1. Quan điểm về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra

Trong giới luật học đang tồn tại 2 quan điểm về xác định chủ thể phải bồi thường khi tài sản gây ra thiệt hại

Quan điểm thứ nhất, dựa trên lý thuyết về quyền sở hữu: Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại thuộc về chủ sở hữu của tài sản đó.

Lập luận này được đưa ra dựa trên nguyên tắc chủ sở hữu là người được hưởng lợi từ tài sản thì sẽ là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản đó gây ra thiệt hại cho người khác. Tuy nhiên, quan điểm trên sẽ không còn giữ được sự nhất quán khi chủ sở hữu lại chuyển giao việc “hưởng lợi” đó sang cho người khác như cho mượn, cho thuê, thuê khoán… tài sản mà tài sản gây thiệt hại thì người thuê, người mượn có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không? Có nhiều khi mục đích sử dụng tài sản thuê, mượn chưa đạt được mà tài sản đã gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại có khác đi không?

Quan điểm thứ hai, dựa trên lý thuyết về trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại gắn liền với nghĩa vụ trông coi, quản lý, sử dụng tài sản. Vì trước khi tài sản gây ra thiệt hại, thì luôn phải có một người đang chịu trách nhiệm về tài sản. Sẽ là công bằng nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người đang chịu trách nhiệm quản lý, trông coi hay sử dụng tài sản. Tuy nhiên, tính công bằng trên sẽ bị phá vỡ khi người có trách nhiệm trông giữ tài sản hay khai thác sử dụng tài sản đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu cần thiết trong việc trông giữ, bảo quản hay sử dụng mà tài sản vẫn gây ra thiệt hại. Họ không có lỗi đối với việc tài sản gây ra thiệt hại khi họ không đồng thời là chủ sở hữu của tài sản mà phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ không đảm bảo được tính “công bằng” mà quan điểm trên hướng tới.

Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản gây thiệt hại như sau:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

=> Vậy trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này về trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Trân trọng!

 

2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại là gì?

Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Vậy thế nào là tài sản gây ra thiệt hại và không liên quan đến hành vi của con người? Đó là trường hợp khi tài sản gây ra thiệt hại nhưng lại không chứng minh được lỗi của bất cứ ai có liên quan: Không có lỗi cố ý (sử dụng tài sản như công cụ, phương tiện để gây thiệt hại bằng cách tác động trực tiếp hoặc bỏ mặc cho tài sản gây ra thiệt hại) hoặc không có lỗi vô ý (do cẩu thả, bất cẩn đã không làm những việc mà lẽ ra phải làm hoặc làm không đúng những việc cần phải làm khi bảo quản trông coi hay khi sử dụng tài sản) của bất kỳ chủ thể nào. Tài sản gây ra thiệt hại do cấu tạo nội tại bên trong của tài sản mà con người không lường trước được, mặc dù đã áp dụng và tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý, trông coi và vận hành tài sản. Ví dụ như xe ô tô đang chạy bị nổ lốp gây tai nạn, trâu được chăn dắt cẩn thận, nhưng bỗng nhiên lồng lên gây thiệt hại cho người khác, trần nhà bị sập… Đây là trường hợp làm phát sinh trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại chứ không phải trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra có liên quan đến tài sản.

Dựa trên sự tiến triển bình thường, nếu không có sự tác động của tài sản thì thiệt hại cũng không xảy ra. Bằng phương pháp loại trừ chứng minh không phải các nguyên nhân khác gây thiệt hại thì có thể kết luận tài sản là nguyên nhân đã gây ra thiệt hại. Các nguyên nhân khác như: Do sự kiện bất khả kháng; Hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, được thể hiện dưới 2 góc độ là cố ý tự tử hoặc không cố ý nhưng có tính nghiêm trọng đó là lỗi không thể tha thứ được và là nguyên nhân duy nhất dẫn đến thiệt hại xảy ra; Do lỗi của người đang chịu trách nhiệm quản lý, trông coi, bảo quản tài sản; Do lỗi của người trực tiếp sử dụng và khai thác giá trị của tài sản; Hoàn toàn do lỗi của người thứ ba (không phải là người đang trông coi, bảo quản, sử dụng tài sản và cũng không phải là người bị thiệt hại)…

Như vậy, nếu không chứng minh được các nguyên nhân gây ra thiệt hại, thì có thể kết luận tự bản thân tài sản đã gây ra thiệt hại và đó là trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại.

