1. Nêu các đối tượng và mức hỗ trợ theo Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 13 tháng 8 năm 2021.
Nghị quyết số 15/NQ-HĐND được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành ngày 13/8/2021 với nội dung quy định một số chính sách đặc thù của thành phố Hà Nội nhằm hỗ trợ những đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Các đối tượng thuộc diện hưởng chính sách và mức hỗ trợ được quy định tại Điều 1 Nghị quyết. Cụ thể như sau:
– Hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021(được cấp có thẩm quyền công nhận): Mức hỗ trợ là 1.000.000 vnđ/hộ
– Các đối tượng bảo trợ xã hội tại công đồng và đối tượng bảo trợ đã được tiếp nhận vào Trung tâm bảo trợ xã hội trực thuộc sở Lao đông – Thương binh và Xã hội hiện ở nhà do ảnh hưởng dịch bệnh chưa thể quay lại Trung tâm: Mức hỗ trợ là: 1.000.000 vnđ/người.
– Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấo ưu đãi hàng tháng, Thương binh đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, thân nhân của người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng: Mức hỗ trợ là 1.000.000 vnđ/người
– Người lao động làm việc tại hộ kinh doanh phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước để phòng chống dịch Covid-19: Mức hỗ trợ là 1.500.000 vnđ/người.
– Người lao động làm việc tại hộ kinh doanh phải chấm dứt hợp đồng lao động vì HKD phải đóng của theo yêu cầu của cơ quan nhà nước để phòng chống dịch Covid-19: Mức hỗ trợ là 1.500.000 vnđ/người.
– Người lao động còn lại không thuộc các trường hợp trên, làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp có ký hợp đồng lao động nhưng phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do cơ sở giáo dục tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19: Mức hỗ trợ là 1.500.000 vnđ/người.
Lưu ý: Trường hợp người lao động ở ba nhóm trên thuộc một trong các trường hợp sau đây được hỗ trợ thêm:
+ Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000vnđ/người.
+ Người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi. Mức hỗ trợ bổ sung: 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi (chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em).
– Chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục đủ điều kiện hoạt động (có trụ sở chính trên địa bàn thành phố Hà Nội) phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19: Mức hỗ trợ là 3.000.000 vnđ/chủ cơ sở.
2. Nêu các nguyên tắc, phương thức và nguồn kinh phí hỗ trợ theo Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 15/NQ-HĐND, khi thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định của Nghị quyết, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Thứ nhất, đảm bảo thực hiện việc hỗ trợ một cách công khai, minh bạch, thuận lợi về thủ tục cho người thụ hưởng nhưng không để trục lợi chính sách.
– Thứ hai, mỗi đối tượng chỉ hưởng một lần chính sách, trường hợp đối tượng tự nguyện không tham gia thì không hỗ trợ.
– Thứ ba, trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng nhiều chế độ, chỉ được lựa chọn một chế độ hoặc mặc định chế độ có mức hỗ trợ cao nhất. Đối với thành viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo vẫn được hưởng hỗ trợ theo chính sách khác quy định tại Nghị quyết 15.
– Các đối tượng đã hưởng chính sách hỗ trợ tại Quyết định số 3642/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội thì không hưởng chính sách tại nghị quyết 15.
Phương thức hỗ trợ theo quy định là chi trả 01 lần trực tiếp cho các đối tượng.
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ: Kinh phí để thực hiện cho việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết 15 được trích từ các nguồn sau:
– Ngân sách Thành phố để chi trả cho các đối tượng hụ hưởng do các Sở, ngành thực hiện.
– Ngân sách quận, huyện, thị xã sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách các cấp, nguồn cải cách tiền lương còn dư để kịp thời chi trả cho các đối tượng thụ hưởng; Ngân sách Thành phố kịp thời bổ sung kinh phí còn thiếu cho các quận, huyện, thị xã để thực hiện chính sách.
3. Quyết định số 3462/QĐ-UBND là quyết định như thế nào ?
Câu hỏi:Thưa Luật sư của LVN Group, tôi tra cứu Nghị quyết 15 thì thấy mình là lao động tự do thuộc diện hưởng chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết số 15 nhưng khi tôi nộp hồ sơ thì cán bộ phường có trả lời tôi đã nhận tiền hỗ trợ cuối tháng 7 theo quyết định số 3642 rồi nên không hưởng tiếp nữa, để cho các đối tượng chưa hưởng. Vậy tôi muốn hỏi Quyết định 3642 mà cán bộ phường nói là quyết định gì? Và tôi có đúng là không được hỗ trợ nữa hay không? Tôi cảm ơn!
Trả lời:
Quyết định số 3642/QĐ-UBND là quyết định được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành ngày 21/7/2021. Đây là văn bản quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định này được ban hành trước Nghị quyết số 15/NQ-HĐND căn cứ vào tình hình diễn biến dịch bệnh trong tháng 7. So với các đối tượng hưởng chính sách của Nghị quyết 15, đối tượng thuộc diện hỗ trợ tại Quyết định 3642 chủ yếu là Người lao động và người sử dụng lao động.
