1. Thực trạng bảo hộ thương mại thế giới năm 2008

Xét một cách tổng thể, hoạt động chống bán phá giá duy trì ở mức tương đối ít, mặc dù có chiều hướng tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm 2008.

Các hoạt động đáng chú ý trong nửa đầu năm 2008 là:

· Theo các số liệu từ WTO, Thổ Nhĩ Kỳ là nước sử dụng các biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất trong nửa đầu năm 2008. Đây là lần đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu danh sách các nước sử dụng nhiều các biện pháp chống bán phá giá nhất.

· Tỷ lệ các cuộc điều tra chống bán phá giá nhằm vào Trung Quốc có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Trong 6 tháng đầu năm 2008, 44% các cuộc điều tra chống bán phá giá mới khởi xướng có liên quan tới Trung Quốc

· Số lượng các cuộc điều tra chống bán phá giá liên quan tới hàng dệt may và giày da tăng mạnh, phản ảnh một thực tế là giảm các hạn ngạch đối với các mặt hàng này do hết hạn hạn ngạch MFA.

· Hoạt động tự vệ trong thương mại quốc tế ở mức trung bình, mặc dù có 2 trong số 5 vụ điều tra mới khởi xướng tính tới tháng 11/2008 có liên quan tới hàng dệt may.

· Các hành động chống trợ cấp/ thuế đối kháng tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2008

· Hầu hết các cuộc điều tra chống trợ cấp trong năm 2008 đều liên quan tới Trung Quốc. Đây là một hiện tượng mới vì trong năm 2004, Trung Quốc mới chỉ phải đối mặt với một vụ kiện đầu tiên. Hiện tại Trung Quốc là nước bị kiện chống trợ cấp nhiều thứ 2 kể từ khi trở thành thành viên chính thức của WTO năm 1995.

Chi tiết thông tin xem thêm Báo cáo mới nhất về tự vệ trong thương mại quốc tế tại website www.antidumpingpublishing.com.

>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài

Luật sư tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài Ảnh minh họa

2. Liệu Ấn Độ có tăng cường điều tra chống bán phá giá mặt hàng thép?

Tháng 12/2008, Ấn Độ đã khởi xướng 2 cuộc điều tra chống bán phá giá liên quan tới mặt hàng thép không gỉ.

Các sản phẩm thép không gỉ cán cuộn lạnh từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Nam Phi, Đài Loan, Thái Lan và Mỹ (8 nước)

· Các sản phẩm thép không gỉ cán cuộn nóng từ Trung Quốc, Indonexia, Iran, Nhật Bản, Kazakhstan, Malaysia, Philippines, Romania, Nga, Nam Phi, Ả rập Xê út, Hàn Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Ucraina (15 nước).

Số lượng các cuộc điều tra chống bán phá giá liên quan tới các sản phẩm kim loại/thép biến động theo chu kỳ. Từ năm 1995, 27% các cuộc điều tra chống bán phá giá liên quan tới sản phẩm kim loại/thép. Trong một số năm cụ thể, tỷ lệ này còn cao hơn. Ví dụ, năm 1998, tỷ trọng các cuộc điều tra liên quan tới kim loại/thép là 41%.

Trong những năm gần đây, tỷ trọng này thấp hơn. Trong năm 2006 và 2007, tỷ trọng này là 15 – 16%. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2008, tỷ trọng này tăng lên 25%. 23 cuộc điều tra mới của Ấn Độ về mặt hàng này trong nửa cuối năm 2008 sẽ làm cho tỷ lệ này của năm 2008 cao hơn so với năm 2007. Đôi khi các vụ kiện lớn liên quan tới nhiều nước có thể tạo ra sự đột biến trong xu thế thương mại và làm gia tăng thêm các cuộc điều tra chống bán phá giá. Người ta vẫn đang đi dự đoán xem liệu trong năm 2009, số lượng cuộc điều tra liên quan tới kim loại/thép có tiếp tục tăng hay không.

3. Trung Quốc kiện thuế đối kháng của Mỹ

Tháng 9/2008, Trung Quốc yêu cầu cơ quan giải quyết tranh chấp WTO tham vấn với Mỹ về thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá cuối cùng của Mỹ áp dụng đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc.

