1. Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật

Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật được kí kết năm 1886 và được sửa đổi, bổ sung ngày 28 tháng 9 năm 1979. 

Công ước Berne được thông qua ngày 9/9/1886. Đây là công ước quốc tế lâu đời nhất trong lĩnh vực quyền tác giả. Công ước đã được sửa đổi nhiều lần nhằm nâng cao hệ thống bảo hộ quốc tế đối với lĩnh vực quyền tác giả. Tính đến năm 2010, có 164 quốc gia tham gia vào công ước. Việt Nam chính thức là thành viên của công ước này từ ngày 16/10/2004.

Nội dung chính của Công ước bao gồm 38 điều và một phụ lục quy định những điều khoản đặc biệt dành cho các nước đang phát triển. Nội dung chính của công ước Berne quy định cơ bản các vấn đề về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật, những điều kiện để một tác phẩm văn học nghệ thuật được bảo hộ; những hạn chế của việc bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật và một số quy định khác.

Các nguyên tắc cơ bản của Công ước này là nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc bảo hộ một cách tự động không cần thủ tục đăng ký và nguyên tắc bảo hộ độc lập (tính lãnh thổ). 

Việt Nam tham gia công ước Berne ngày 26 tháng 10 năm 2004.

 

2. Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp

Công ước Paris được ký kết ngày 20/3/1883 tại Paris và được xem xét tại Brussels năm 1900, Washington năm 1911, Lahay năm 1925, Luân Đôn năm 1934, Lisbon năm 1958, Stockholm năm 1967 và được sửa đổi vào năm 1979. Ban đầu các thành viên của Công ước Paris là 11, tính đên giữa năm 2010 có 173 thành viên, Việt Nam là thành viên từ 8/3/1949.

Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (Công ước Paris) được ký kết ngày 20-3-1883 tại Paris, tạo lập một cơ sở chung nhất cho các thỏa thuận đa phương, song phương giữa các nước trước đó về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Công ước Paris chỉ rõ đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, mẫu hữu ích, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý (chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ) và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Nguyên tắc đối xử quốc gia và quyền ưu tiên giúp doanh nghiệp có thể đăng ký nhãn hiệu của mình tại các nước thành viên của Công ước và được hưởng sự bảo hộ đối với nhãn hiệu đó như công dân của nước sở tại mà không có sự phân biệt đối xử. Trong vòng 6 tháng kể từ ngày Đơn đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp được Cơ quan Sở hữu trí tuệ nước sở tại chấp nhận hợp lệ, doanh nghiệp có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu của mình tại bất kỳ nước thành viên nào của Công ước và các đơn nộp sau sẽ được xem là nộp cùng ngày tại Cơ quan sở hữu trí tuệ của nước mình.

Công ước Paris gồm 46 điều, áp dụng cho các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, mẫu hữu ích, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất xứ và chống cạnh tranh không lành mạnh. Các quy định của Công ước Paris đề cập đến những vấn đề lớn như nguyên tắc đối xử quốc gia, quyền ưu tiên, nguyên tắc lãnh thổ trong quyền sở hữu công nghiệp.

 

3. Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT)

Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT) được kí kết tại Washington ngày 19 tháng 6 năm 1970 và trải qua hai lần sửa đổi vào năm 1979 và năm 1984.

Để khắc phục một số vấn đề của hệ thống sáng chế quốc gia, tháng 9 năm 1966, Ủy ban điều hành của Hiệp hội quốc tế về bảo hộ Sở hữu công nghiệp đã đề nghị nghiên cứu về các giải pháp để giảm bớt công sức của cả người nộp đơn lẫn các cơ quan sáng chế quốc gia.

Vào tháng 6 năm 1970, Hội nghị ngoại giao được tổ chức tại Washington. D.C đã thông qua một hiệp ước mang tên Hiệp ước hợp tác sáng chế. Hiệp ước này có hiệu lực từ ngày 24/1/1978 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/6/1978 với 18 nước thành viên ban đầu. Tính đến giữa năm 2010 có 142 nước tham gia Hiệp ước. Việt Nam là thành viên của hiệp ước từ ngày 10/3/1993.

Hiệp ước PCT được ban kí kết với mục đích hoàn thiện việc bảo hộ pháp lý các sáng chế nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế. Hiệp ước PCT gồm 68 điều, quy định các vấn đề cơ bản liên quan đến việc hợp tác sáng chế; đơn đăng kí quốc tế và tra cứu quốc tế sáng chế…

Hiệp ước PCT là cơ sở pháp lý để bảo hộ một cách hợp pháp sáng chế, thực hiện đúng trình tự, thủ tục để bảo hộ sáng chế theo đúng quy định của pháp luật quốc tế về hợp tác sáng chế.

