1. Hình phạt là gì? Hình phạt mang mục đích gì?

a. Hình phạt

– Cơ sở pháp lý: Điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Điều 30. Khái niệm hình phạt

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.

Theo điều luật, ta có những đặc điểm sau:

– Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước. Ở Việt Nam, có nhiều biện pháp cưỡng chế như xử phạt hành chính, buộc bồi thường thiệt hại về tài sản, xử lý kỷ luật… Nhưng hình phạt trong hình sự là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, bởi vì hình phạt hình sự đánh vào lợi ích kinh tế, hình phạt hạn chế hoặc tước bỏ quyền tự do thân thể, hình phạt được ghi vào lai lịch tư pháp (lý lịch), đặc biệt hơn là hình phạt còn có thể loại bỏ quyền được sống của người phạm tội (quyền quan trọng nhất của con người) (hình phạt tử hình).

– Về bản chất, hình phạt là biện pháp cưỡng chế do cơ quan có thẩm quyền quyết định duy nhất là Tòa án. Thông qua bản án, quyết định của Tòa án, đối tượng phải chấp hành hình phạt là người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội, những đối tượng này sẽ bị tước bỏ hoặc bị hạn chế quyền, lợi ích của mình.

b. Mục đích của hình phạt

– Cơ sở pháp lý: Điều 31 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Điều 31. Mục đích của hình phạt

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Theo điều 31 này, ta có thể phân mục đích hình phạt gồm 3 nhóm sau:

– Mục đích nhằm trừng trị người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội. Ở Việt Nam, biện pháp trừng trị đã được quy định trong hệ thống hình phạt, trong đó biện pháp nghiêm khắc nhất là tước bỏ tính mạng (hình phạt tử hình) của người phạm tội. Hình phạt tử hình cũng còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Các loại hình phạt khác tuy có mục đích trừng trị, nhưng nội dung chủ yếu của nó là cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội. Ngay hình phạt tù chung thân cũng không nhằm buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt suốt đời trong trại giam, nếu họ cải tạo tốt thì vẫn có thể được xét giảm theo quy định của pháp luật.

– Hình phạt nhằm giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Đây được xem là mục đích chính và là nội dung cơ bản của bản chất hình phạt trong luật hình sự nước ta. Mục đích này không chỉ được thể hiện ngay trong nội dung các loại hình phạt mà nó còn được thể hiện ngay trong chế định khác của Bộ luật hình sự, đặc biệt là các chế định về quyết định hình phạt, các chế định về miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, về đặc xá, về xóa án tích và các quy định về thi hành án phạt tù trong trại cải tạo… Tất cả các quy định cũng chỉ nhằm một mục đích là cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội…

– Mục đích của hình phạt nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Nội dung của mục đích này không chỉ nhằm vào người phạm tội hoặc pháp nhân mà còn nhằm vào người hoặc pháp nhân chưa phạm tội hay cộng đồng xã hội, có tính chất răn đe và phòng ngừa. Mọi người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhìn vào hình phạt để có những xử sự đúng đắn, tôn trọng pháp luật , nếu không họ cũng có thể bị xử phạt như người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội.

Trân trọng!

 

2. Trường hợp áp dụng Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

– Cơ sở pháp lý: Điều 90 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Điều 90. Áp dụng Bộ luật Hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.

Theo điều 90 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định, chỉ người đủ 14 tuổi đến dưới 18 tui phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương XII này, tức là người dưới 14 tuổi dù có hành vi nguy hiểm cho xã hội như vẫn không bị áp dụng theo Bộ luật hình sự này.

Vì vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tui phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương XII quy định về phạm vi, nguyên tắc, các biện pháp giáo dục, biện pháp tư pháp, các hình phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sựu…theo quy định Hơn nữa theo quy định khác của Phần thứ nhất quy định về những quy định chung như: Các khái niệm, các quy định chung nhất đối với một người phạm tội của Bộ luật này nhưng không được trái với quy định của Chương này.

Trân trọng!

 

3. Những hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

– Cơ sở pháp lý: Điều 98 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Điều 98. Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:

1. Cảnh cáo;

2. Phạt tiền;

3. Cải tạo không giam giữ;

4. Tù có thời hạn.

Theo đó,

a. hình phạt cảnh cáo là hình phạt được coi nó là nhẹ nhất trong các hình phạt còn lại.

b. Phạt tiền

Phạt tiền áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp sau:

– Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.

– Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.

c. Cải tạo không giam giữ

– Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng.

– Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.

d. Tù có thời hạn

Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

– Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

– Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

 

4. Trường hợp phạm nhiều tội

– Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 103 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

“Điều 103. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

1. Khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.

2. Đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:

a) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này…”

Trường hợp người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:

– Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo khoản 1: Khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này. Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.

– Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.
 

5. Trường hợp phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước hoặc sau khi đủ 18 tuổi

– Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 103 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Điều 103. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

1. Khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.

3. Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:

a) Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội.

Theo khoản 3 điều luật quy định gồm 2 trường hợp đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi:

Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này. Theo đó, mức cao nhất của khoản 1 đối với hai trường hợp như sau: “Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.”

Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội.

Trân trọng!