Thông qua tham vấn, các vấn đề về thủ tục và nhiệm vụ quyền hạn của các bên đã được giải quyết. Một số vấn đề về nhiệm vụ quyền hạn các bên mang tính chất nguyên tắc nêu ra trong tham vấn bao gồm:

· Đối xử của các doanh nghiệp nhà nước

· Không chứng minh tính riêng biệt (specificity) của các hành vi trợ cấp bị kiện.

· Đưa ra cách tính lợi ích của trợ cấp chỉ tính đến các giao dịch đem lại lợi ích rõ ràng và loại trừ các giao dịch không đem lại lợi ích

· Sử dụng tiêu chuẩn ngoài Trung Quốc, bao gồm xóa bỏ các điều kiện phổ biến ở Trung Quốc làm cơ sở cho việc xác định liệu rằng và ở mức độ nào các nhà sản xuất nhận được lợi ích từ trợ cấp.

· Sử dụng phương pháp nền kinh tế phi thị trường nhằm xác định sự tồn tại và mức độ phá giá đồng thời với việc xác định trợ cấp và áp đặt thuế đối kháng đối với cùng một mặt hàng.

4. Vụ kiện giày da Trung Quốc tiếp tục gây tranh cãi tại EU

Tháng 10/2008, EU khởi xướng điều tra rà soát thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày da cao cấp nhập khẩu từ Trung Quốc. Các biện pháp chống bán phá giá của EU thường được áp dụng trong thời gian 5 năm. Tuy nhiên, do tính chất chính trị của các cuộc điều tra chống bán phá giá giầy da, các biện pháp chỉ áp dụng trong 2 năm. Điều này là do có rất nhiều nhà bán lẻ và nhà nhập khẩu can thiệp vào cuộc điều tra. Số lượng đối tượng liên quan lớn vì EU có cuộc điều tra trưng cầu dân ý trước khi các biện pháp này được thông qua.

Cuộc điều tra rà soát hiện vẫn đang gây tranh cãi. 15 trong số 27 nước thành viên EU phản đối việc mở cuộc điều tra rà soát và cho rằng cần xóa bỏ các biện pháp này sau 2 năm áp dụng. Ban đầu, Uỷ ban châu Âu có trách nhiệm tư vấn cho các nước thành viên do vậy đã khởi xướng cuộc điều tra. Tuy nhiên, dù EC quyết định tiếp tục muốn duy trì các biện pháp này, 15 nước thành viên vẫn có thể phủ quyết. Cuối cùng, các thành viên EC phải thông qua các biện pháp do EC chỉ định và đa số (14) là đủ để xóa bỏ các biện pháp này.

Thuế vẫn tiếp tục duy trì trong quá trình điều tra rà soát. Trong một thông cáo báo chí, EC tuyên bố sẽ hoàn tất việc rà soát như dự kiến và nếu có thể sẽ sớm hơn khung thời gian thông thường là 12 – 15 tháng

5. Theo EU, Trung Quốc chưa sẵn sàng kinh tế thị trường

EC đã đã công bố một bản báo cáo về tiến bộ của Trung Quốc để có thể “tốt nghiệp” quy chế nền kinh tế thị trường (MES) trong các cuộc điều tra nhằm đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng. Trong khi ghi nhận tiến bộ Trung Quốc đạt được trong năm ngoái về mặt kĩ thuật của quy chế nền kinh tế thị trường trong các cuộc điều tra phòng vệ, báo cáo nhấn mạnh những việc cần thực hiện để đạt được vị thế nền kinh tế thị trường.

Tóm tắt các điểm chính trong báo cáo của EC như sau:

· Việc đánh giá MES không chỉ là đánh giá chức năng của nền kinh tế Trung Quốc hoặc đánh giá về mặt chính trị liệu nền kinh tế thị trường có tồn tại ở Trung Quốc

· Hiện tại Trung Quốc đã hoàn thành được hầu hết các vấn đề pháp lý cần thiết để có thể đạt được MES.

· Trong 5 tiêu chí để đạt được vị thế nền kinh tế thị trường do EU đề ra, Trung Quốc đã đạt được 1 và 4 tiêu chí còn lại được đánh giá là đang trong tiến trình thực hiện.

· Trung Quốc đạt được 2 tiêu chí liên quan tới việc nhà nước không can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân và xóa bỏ hình thức phi thị trường của trao đổi hay bồi thường như thương mại hàng đổi hàng.

