1. Các đầu số chăm sóc khách hàng chính thức của Viettel

Để hạn chế tình trạng lừa đảo, giả danh nhân viên tổng đài chăm sóc khách hàng, Viettel đã thông báo trên cổng thông tin chính thức: http://vietteltelecom.vn về các đầu số tổng đài chăm sóc khách hàng. Do Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau nên với mỗi dịch vụ, sẽ có một đầu số tổng đài tiếp nhập cuộc gọi từ khách hàng. Cụ thể:

Số điện thoại Lĩnh vực chăm sóc khách hàng
18008098 hoặc 198 Tổng đài chăm sóc khách hàng về các dịch vụ liên quan tới di động, homephone, dcom
18008199 Tổng đài chăm sóc, hỗ trợ khách hàng sử dụng dịch vụ Internet như: Tư vấn, lắp đặt, báo hỏng dịch vụ internet cap quang, truyển hình, điện thoại cố định.
18008000 Tổng đài giải đáp thắc mắc, tư vấn cho các đối tượng là doanh nghiệp, tổ chức, Chính Phủ về các dịch vụ quản lý phần mềm, chữ ký số, hoá đơn điện tử,…
18009000 Tổng đài giải đáp, hướng dẫn về ngân hàng số (viettelpay)
19009080 Tổng đài giải đáp thắc mắc, hỗ trợ về dịch vụ thu phí tự động không dừng ePass
19008095 Tổng đài viettel post, hỗ trợ, giải đáp về dịch vụ chuyển phát nhanh của Viettel
197 Tổng đài tự động “quảng cáo” giới thiệu dịch vụ, cung cấp thông tin khuyến mại của Viettel.
195 Đầu số chỉ dùng để nhắn tin của Viettel nhằm cung cấp thông tin về cước điện thoại 
18008168 Tổng đài bán hàng đa dịch vụ của Viettel – hỗ trợ, giải đáp về các dịch cụ Cố định băng thông rộng, giải pháp, các dịch vụ di động trả sau, di động kèm thiết bị đầu cuối và dịch vụ GTGT của Viettel

Ngoài kênh tổng đài, Viettel cũng cung cấp các kênh hỗ trợ khác như: Kênh Myviettel, Web portal; Kên USSD *098#.

Quý hách hàng cần lưu ý, chỉ nên truy cập các website chính thức của viettel (vietteltelecom.vn) – thường là các web có đuôi “.vn”, có biểu tượng và logo nhận điện thương hiệu của Viettel để tránh trường hợp bị kẻ gian lợi dụng.

Giả mạo số tổng đài chăm sóc khách hàng của Viettel bị xử thế nào?

(Bộ nhận diện thương hiệu mới của Viettel nổi bật với sắc đỏ. Chữ Viettel cũng có màu đỏ)

 

2. Nhận diện các đối tượng giả danh tổng đài chăm sóc khách hàng của Viettel

Theo thông tin mà các cơ quan chức năng đăng tải hoặc dựa trên phản ánh của người bị hại, các đặc điểm nhận diện các đối tượng giả danh tổng đài chăm sóc khách hàng của Viettel có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, sử dụng các số điện thoại gần giống với số chăm sóc khách hàng của Viettel nhắn tin khuyến mại, trúng thưởng, gia hạn dịch vụ hoặc gửi các link đăng nhập yêu cầu cung cấp mã otp, hoặc các cú pháp nạp thẻ khiến cho chủ thuê bao “mất tiền oan”. Ví dụ như tin nhắn từ một số điện thoại +84967xxxxxx nhưng nội dung tin nhắn lại có đầu số +195 – đây là đầu số tổng đài viettel giúp tra cứu thông tin của thuê bao trả trước, trả sau. Khi bạn nạp thẻ điện thoại thành công sẽ có tin nhắn tự động từ 195 trả về. Số 195 sẽ hiện ngay ở mục tên người gửi (Ảnh bên trái: vùng khoanh tròn đỏ) và tin nhắn lừa đảo (ảnh bên phải – cú pháp *103*… là cú pháp nạp tiền điện thoại cho thuê bao khác).

 

Giả mạo số tổng đài chăm sóc khách hàng của Viettel bị xử thế nào? Giả mạo số tổng đài chăm sóc khách hàng của Viettel bị xử thế nào?

(Ảnh minh hoạ)

Thứ hai, mạo danh nhân viên chăm sóc khách hàng, yêu cầu khách hàng gọi lại để xác nhận dịch vụ hoặc sự cố nào đó. Các số điện thoại thường được sử dụng trong trường hợp mạo danh này là các số điện thoại không có mã quốc gia Việt Nam (Ví dụ: +882, +60) hoặc dùng các số điện thoại cá nhân không phải số tổng đài chính thức của Viettel.

Thứ ba, tạo lập các website có giao diện, tên miền và số tổng đài tương tự viettel gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Như vụ việc trong năm 2021 từ website có tên: http://www.viettel-store.com.sim4g đăng tải các thông tin liên quan đến bán sim 4g, có sử dụng hình ảnh, nhận diện thương hiệu của Viettel xong đã bị Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam khuyến cáo không nên sử dụng do đây là website lừa đảo. 

 

3. Hành vi giả danh tổng đài Viettel bị truy cứu trách nhiệm như thế nào ?

Hành vi giả danh tổng đài Viettel, mục đích của các đối tượng thực hiện hành vi này là nhằm khiến cho khách hàng nhầm lẫn, tưởng là mình đang gọi tới tổng đài chăm sóc khách hàng của Viettel nhưng thực chất là gọi tới các tổng đài giả danh. Thường thì khi gọi tới các tổng đài này, cước gọi thường rất cao khoảng từ 12.000 đồng – 20.000 đồng (hoặc cao hơn). Có trường hợp khách hàng mới chỉ nghe hết nhạc chờ thì tài khoản gốc đã bị trừ sạch tiền. Như vậy, theo quy định pháp luật, tuỳ từng mức độ nghiêm trọng của hành vi màcá nhận hoặc tổ chức thực hiện hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính

Việc giả danh tổng đài có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân thực hiện hành vi này là từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng, đối với tổ chức là từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng.

Thứ hai, truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi giả danh tổng đài có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

1. Số tiền chiếm đoạt được của khách hàng thông qua hành vi giả danh tổng đài từ 2.000.000 đồng trở lên.

2. Số tiền chiếm đoạt được chưa đến 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà lại tái phạm.

– Đã bị kết bán vì tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tai sản hoặc các tội sau: Tội cướp tài sản; Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Tội cưỡng đoạt tài sản; Tội cướp giật tài sản; Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; Tội trộm cắp tài sản; Tội lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội (hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể thế nào là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội, việc xác định dựa trên các bản án có hiệu lực pháp luật tương tự và quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng).

Khi thực hiện hành vi giả danh tổng đài đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người vi phạm có thể phải chịu mức phạt như sau:

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm – Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 174.

– Phạt tù có thời hạn từ 02 năm – 07 năm – Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 174.

– Phạt từ 7 năm – 15 năm – Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 174.

– Phạt tù từ 15 năm – 20 năm hoặc phạt tù chung thân nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 4 Điều 174

Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 100.000.000 đồng.

Trong trường hợp có vướng mắc hoặc cần tư vấn thêm về các nội dung liên quan đến hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, mời quý độc giả liên hệ hotline tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.0191 của Luật LVN Group để được hỗ trợ giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!