoáng về hàng lang pháp lý để thúc đẩy sản xuất trong nước; cung cấp thông tin kịp thời và dự báo chính xác xu hướng sự phát triển của thị trường, đẩy mạnh mở rộng, tìm kiếm thị trường mới… Theo chúng tôi còn có một biện pháp rất cấp thiết và hữu hiệu đó là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp (SHTT, SHCN) cho các doanh nghiệp trong nước.

Từ trước đến nay, nhiều người vẫn còn quan niệm rằng những hàng hoá được sản xuất ở nước ngoài đều tốt, đều hiện đại và đẹp. Quan niệm này chỉ đúng cách đây 20 năm, còn bây giờ quan niệm này chỉ đúng một phần và ngày càng “sai” dần đi. Sau khi nước ta mở cửa, hội nhập và thu hút đầu tư nước ngoài, lực lượng sản xuất trong nước được cởi trói thì nhiều loại hàng hoá sản xuất trong nước rất tốt, giá rẻ và kiểu dáng, mẫu mã ngày càng đẹp, không những dần chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Do đó, nhiệm vụ bảo vệ quyền SHTT, SHCN là rất cấp thiết và quan trọng. Có thể nói rằng đây là nhân tố có ý nghĩa sống còn đối với rất nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước. Việc các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài đánh cắp bản quyền, đăng ký bản quyền của các thương hiệu nỗi tiếng của doanh nghiệp trong nước ngày càng nhiều, khiến rất nhiều doanh nghiệp phải lao đao. Đặc biệt, khi ở thành phố Hồ Chí Minh đã đưa lên sàn giao dịch đấu giá các ý tưởng trí tuệ thì việc bảo vệ quyền SHTT, SHCN là yêu cầu cấp bách, càn phải làm ngay và phải làm thật tốt.

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp ở nước ta: Tại sao các cơ quan chức năng vẫn còn thờ ơ ?

Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 1900.0191

Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền SHTT, SHCN ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn mang tính hình thức, đối phó, nhất là từ phía các cơ quan có trách nhiệm, như Tổng cục Hải quan (BTC), Cục sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN), Cục Quản lý thị trường (Bộ TM), Cục cảnh sát kinh tế (Bộ CA)… Việc ngăn chặn các hàng hoá có xuất xứ nước ngoài vi phạm bản quyền SHTT, SHCN tại nước ta có ý nghĩa hết sức quan trọng:

Trước hết, nó giúp doanh nghiệp trong nước tăng cường được khả năng cạnh tranh, khả năng sản xuất giúp doanh nghiệp trong nước đứng vững và phát triển. Vì việc bị xâm phạm bản quyền, SHTT, SHCN ngay trên sân nhà sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, thị phần, thương hiệu của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu lớn.

Thứ hai, giúp làm cho thị trường hàng hoá trong nước lành mạnh hơn, cạnh tranh công bằng hơn, hạn chế và tránh được hàng giả, hàng kém chất lượng đang ngày càng nhiều, không kiểm soát nỗi như hiện nay.

Thứ ba, góp phần tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài khi vào làm ăn, buôn bán ở nước ta. Việc này không chỉ chứng minh rằng chúng ta không những bảo vệ được quyền SHTT, SHCN của các doanh nghiệp trong nước mà còn có thể bảo vệ tốt quyền SHTT, SHCN của cả đối với doanh nghiệp nước ngoài.

Để thực thi quyền SHTT, SHCN theo chúng tôi cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

Thứ nhất, cần ban hành các quy định pháp luật rõ ràng, minh bạch, chi tiết về quyền SHTT, SHCN. Đồng thời, tập huấn, phổ biến rộng rãi cách thức bảo vệ quyền SHTT, SHCN cho các doanh nghiệp, cơ quan chức năng như Hải quan, Quản lý thị trường, công an kinh tế… Để khi có vụ việc vi phạm các doanh nghiệp có thể làm thủ tục yêu cầu các cơ quan chức năng can thiệp. Thí dụ, doanh nghiệp cần phải làm thủ tục gì, làm như thế nào để yêu cầu cơ quan Hải quan không thông quan hàng hoá nhập khẩu của nước ngoài khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm SHTT, SHCN của doanh nghiệp Việt Nam (ngăn chặn từ biên giới – đây là biện pháp hiệu quả nhất).