· EC nhấn mạnh rằng tiến bộ đáng kể Trung quốc đat được trong tiêu chí thứ 3 liên quan tới việc sử dụng chuẩn mực kế toán hiện đại thích hợp

· Tiến bộ đáng kể trong tiêu chí 4 liên quan tới phá sản, sở hữu trí tuệ và luật về quyền sở hữu

· Tiến bộ trong tiêu chí 1 liên quan tới sự can thiệp của nhà nước trong việc phân bổ các nguồn lực hoặc các quyết định kinh tế trong nền kinh tế thấy ít rõ ràng hơn

· Tiến bộ đạt được trong tiêu chí 5 chậm hơn, liên quan tới sự tồn tại của hệ thống tài chính độc lập với nhà nước

EC cam kết thực hiện thực hiện một đánh giá tương tự đối với bản báo cáo hiện tại trước mùa hè 2009

6. Australia xem xét điều khoản “tình hình thị trường cụ thể”

Tháng 12/2008, Australia công bố một tham luận về điều khoản “tình hình thị trường cụ thể” trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO (điều khoản 2.2). Tham luận đưa ra hướng dẫn về việc chuẩn bị và thí điểm áp dụng thuế chống bán phá giá trên cơ sở khiếu nại rằng việc chính phủ can thiệp vào giá bán trong nước khiến giá bán không phù hợp trong tính toán giá trị thông thường.

Trong một trường hợp đặc biệt, giá bán nội địa có thể bị điều tiết bởi chính phủ. Tham luận nhấn mạnh rằng ở bất kì nền kinh tế nào cũng có khả năng nhà nước can thiệp vào nền kinh tế nhưng Trung Quốc là đối tượng bị kiện về vấn đề này trong thời gian gần đây.

Không giống như Mỹ và EU (như đã đề cập ở trên), Australia hiện tại áp dụng đãi ngộ với Trung Quốc như một nền kinh tế thị trường trong các cuộc điều tra chống bán phá giá. Tham luận cho hay, như đối với các nền kinh tế thị trường khác, Úc không tự động giả định rằng giá bán nội địa tại Trung Quốc không phù hợp trong sử dụng để xác định giá trị thông thường của hàng hoá. Tuy nhiên, trong các nền kinh tế thị trường mới thành lập gần đây, điều khoản liên quan tới “tình hình thị trường cụ thể” có thể được sử dụng trong các tình huống mà chính phủ vẫn can thiệp vào nền kinh tế.

Tham luận đưa ra các ý tưởng về việc nguyên đơn muốn kiện giá bán trong nước không phù hợp để tính giá trị thông thường có thể chứng minh tại sao giá không hợp lý và không hợp lý như thế nào.

Các vấn đề trọng yếu được thảo luận bao gồm:

· Ảnh hưởng từ sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế và giá bán nội địa cần phải được ước lượng bằng thiệt hại vật chất để chứng minh giá nội địa không phù hợp với việc sử dụng trong tính toán giá trị thông thường. Nếu chính phủ chỉ can thiệp một phần nhỏ thì nói chung không đủ để khẳng định giá nội địa không phù hợp với tính toán giá trị thông thường.

· Đối với khiếu nại về trợ cấp trong nước chỉ có thể bị xem xét trong điều tra tự vệ, tham luận nhấn mạnh rằng trợ cấp nội địa có thể ảnh hưởng tới sự hợp lý của giá bán nội địa và do đó có thể thích hợp trong bối cảnh này.

· Đối với các doanh nghiệp nhà nước, lời buộc tội chính phủ can thiệp làm cho giá nội địa không hợp lý là không đủ. Bằng chứng cần phải cho thấy rõ ràng sự ưu đãi của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước và tầm ảnh hưởng của chúng đủ lớn để làm cho giá không hợp lý bằng cách xem xét trên khía cạnh mức độ thường xuyên của kiểm soát nhà nước về giá, liệu có doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên thị trường cũng như liệu các doanh nghiệp nhà nước có đang hoạt động phi lợi nhuận hay không,….

· Luận điểm khác liên quan tới cơ chế vận hành VAT, sự can thiệp của chính phủ vào giá đầu vào, chi phí điện và chi phí vận chuyển gây ảnh hưởng vật chất rõ rệt trên thị trường.

7. Những qui định mới về chống bán phá giá và tiến trình điều tra chống trợ cấp tại Achentina

Achentina đã thông qua các qui định mới về điều tra thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng.