Về cơ bản, hiện nay các chính sách hỗ trợ trong nghị quyết 15 và cả quyết định 3642 vẫn song song có hiệu lực thi hành tuy nhiên, đối chiếu nguyên tắc thực hiện hỗ trợ tại Nghị quyết 15 thì nếu người lao động đã được hưởng hỗ trợ từ quyết định 3642 thì không tính hướng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 15 nữa. Do vậy, nếu bạn vừa nhận hỗ trợ theo quyết định 3642 hồi cuối tháng 7/2021 thì bạn không được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 15 nữa.
Trân trọng!
4. Người lao động tự do bị mất việc làm thuộc diện hỗ trợ tại Quyết định 3642 phải đáp ứng điều kiện nào ?
Theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 3642/QĐ-UBND năm 2021, Người lao động không giao kết hợp đồng (gọi là lao động tự do) bị mất việc làm sẽ được hỗ trợ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
– Cư trú hợp pháp (theo quy định luật cư trú cư trú hợp pháp biểu hiện thông qua việc đã đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú).
– Bị mất việc làm do phải dừng hoạt động trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến ngày 31/12/2021.
Mức hỗ trợ là: 1.500.000 đồng/người
Phương thức chi trả:
Hồ sơ thực hiện: Người lao động chuẩn bị các giấy tờ sau đây gửi đến UBND cấp xã nơi cư trú hợp pháp sau ngày 15 hàng tháng:
– Giấy đề nghị hỗ trợ theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định này.
– Bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng cư trú do công an xã, phường, thị trấn cấp.
Mẫu số 01:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
(Dành cho người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm)
Kính gửi: Ủy ban nhân dân (xã/phường/thị trấn) ……………
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Họ và tên: ………………………………. Ngày, tháng, năm sinh: …………… /…… /………….
2. Dân tộc:……………………. ……………………… Giới tính: …………………………………………….
3. Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu số:…………………………………
Ngày cấp:………………. /……… /…………………. Nơi cấp:…………………. ………………………..
4. Nơi ở hiện tại:………………………………………………………………………………………………….
Nơi thường trú:……………………………………………………………………………………………………
Nơi tạm trú: ……………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại liên hệ: ……………………………………………………………………………………………….
5. Số sổ bảo hiểm xã hội (nếu có):………………………… Số thẻ bảo hiểm y tế:……………….
II. THÔNG TIN VỀ TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM HIỆN NAY
1. Công việc chính 1:……………………………………………………………………………………….
2. Nơi làm việc 2:…………………………………………………………………………………………………
Hiện nay, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên tôi bị mất việc làm từ ngày … /… /2021 đến ngày … /… /2021.
Tôi chưa hưởng các chính sách hỗ trợ khác theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, tôi đề nghị Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết hỗ trợ theo quy định.
Nếu được hỗ trợ, đề nghị thanh toán qua hình thức:
□ Tài khoản (Tên tài khoản:……………………….. Số tài khoản:……….. Ngân hàng:………….. )
□ Bưu điện (Theo địa chỉ nơi ở)
□ Trực tiếp
Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
|
……… ngày……… tháng…. năm 2021 |
Ghi chú:
1. Công việc đem lại thu nhập chính cho người lao động
2. Trường hợp làm việc cho hộ kinh doanh thì ghi tên, địa chỉ hộ kinh doanh
5. Nêu các nguyên tắc và nội dung hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021
Nguyên tắc hỗ trợ: Đây cũng là nguyên tắc hỗ trợ cho các đối tượng thuộc quyết định 3642.
– Bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.
– Xây dựng các tiêu chí, điều kiện thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng tiếp cận chính sách.
– Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện. Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ. Người lao động được hỗ trợ một lần bằng tiền (trừ các đối tượng hưởng chính sách bổ sung) chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.
– Phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành, địa phương, căn cứ vào điều kiện cụ thể để linh hoạt triển khai, đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc và kịp thời các chính sách hỗ trợ.
– Ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nguyên tắc sau:
Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương trên 60% tự bảo đảm kinh phí thực hiện.
Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương còn lại theo nguyên tắc:
+ 80% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên.
+ 60% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh chưa tự cân đối ngân sách còn lại (ngoài các tỉnh miền núi, Tây Nguyên).
+ 40% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương còn lại.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện theo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này.
Nội dung chính sách hỗ trợ: Nghị quyết 68/NQ-CP đưa ra các nội dung hỗ trợ gồm có:
– Hỗ trợ giảm mức đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động;
– Tạm ngừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất – đối với người lao động và người sử dụng lao động.
– Chính sách hỗ trợ đào tạo, duy trì việc làm cho người lao động.
– Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
– Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc.
– Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
– Chính sách hỗ trợ bổ sung và chính sách với trẻ em.
– Chính sách hỗ trợ đối với người phải điều trị nhiễm Covid-19.
– Chính sách hỗ trợ đối với hộ kinh doanh.
– Hỗ trợ đối với diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) phải dừng hoạt động.
– Hỗ trợ vay trả lương ngừng việc, lương phục hồi sản xuất.
– Hỗ trợ đối với người lao động tự do và một số đối tượng khác.
Trân trọng./.