Trân trọng!

3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu có căn cứ pháp luật khác

Bộ luật dân sự trước đây chỉ đề cập tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, của người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng tài sản, của người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật và của người thứ ba có lỗi mà không có quy định nào đề cập tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại của những người chiếm tài sản có căn cứ pháp luật khác mà không phải là chủ sở hữu hay người được chuyển giao.

Ví dụ: Người quản lý tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc,…. Đây là hạn chế của bộ luật này.

Tuy nhiên điều trên đã được khắc phục bởi các quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015. Trên thực tế, tài sản do những chủ thể này quản lý cũng có thể gây ra thiệt hại, nên cũng cần đặt ra vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của họ.

=> Vậy việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu có căn cứ pháp luật khác sẽ đặt ra trong hai trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất, nếu người chiếm hữu có căn cứ pháp luật có lỗi trong việc quản lý tài sản thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản mà mình quản lý gây ra (trách nhiệm xuất phát từ sự vi phạm).

Tuy nhiên, nếu người chiếm hữu có căn cứ pháp luật là người chưa đủ 18 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự (không đủ năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại), thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai? Có lẽ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này sẽ thuộc về cha mẹ, người giám hộ, hoặc người có trách nhiệm quản lý họ. Bởi vì, trong trường hợp này đã xuất hiện sự vi phạm trong việc quản lý tài sản, đương nhiên bản thân người chiếm hữu có căn cứ pháp luật không bị coi là có lỗi. Người bị xác định là có lỗi ở đây là cha mẹ, người giám hộ hoặc chủ thể có trách nhiệm quản lý họ. Lỗi ở đây được suy đoán là do họ đã không kiểm soát chặt chẽ hành vi của người thuộc nghĩa vụ quản lý của mình.

Trường hợp thứ hai, nếu người chiếm hữu có căn cứ pháp luật không có lỗi trong việc quản lý tài sản thì việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên nguyên tắc hưởng quyền phải gánh chịu rủi ro do tài sản mang lại. Theo đó, chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, bởi vì lúc này chủ sở hữu vẫn là người có quyền được hưởng lợi ích từ tài sản. Hơn nữa bản thân người chiếm hữu hợp pháp trong những trường hợp này đã và đang thực hiện một hành vi để mang lại lợi ích cho chủ sở hữu (bảo quản, giữ gìn tài sản hộ chủ sở hữu). Tuy nhiên, nếu tài sản là gia súc và gia cầm trước khi gây thiệt hại mà sinh ra hoa lợi, và chủ sở hữu đã hưởng một nửa số gia súc con hoặc toàn bộ số trứng thì có phải chịu một phần thiệt hại do tài sản gây ra hay không? lúc này người quản lý gia súc, gia cầm bị thất lạc được hưởng gia súc con hoặc trứng cũng coi như họ được hưởng một khoản tiền công trông giữ gia súc, gia cầm hộ chủ sở hữu mà không phải họ đương nhiên có được khoản lợi đó. Do vậy, người quản lý gia súc, gia cầm bị thất lạc sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường.

Thực tế có thể tồn tại luồng ý kiến cho rằng, bản thân người chiếm hữu hợp pháp tài sản cũng phải bồi thường khi tài sản gây thiệt hại ngay cả khi họ không có lỗi trong việc quản lý tài sản. Bởi vì bản thân họ có quyền quản lý và chi phối hoạt động của tài sản. Hơn nữa, khi phát hiện ra các loại tài sản này, họ hoàn toàn có thể từ chối việc chiếm hữu tài sản đó, nhưng họ không từ chối thì phải chấp nhận những rủi ro xảy ra khi đã thực hiện quyền chiếm hữu tài sản.