· Các qui định mới đẩy nhanh điều tra thực tiễn thương mại không bình đẳng bằng cách giảm thiểu thời gian điều tra từ 12 tháng xuống còn 10 tháng, tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt có thể được gia hạn thời gian điều tra tới 18 tháng. Thực tế, hầu hết các vụ kiện đều phải cần thêm thời gian gia hạn.

· Nghị định mới thay đổi cách tính thời gian từ ngày làm việc sang ngày theo lịch. Kể từ bây giờ, cho dù thời gian điều tra được tính theo ngày làm việc, thời hạn gia hạn căn cứ vào ngày theo lịch.

· Nghị định mới cũng đưa ra các qui định về các khoản thuế chống bán phá giá có hiệu lực hồi tố. Theo các qui định mới, cơ quan có thẩm quyền sẽ áp thuế chống bán phá giá có hiệu lực hồi tố trong thời hạn 90 ngày theo lịch trước ngày áp dụng các biện pháp tạm thời.

· Cuối cùng, qui định mới mở rộng thời hạn mỗi bên tối thiểu từ 1 đến 2 năm cần phải đợi trước khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền rà soát lại việc áp đặt thuế trong trường hợp thay đổi từ 1 năm lên 2 năm.

Các qui định mới có hiệu lực ngày 25/09/2008 và áp dụng với các cuộc điều tra và rà soát các biện pháp hiện tại được khởi xướng sau ngày này. Các cuộc điều tra được khởi xướng theo các qui định cũ (Nghị định số 1326/98) sẽ tiếp tục được điều chỉnh bởi Nghị định này cho tới khi kết thúc.

Điều khoản mới này do Allende & Bre cung cấp.

8. Bất đồng chủ yếu trong đàm phám về các quy định của WTO

Trong tháng 05/2008, Chủ tịch nhóm đàm phán các quy định của WTO đã ban hành một tài liệu về thực trạng các cuộc đàm phán về các qui định mới này. Tài liệu này gồm 1 ghi chú khái quát và 3 phụ lục liên quan tới chống phá giá, trợ cấp ngang và trợ cấp thủy sản.

Chủ tịch lưu ý rằng ngày càng có nhiều ý kiến trái chiều được nêu rõ trong tài liệu. Những vấn đề gây tranh cãi nhất giữa các thành viên WTO là:

· Liệu phương pháp Zeroing có bị cấm hoàn toàn không hay vẫn được cho phép trong 1 số trường hợp;

· Phân biệt các nguyên nhân khác nhau của thiệt hại vật chất;

· % sản xuất của nguyên đơn;

· Kết luận sơ bộ bắt buộc;

· Nguyên tắc thuế ít bắt buộc;

· Kiểm tra bắt buộc sự quan tâm của công chúng;

· Các nguyên tắc tự vệ.

Các cuộc đàm phán trong khuôn khổ vòng đàm phán DDA năm nay lại một lần nữa bị hoãn lại và tiến bộ đạt được chỉ là các vấn đề hơn là các qui định. Các cuộc đàm phán quy định sẽ chỉ được quan tâm khi có 1 thỏa thuận chung trong tất cả các lĩnh vực vòng đàm phán DDA. Tuy nhiên, rõ ràng là khó có thể đạt được bất kỳ thỏa thuận cuối cùng nào trong việc thay đổi các nguyên tắc của WTO về chống bán phá giá hoặc CVD.

9. Xem xét lại các phán quyết của Cơ quan phúc thẩm về phương pháp Zeroing

Tháng 4/2008, Cơ quan phúc thẩm (AB) công bố báo cáo “Các biện pháp chống bán phá giá cuối cùng của Mỹ đối với mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu từ Mehicô” (WT/DS344/AB/R).

AB xem xét các vấn đề chính sau:

· “Phá giá” và “Biên độ phá giá” là khái niệm liên quan tới nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu? – trong quá trình rà soát hành chính, Bộ Thương mại Mỹ đánh giá biên độ phá giá trên cơ sở các nhà nhập khẩu đơn lẻ hơn là tổng giá trị hàng xuất khẩu từ các nhà xuất khẩu. AB khẳng định “Phá giá” và “Biên độ phá giá” là thuật ngữ gắn liền với người xuất khẩu và có nghĩa tương tự trong Hiệp định AD của WTO (ví dụ trong các cuộc điều tra ban đầu hoặc rà soát). AB bác bỏ quan điểm cho rằng ‘Biên độ phá giá” có nghĩa đặc biệt trong nội dung điều khoản 9.3 của ADA.

