Căn cứ vào khoản 2 Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019, trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mỏ tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mỏ tài khoản và chuyển tiền lương.
Như vậy, so với Bộ luật Lao động năm 2012 (Điều 94), thì Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định có lợi hơn cho người lao động.
Cụ thể, tại Bộ luật Lao động năm 2019, quy định rõ người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mỏ tài khoản và chuyển tiền lương. Còn ở Bộ luật Lao động năm 2012 chỉ quy định trường hợp trả lương qua tàikhoản ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản.
Đồng thời theo khoản 3 Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019, Quốc hội giao cho Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.
Luật LVN Group phân tích thêm về vấn đề trên như sau:
1. Khái niệm tiền lương?
Tiền lương được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau, mỗi góc độ sẽ có một khái niệm riêng về tiền lương. Chỉ cần có lao động thì sẽ có sự xuất hiện của một phần thù lao mà người lao động được chi trả. Vì vậy, xuất hiện nhiều học thuyết và quan điểm về tiền lương có nội dung khác nhau ở nhiều quốc gia khác nhau. Tại Việt Nam, theo cách hiểu thông thường thì Tiền lương (thường gọi tắt là lương) là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành xong công việc hai bên đã thỏa thuận. Với người lao động, tiền lương chính là thù lao, là khoản bù đắp cho công sức mà họ hao phí khi thực hiện công việc trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất.
Dưới góc độ pháp lý, căn cứ khoản 1 Điều 90 Luật lao động năm 2019 cũng đã nêu rõ khái niệm tiền lương như sau: “1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác”. Theo quy định này, tiền lương thể hiện rõ bản chất giá cả của sức lao động, giá trị của sức lao động sẽ được thể hiện bởi tiền lương trên cơ sở thỏa thuận cho việc thực hiện công việc. Từ đó, các mức lương mà người sử dụng lao động sẽ trả với mức khác nhau sẽ tùy thuộc vào tính chất công việc cũng như trình độ chuyên môn của mỗi người lao động. Các mức lương theo công việc hoặc chức danh hay các khoản bổ sung khác mà các bên thỏa thuận cũng sẽ được tính vào tiền lương của người lao động.
Tiền lương mang ý nghĩa cơ bản là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Ngoài tiền lương chính thì người lao động và người sử dụng lao động sẽ thỏa thuận trước với người lao động hưởng một số nguồn thu khác như: Trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thưởng, tiền xăng xe,… Tiền lương cao hay thấp, tăng hay giảm sẽ quyết định mức sống vật chất của người lao động, đồng thời tác động đến hiệu quả làm việc và kích thích lao động.
2. Ai phải trả những loại phí khi thanh toán tiền lương qua tài khoản?
Người sử dụng lao động sẽ trả lương cho người lao động căn cứ trên tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động cũng như chất lượng công việc. Hình thức trả lương cũng đã được Luật lao động năm 2019 quy định rõ ràng tại Điều 96 như sau:
“1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản ngân hàng của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển lương tiền lương.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Có thể thấy, pháp luật đã quy định rõ ràng người sử dụng lao động sẽ phải trả các khoản phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương. Quy định này có lợi hơn đối với người lao động, người lao động được nhận lương đầy đủ và sẽ không bị trừ thêm khoản phí liên quan đến việc mở tài khoản hay duy trì tài khoản ngân hàng.
Với thời buổi công nghệ hiện nay, để thuận tiện cho việc thanh toán lương cho người lao động, hầu hết các doanh nghiệp đều chọn hình thức chuyển tiền lương vào thẳng tài khoản ngân hàng của người lao động. Doanh nghiệp sẽ yêu cầu ngân hàng mở tài khoản cho nhân viên sau đó yêu cầu ngân hàng cung cấp dịch vụ trả lương tự động qua tài khoản. Ngân hàng sẽ cam kết cung cấp cho bên doanh nghiệp dịch vụ trả lương tự động vào tài khoản cho nhân viên của doanh nghiệp mở tại ngân hàng đó. Người sử dụng lao động trả lương qua tài khoản ngân hàng sẽ thuận lợi hơn cho người lao động. Đồng thời, khi hưởng lương từ ngân sách nhà nước và thanh toán lương qua hình thức chuyển tiền ngân hàng sẽ giúp minh bạch hơn về thuế thu nhập cá nhân, góp phần chống tham nhũng, tăng cường kiểm soát thu chi ngân sách nhà nước.