Thứ hai, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nhất là các quy định của pháp luật cho đội ngũ làm công tác bảo vệ quyền SHTT, SHCN như nhân viên hải quan, quản lý thị trường, công an kinh tế… nhằm triển khai tốt hơn công tác này. Vì đội ngũ này rất quan trọng không những bảo vệ tốt quyền SHTT, SHCN mà còn xử lý tốt các trường hợp lợi dụng, vì mục đích không lành mạnh gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nước ngoài làm giảm uy tín của hệ thống pháp luật nước ta.

Thứ ba, tuyên truyền, vận động người tiêu dùng không sử dụng, tiêu dùng những hàng hoá vi phạm quyền SHTT, SHCN cả đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bện cạnh đó, cần tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và học tập cả cách thức bảo vệ quyền SHTT, SHCN ở các nước tiên tiến, đi trước và có các đặc điểm tương đồng như nền kinh tế Việt Nam.

Thiết nghĩ, nếu chúng ta xác định rõ vai trò, ý nghĩa và thực hiện tốt các biện pháp nhằm thực thi quyền SHTT, SHCN sẽ góp phần tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước, giảm nguy cơ tụt hậu, chậm phát triển khi tham gia vào nền kinh tế thế giới./.

(LVN GROUP FIRM: Biên tập)

2. Qui định mới về xử phạt VPHC trong lĩnh vực SHCN

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 99/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Theo đó, các hành vi vi phạm sẽ được xử lý bởi 1 trong các hình thức sau:

– Cảnh cáo.

– Phạt tiền (lên tới tối đa 500 triệu đồng).

Ngoài ra còn có thể áp dụng hình phạ bổ sung như : tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng, tạm đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh…

Chưa hết, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc cùng lúc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như : loại bỏ, tiêu hủy, sửa chữa yếu tố vi phạm trên hàng hóa, sản phẩm, buộc cải chính công khai, buộc thu hồi tang vật …

>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 1900.0191

Nghị định 97/2010NĐ-CP qui định về nhiều nội dung như:

– Xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

– Xác định các hình thức vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

– Mức độ và thủ tục xử phạt.

– Thẩm quyền ra quyết định xử phạt.

– Biện pháp ngăn chặn …

>> Tham khảo dịch vụ: Tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

3. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?

Về mặt bản chất, cơ chế bảo hộ sở hữu công nghiệp được thiết lập nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong qúa trình kinh doanh, trước hết là trong hoạt động sản xuất và thương mại. Trong các hoạt động đó, các doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp. Bởi vậy, hệ thống bảo hộ sở hữu công nghiệp trước hết cũng nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp và được tiến hành bởi các doanh nghiệp.

I. Ý nghĩa, vai trò của sở hữu công nghiệp đối với doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp là chủ thể của hoạt động sở hữu công nghiệp

Về mặt bản chất, cơ chế bảo hộ sở hữu công nghiệp được thiết lập nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong qúa trình kinh doanh, trước hết là trong hoạt động sản xuất và thương mại. Trong các hoạt động đó, các doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp. Bởi vậy, hệ thống bảo hộ sở hữu công nghiệp trước hết cũng nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp và được tiến hành bởi các doanh nghiệp. Nói cách khác, doanh nghiệp là các chủ thể quan trọng nhất của hoạt động sở hữu công nghiệp.

2. Ý nghĩa, vai trò của sở hữu công nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp

Theo Luật định, với các doanh nghiệp việc đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp là không bắt buộc. Việc có đăng ký hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì lợi ích của mình doanh nghiệp cần quan tâm đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp mà mình có. Khi tạo ra một sáng chế/giải pháp hữu ích, một kiểu dáng công nghiệp hay sử dụng một nhãn hiệu doanh nghiệp có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng đó và khi được cấp văn bằng bảo hộ, đối tượng đó trở thành tài sản của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp không nộp đơn yêu cầu bảo hộ, nếu có người khác cũng tạo ra hay sử dụng đối tượng tương tự, thì người đó có thể đăng ký để trở thành chủ sở hữu, quyền của doanh nghiệp bị thu hẹp hoặc bị phủ định hoàn toàn bởi người được cấp văn bằng bảo hộ.