· Có “Phá giá” và “Biên độ phá giá” đối với một giao dịch đơn lẻ không? – như chú ý ở trên, AB kết luận rằng phá giá gia tăng từ việc quyết định giá của nhà xuất khẩu. Phá giá không thể có đối với 1 giao dịch đơn lẻ.

· Có được phép không tính tới lượng hàng mà giá xuất khẩu vượt quá giá trị thông thường của hàng hóa (ví dụ Zeroing đơn giản) trong quá trình đánh giá thuế theo điều khoản 9.3 không? – AB khẳng định các cuộc rà soát và quá trình đánh giá thuế nhằm mục đích đảm bảo mức thuế chống bán phá giá không vượt quá biên độ phá giá. Bởi vậy, biên độ phá giá áp dụng đối với nhà xuất khẩu có thể coi là một mức thuế AD trần áp đặt với hàng hóa mua từ nhà xuất khẩu. AB không coi cơ sở của các giao dịch vượt quá giá trị thông thường hàng hóa là phá giá nhằm mục đích xác định sự tồn tại và mức độ của phá giá trong điều tra ban đầu hay là ‘phi phá giá’ nhằm mục đích đánh giá trách nhiệm cuối cùng thanh toán thuế chống bán phá giá trong điều tra rà soát định kỳ. Nếu không 2 tình huống sẽ không khớp nhau.

· Rà soát định kỳ không loại trừ đánh giá thuế đối với người nhập khẩu – Tại Mỹ, các nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm, ít nhất là một phần, về hành vi phá giá Trong bản tường trình, Mỹ nói rằng nếu ‘biên độ phá giá của một nhà nhập khẩu phải bằng trung bình cộng để bù đắp cho các giao dịch của một nhà nhập khẩu khác được bán trên giá trị thông thường và do đó một nhà nhập khẩu có thể phải chịu trách nhiệm đối với các mặt hàng bị bán phá giá bởi nhà nhập khẩu khác mà không thể kiểm soát. Tuy nhiên, AB tuyên bố việc đánh giá nghĩa vụ thuế chống bán phá giá cuối cùng của một nhà nhập khẩu trên cơ sở giao dịch của chính họ không được loại trừ, tuy nhiên, bị ràng buộc bởi các quy định pháp lý về biên độ phá giá chung cho nhà xuất khẩu.

· Ý nghĩa của hệ thống thu thuế giá trị thông thường ước tính – AB xem xét vấn đề xảy ra với hệ thống thuế giá trị thông thường ước tính (được cam kết WTO chấp thuận). Ví dụ, nếu giá tối thiểu, thuế chống bán phá giá có thể được tính theo các giao dịch đơn lẻ của người nhập khẩu. Trong trường hợp này, thuế không chỉ được trả khi giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường. Với các giao dịch giá xuất khẩu cao hơn giá trị thông thường thì không phải chịu thuế (Zeroing). AB tuyên bố rằng có sự khác nhau giữa thu thuế tại thời điểm nhập khẩu và xác định trách nhiệm thuế cuối cùng của nhà nhập khẩu cũng như biên độ phá giá đối với nhà xuất khẩu. Trong hệ thống giá trị thông thường kỳ vọng, AB chỉ ra quan điểm có thể được châm ngòi nếu giá trị thông thường ước tính được xác định hợp lý và do đó mức trần theo điều khoản 9.3 sẽ bị vi phạm. Điều này có ý nghĩa trong việc sử dụng giá tối thiểu như một hình thức của biện pháp chống bán phá giá.

· Không có qui định nào liên quan tới các hình thức của Zeroing – AB tuyên bố rằng vấn đề ‘phá giá có mục tiêu’ không phải là vấn đề nếu ra trước Ban hội thẩm hoặc AB. Bởi vậy, không cần qui định về Zeroing có được cho phép theo câu 2 của điều khoản 2.4.2.

AB kết luận rằng phương pháp Zeroing đơn giản trong rà soát định kỳ không phù hợp với các nghĩa vụ theo WTO. Điều này trái với kết luận của Ban Hội thẩm.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập website: www.antidumpingpublishing.com

SOURCE: Tóm tắt tình hình chống bán phá giá trên thế giới  Số 4, ngày 16/12/2008

Trích dẫn từ: http://chongbanphagia.vn