Theo Bộ luật dân sự năm 2015 lại có những quy định khắc phục những hạn chế này. Theo đó, trong Bộ luật dân sự năm 2015, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định chung tại khoản 3 Điều 584 bao gồm chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản, trong đó sẽ bao gồm cả người chiếm hữu có căn cứ pháp luật khác. Do đó, khi Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực, việc xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng như chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp sẽ có cơ sở pháp lý rõ ràng, bảo đảm việc áp dụng thống nhất trên thực tế.

Trân trọng!

 

4. Tài sản gây thiệt hại nhưng chủ sở hữu không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?

– Cơ sở pháp lý: Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Theo đó, trong Bộ luật dân sự năm 2015, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định chung tại khoản 3 Điều 584 bao gồm chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản, trong đó sẽ bao gồm cả người chiếm hữu có căn cứ pháp luật khác. Do đó, khi Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực, việc xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng như chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp sẽ có cơ sở pháp lý rõ ràng, bảo đảm việc áp dụng thống nhất trên thực tế.

Nếu thuộc trường hợp tại khoản 2 “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.” thì lúc này người là chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây thiệt hại.

Trân trọng!

5. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản vô chủ gây thiệt hại

Việc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu tài sản chính là quyền của họ trong việc định đoạt tài sản. Hậu quả của việc thực hiện quyền từ bỏ quyền sở hữu tài sản sẽ dẫn đến tài sản đó trở thành tài sản vô chủ, tức là tài sản không thuộc sở hữu của ai. Do đó, khi tài sản vô chủ gây thiệt hại, việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng là một vấn đề pháp lý quan trọng cần đặt ra. Tuy nhiên, trong Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định về trường hợp này. Thông qua việc nghiên cứu các quy định pháp luật có liên quan,ta có thể thấy trong trường hợp tài sản vô chủ mà gây thiệt hại thì việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường được đặt ra trong hai trường hợp sau đây:

Trường hợp thứ nhất, nếu xác định được người từ bỏ quyền sở hữu thì người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu việc từ bỏ quyền sở hữu vi phạm quy định pháp luật có liên quan.

Điều này xuất phát từ nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu tại khoản 2 Điều 160 Bộ luật dân sự năm 2015: “chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản (kể cả quyền từ bỏ quyền sở hữu) nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.

Tuy nhiên, nếu chủ sở hữu đã biết việc từ bỏ quyền sở hữu có thể gây thiệt hai cho chủ thể khác mà vẫn thực hiện hành vi từ bỏ đó (Ví dụ: A đổ thuốc trừ sâu còn thừa trong bình xuống ao cá nhà B) thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này là do hành vi trái pháp luật gây ra.

Trường hợp thứ hai, nếu không xác định được ai là người đã từ bỏ quyền sở hữu hoặc phát hiện được người đã từ bỏ quyền sở hữu nhưng việc từ bỏ không vi phạm nguyên tắc chung về thực hiện quyền sở hữu thì người đã từ bỏ quyền sở hữu tài sản (Ví dụ: Sau khi sử dụng thuốc diệt chuột, A đã vứt toàn bộ các vỏ hộp vào thùng rác công cộng theo quy định, sau đó con mèo nhà B đi kiếm ăn đã ăn phải số nguyên liệu dính thuốc chuột còn thừa nên đã bị chết) thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bởi vì, bản thân người từ bỏ quyền sở hữu không còn là chủ sở hữu của tài sản, nên họ không phải chịu trách nhiệm liên quan đến tài sản. Khi đó, người bị thiệt hại phải chịu rủi ro đối với thiệt hại xảy ra.

Trân trọng!