Một hệ thống sở hữu công nghiệp đầy đủ, có hiệu qủa sẽ tạo ra những lợi ích tiềm tàng đối với việc thúc đẩy khả năng cạnh tranh và phát triển cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt, để đáp ứng cho một nhu cầu nhất định của xã hội, rất nhiều doanh nghiệp đều cố gắng đáp ứng bằng các sản phẩm của mình, trong cuộc chiến đó người chiến thắng sẽ là người đưa ra được hàng hóa phù hợp nhất (có chất lượng tốt nhất, kiểu dáng đẹp, hấp dẫn và gía rẻ nhất). Việc tạo ra các giải pháp công nghệ mới đạt trình độ sáng chế và tạo ra các kiểu dáng công nghiệp có khả năng được bảo hộ sẽ giúp doanh nghiệp có được những hàng hóa như vậy. Vị thế của hàng hóa sẽ được khẳng định và được thị trường nhận biết, phân biệt thông qua nhãn hiệu của hàng hóa đó. Vì vậy, cho dù doanh nghiệp không đăng ký (hoặc không quan tâm đến việc đăng ký) quyền sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp vẫn phải có nghĩa vụ tôn trọng, không xâm phạm tới các quyền sở hữu công nghiệp của các chủ thể khác đã được pháp luật bảo hộ. Điều đó có nghĩa là tôn trọng quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể khác là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp hay nói cách khác mọi hoạt động của doanh nghiệp ở bất cứ thị trường nào cũng phải đảm bảo không vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của người khác. Doanh nghiệp cần biết rằng mọi hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp dù vô tình hay cố ý đều có thể bị phát hiện và bị xử lý theo pháp luật.

4. Thiết lập, quản lý các tài sản trí tuệ của DN

1.Các đối tượng sở hữu công nghiệp gồm tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

2.Xây dựng các đối tượng sở hữu công nghiệp

Các đối tượng sở hữu công nghiệp trên đây đều có thể là bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch thiết lập và phát triển chúng.

– Tên thương mại: từ định nghĩa tên thương mại trên đây, có thể coi tên thương mại là phương tiện giao tiếp đầu tiên giữa doanh nghiệp và các chủ thể khác. Vì vậy, ngay từ khi mới thành lập, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc lựa chọn và thiết kế đối tượng nầy.

– Nhãn hiệu: Giống như tên thương mại, nhãn hiệu cũng là phương tiện giao tiếp giữa doanh nghiệp và các chủ thể khác. Tuy nhiên vai trò quan trọng hơn của nhãn hiệu là công cụ có tác dụng trực quan đến người tiêu dùng, giúp họ nhận biết hàng hóa của doanh nghiệp trước tiên thông qua thị giác hoặc thính giác, thiết kế một nhãn hiệu tốt là thiết kế một nhãn hiệu có tính thu hút về trình bày, tính đặc trưng cao và thuận lợi cho việc quãng cáo, mặt khác phải đáp ứng các quy định của pháp luật về các dấu hiệu không được sử dụng làm nhãn hiệu và không xung đột với một nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó.

Ngoài ra các yêu cầu giống như đối với tên thương mại, việc thiết kế, xây dựng nhãn hiệu cần lưu ý:

Một doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu (dùng cho các loại hàng hóa khác nhau hoặc dùng cho các thị trường khác nhau). Tuy nhiên, với các nhãn hiệu đã được sử dụng lâu dài do đó đã chiếm lĩnh vị trí trên thị trường và trong tâm trí người tiêu dùng thì nên giữ gìn và tập trung phát huy vai trò các nhãn hiệu đó mà không thay thế bằng nhãn hiệu khác.

– Kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/GPHI: Việc tạo ra các giải pháp công nghệ mới và các giải pháp tạo dáng sẽ giúp các doanh nghiệp có được hoặc các sản phẩm mới, các công nghệ mới. Việc sáng tạo đó cần phải đáp ứng các yêu cầu để được bảo hộ theo luật định và tăng tính cạnh tranh. Để công việc sáng tạo được tiến hành có hiệu qủa, nhất thiết phải thực hiện các công việc sau:

Nghiên cứu thị trường là một bước rất quan trọng và không thể kinh doanh nếu không rõ thị trường mà mình thực hiện kinh doanh, các đối tượng kinh doanh, người mua và các đối thủ. Tuy nhiên, nghiên cứu thị trường ở đây nhằm tìm ra được nhu cầu giải quyết và bài toán phải đặt ra cho phát triển sáng tạo kỹ thuật cho doanh nghiệp: Cái gì cần cải tiến và cái gì cần sáng tạo mới.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu trình độ công nghệ của lĩnh vực công nghệ, trên cơ sở nghiên cứu Patent, trên cơ sở nhu cầu và thông tin thu thập được, các nhóm nghiên cứu của doanh nghiệp thực hiện sự sáng tạo của mình như một nhiện vụ được giao, doanh nghiệp cũng có thể yêu cầu các thành viên của mình tự tìm ra giải pháp như một công việc làm ngoài giờ đặt hàng cho bên ngoài tìm ra giải pháp.

3. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp:

a. Nắm vững các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp: Các vấn đề liên quan đến.

– Quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp;

– Các đối tượng bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ đối với từng loại đối tượng;

– Các yêu cầu về hình thức và nội dung đơn yêu cầu bảo hộ;

– Thủ tục nộp đơn;

– Trình tự, thủ tục xử lý đơn yêu cầu bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền, trong đó đặc biệt lưu ý tới các quy định về thời hạn và lệ phí.

b. Cân nhắc trước khi quyết định có nộp đơn hay không, dự định chi phí cho việc nộp đơn.

c. Làm đơn yêu cầu bảo hộ:

Tờ khai xin cấp văn bằng bảo hộ là một trong các tài liệu quan trọng nhất, bắt buộc phải có của bất kỳ loại đơn yêu cầu bảo hộ nào. Các thông tin chứa trong tờ khai được coi là thông tin gốc để đối chiếu với các thông tin cùng loại ghi trong các tài liệu khác của đơn và là cơ sở xác định các yếu tố pháp lý liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp sẽ được thừa nhận. Vì vậy cần đặc biệt chú ý khi lập tờ khai.

d. Nộp đơn đăng ký và theo dõi kết qủa xử lý đơn:

Doanh nghiệp có thể tự làm và nộp đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp hoặc có thể thông qua người đại diện sở hữu công nghiệp để làm và nộp đơn đăng ký. Sau khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần theo dõi kết qủa xử lý đơn của Cục Sở hữu Trí tuệ qua các kết qủa xét nghiệm hình thức và nội dung và thực hiện các yêu cầu sửa đổi bổ sung theo yêu cầu của Cục Sở hữu Trí tuệ.

Tóm lại, để tránh các hậu qủa pháp lý do vô tình hay cố ý sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác, trong hoạt động của mình doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật các thông tin sở hữu công nghiệp ở Việt nam và ở vùng lãnh thổ khác nơi mà doanh nghiệp tiến hành kinh doanh như các văn bản pháp luật về sở hữu công nghiệp, Công báo sở hữu công nghiệp do cục SHCN ấn hành, cơ sở dữ liệu nhãn hiệu do Cục SHCN ấn hành và cơ sở Petent thuộc lĩnh vực kỹ thuật mà hoạt động của doanh nghiệp có liên quan…

Luật LVN Group (biên tập)

5. Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp và ai có quyền đăng ký?

Trả lời

Kiểu dáng công nghiệp phải đăng ký và nếu đáp ứng các yêu cầu thì quyền sở hữu được thừa nhận thông qua việc xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp (Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp).

Cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp với Cục Sở hữu trí tuệ vì quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở bằng độc quyền và trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng, chuyển giao. Như vậy mới có thể được bù đắp chi phí về vật chất, trí tuệ, được hưởng lợi nhuận từ việc khai thác thành quả của mình.

Những người sau đây có quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp: Tác giả (người hoặc những người trực tiếp tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng chính công sức của mình) nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất của mình để tạo ra kiểu dáng công nghiệp; hoặc tổ chức, cá nhân giao việc, cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả hoặc ký hợp đồng thuê việc với tác giả và không có thoả thuận khác trong hợp đồng này.

Người có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển giao quyền nộp đơn cho tổ chức, cá nhân khác, kể cả đơn đã nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ để đăng ký (Điều 86 Luật SHTT).

Trường hợp có sự đầu tư kinh phí của nhà nước thì quyền đăng ký của nhà nước đối với việc tạo ra kiểu dáng công nghiệp tương ứng như đối với sáng chế (Điều 9 Nghị định 103/2006/Nđ-CP).