 

4. Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu

Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu hay còn gọi là hệ thống Madrid  được điều chỉnh bởi 2 bộ phận là Thỏa ước Madrid có hiệu lực từ năm 1891 và Nghị định thư Madrid có hiệu lực từ ngày 01/12/1995. Tính đến giữa năm 2010, có 56 nước tham gia Thỏa ước Madrid và 81 nước tham gia Nghị định thư Madrid. Việt Nam tham gia Thỏa ước Madrid ngày 8/3/1949 và tham gia Nghị định thư Madrid ngày 11/7/2006.

Thông qua hệ thống Madrid, công dân hay pháp nhân của tất cả các nước thành viên có thể đạt được sự bảo hộ nhãn hiệu của mình cho hàng hóa và dịch vụ tại các nước khác tham gia hệ thống khi nhãn hiệu đó đã được đăng ký hoặc được nộp đơn đăng ký trong nước thông qua việc nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại Cơ quan đăng ký Nhãn hiệu tại quốc gia chủ đơn có mong muốn được bảo hộ.

 

5. Hiệp định TRIPS

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) được thiết lập với ý nghĩa là một phần của Những Thoả thuận Thương mại Đa phương trong vòng Đàm phán Uruguay trong khuôn khổ Thỏa thuận chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Đây là lần đầu tiên các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại quốc tế được đàm phán trong khuôn khổ của GATT. Kết quả của các cuộc đàm phán đó được thể hiện trong Thỏa thuận Thiết lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiệp định TRIPS là Phụ lục 1C của Thỏa thuận Thiết lập Tổ chức WTO. Hiệp định có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các Thành viên WTO, được thông qua tại Marrakesh ngày 15 tháng 4 năm 1994 và có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 1995. Hiệp định là một trong những trụ cột quan trọng nhất của WTO và bảo hộ sở hữu trí tuệ trở thành một phần không thể tách rời trong hệ thống thương mại đa phương của WTO. Với việc tham gia vào tổ chức thương mại thế giới ngày 11/1/2007 cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam trở thành thành viên của hiệp định TRIPS.

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) là các hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, là một thỏa thuận pháp lí quốc tế giữa tất cả các quốc gia là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nó đặt ra các tiêu chuẩn tối thiểu cho quy định của chính phủ quốc gia về nhiều hình thức sở hữu trí tuệ (IP) như áp dụng cho các công dân của các quốc gia thành viên WTO khác.

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) được thiết lập với ý nghĩa là một phần những thỏa thuận thương mại đa phương trong vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ thỏa thuận chung về thuế quan và thương mại (GATT). Đây là lần đầu tiên khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại quốc tế được đàm phán trong khuôn khổ GATT. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) là phụ lục 1C của thỏa thuận thiết lập tổ chức WTO được thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1994 và có hiệu lực với tất cả các thành viên WTO ngày 01 tháng 01 năm 1995.

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) đặt ra nhằm mục tiêu bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ phaair góp phần thúc đẩy cải tiến công nghệ, chuyển giao và phổ biến công nghệ, đảm bảo quyền lợi của các nhà sản xuất và những người sử dụng kiến thức công nghệ phục vụ cho kinh tế, xã hội cũng như bảo đảm sự cân bằng giữa các quyền và nghĩa vụ.

 

 

6. Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV)

Vào đầu những năm 1930, Hoa Kỳ đã đưa ra một hình thức độc quyền đặc biệt được gọi là bằng sáng chế về thực vật, tuy nhiên, hình thức này chỉ áp dụng đối với các giống cây sinh sản vô tính. Sau đó một nhóm các quốc gia Châu Âu đã nhóm họp cùng nhau vào năm 1961 để xây dựng công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới hay còn gọi là công ước UPOV. Văn kiện của Công ước này được sửa đổi vào các năm 1972, 1978, 1991. Việt Nam là thành viên của Công ước vào ngày 24/12/2006.

Công ước quốc tế về Bảo hộ những Giống Cây trồng Mới (1961) cho thấy rằng các bên ký kết tạo lập nên một liên minh quốc tế, gọi là Liên minh UPOV. Mục tiêu của công ước là thừa nhận và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của người nuôi dưỡng những giống cây trồng mới. Liên minh quốc tế về bảo vệ các giống cây trồng mới (UPOV) là một tổ chức liên chính phủ có trụ sở chính tại Geneva (Thụy Sĩ).

UPOV được thành lập bởi Công ước quốc tế về bảo hộ các giống cây trồng mới. Công ước được thông qua tại Paris vào năm 1961 và nó đã được sửa đổi vào các năm 1972, 1978 và 1991.

Sứ mệnh của UPOV là cung cấp và thúc đẩy một hệ thống bảo hộ giống cây trồng hiệu quả, với mục đích khuyến khích sự phát triển của các giống cây trồng mới, vì lợi ích của xã hội.

Các Nhà nước Thành viên phê chuẩn quyền bảo hộ cây trồng phù hợp với các điều khoản của Công ước và theo luật quốc gia mình. Giống như Công ước Pari, các qui tắc quan trọng của Công ước UPOV chia thành ba phạm trù: nguyên tắc đối xử quốc gia, quyền 12 tháng của qui tắc ưu tiên và một số tiêu chuẩn bảo hộ chung.

 

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).