3. Phí liên quan để mở tài khoản ngân hàng?
Mở tài khoản ngân hàng mang đến nhiều tiện ích cho người dân, việc chuyển tiền qua số tài khoản đã không còn xa lạ, giúp người dân có thể dễ dàng thực hiện việc chuyển tiền, rút tiền nhanh chóng. Đồng thời, hầu hết các doanh nghiệp cũng thực hiện việc trả lương theo hình thức chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng dịch vụ sẽ phát sinh chi phí để thực hiện quản lý tài khoản. Có một số phí phát sinh liên quan đến việc mở và quản lý tài khoản như sau:
– Phí mở và duy trì tài khoản
Khi lần đầu tiên đăng ký và mở thẻ ngân hàng, mỗi người đều sẽ mất phí mở tài khoản mới. Mức phí mở thẻ mỗi ngân hàng là khác nhau, thông thường mức phí giao động từ 50.000 – 200.000 đồng.
Ngoài ra, khi đăng ký mở xong thẻ, ngân hàng sẽ có cả phí duy trì tài khoản, đây là phí tối thiếu mà mỗi cá nhân cần có trong tài khoản của mình. Trung bình, mức phí duy trì thẻ của các ngân hàng khoảng 50.000 đồng. Tùy thuộc vào số dư tài khoản, nếu tài khoản có số dư thấp hơn mức tối thiểu ngân hàng yêu cầu thì sẽ bị tính phí từ 5.000 – 15.000 đồng hàng tháng đối với ngân hàng nội địa, với ngân hàng quốc tế có thể lên đến vài trăm nghìn Việt Nam đồng.
2. Phí chuyển tiền
Loại phí này sẽ bị trừ khi chủ tài khoản thực hiện việc chuyển tiền sang một tài khoản khác hoặc rút tiền tại máy ATM cùng hệ thống hoặc khác hệ thống ngân hàng. Khi rút tiền tại máy ATM, chủ thẻ có thể thực hiện rút tiền tại máy cùng ngân hàng mở thẻ để miễn phí hoặc tính phí thấp hơn khi rút tại máy ATM khác ngân hàng. Thông thường, mức phí rút tiền cùng hệ thống khoảng 1.000 đồng/lần, khác hệ thống thì trung bình khoảng 3.300 đồng/lần.
Tương tự, khi chuyển tiền bằng phần mềm ngân hàng thì cũng sẽ xét mức phí dựa trên việc tài khoản của người nhận tiền có cùng hay khác hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng Việt Nam khi chuyển tiền cùng ngân hàng thu phí khoảng từ 1.100 – 7.000 đồng và có thể cao hơn khác các giao dịch chuyển tiền lớn hoặc chuyển tiền khác hệ. Hiện nay, một số ngân hàng đã thực hiện chính sách ưu đãi và miễn khoản phí này.
3. Phí thường niên
Đây là loại phí bắt buộc phải đóng mỗi năm nhằm duy trì tài khoản và lợi ích có từ dịch vụ thanh toán. Hiện nay, mức phí thường niên trung bình được áp dụng cho thẻ ghi nợ hoặc thẻ thanh toán nội địa dao động từ 50.000 – 100.000 đồng; thẻ thanh toán quốc tế rơi vào khoảng 100.000 – 500.000 đồng đối với thẻ giá trị cao.
4. Phí quản lý tài khoản
Đây là loại phí được sẽ bị trừ hàng tháng để quản lý tài khoản. Trong đó loại phí thường thấy nhất là phí dịch vụ SMS Banking và phí dịch vụ Internet Banking/Mobile Banking. Phí SMS Banking là phí thu từ dịch vụ thông báo các giao dịch phát sinh về số điện thoại mà chủ thẻ đã đăng ký, mức phí khoảng từ 8.000 – 12.000 đồng. Dịch vụ Internet Banking/Mobile Banking là loại phí đăng ký giao dịch thông qua Internet, có thể chuyển tiền trực tuyến mà không cần phải thực hiện tại quầy ngân hàng, phí trung bình từ 4.400 – 12.000 đồng.
Mọi vướng mắc về pháp lý trong lĩnh vực lao động hiện nay về tiền lương, thưởng,… liên hệ ngay 1900.0191 để được Luật sư tư vấn trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group lao động giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của quý khách một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Rất mong được hợp tác! Trân trọng./.