Kính thưa quý khách hàng!
Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của quý khách liên quan đến nội dung cụ thể như sau:
NỘI DUNG YÊU CẦU
Xin chào Luật LVN Group.
Tôi là Nguyễn Xuân L, sđt: 09774xxxxx, hiện tại tôi ở xã A, huyện B, tỉnh X. Tôi muốn tư vấn qua email có trả phí. Tôi muốn tư vấn về tình huống cụ thể như sau: Tôi có một công ty về thiết bị điện. Tôi có giao khoán cho một đội thầu lắp đặt khung giàn sắt trên mái nhà, tính tiền theo mét vuông. (Đội thi công này làm tự do, nhận khoán). Khi đội thợ thi công thì công nhân chỉ huy (cũng là người nhận khoán) vô tình chạm vào đường dây điện 35kV đi ngang qua mái nhà. Khi xảy ra sự việc thì đội thi công và hàng xóm đưa đi cấp cứu. Sau đó chuyển vào bệnh viện CR và đang điều trị. Phía Công ty đã chuyển cho gia đình nạn nhân 30 triệu đồng để lo viện phí, và tình trạng của công nhân rất nặng. Gia đình công nhân đã nhiều lần liên hệ tôi và đề nghị tôi thực hiện theo quy định pháp luật. Tôi muốn hỏi về trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong tình huống này, phạm vi đề bù thiệt hại và trách nhiệm về pháp lý nếu có. Và công ty cần phải làm những việc gì trong tình huống này để đảm bảo tuân thủ pháp luật. Mong công ty sớm phản hồi ạ
Mong công ty sớm giải đáp giùm ạ.
Trân trọng cảm ơn!
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Bộ luật dân sự 2015;
Luật lao động 201.2;
Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015;
NỘI DUNG TƯ VẤN
Theo thông tin quý khách cung cấp, quý khách giao khoán cho một đội thầu lắp đặt khung giàn sắt trên mái nhà. Như vậy, có thể thấy mối quan hệ giữa doanh nghiệp của quý khách và phía đội thầu lắp đặt không phải là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Không theo hợp đồng lao động.
Hợp đồng giao khoán là sự thỏa thuận giữa bên giao khoán và bên nhận giao khoán về thực hiện một công việc theo thời gian, tiến độ và yêu cầu của bên giao khoán. Bên giao khoán là doanh nghiệp quý khách có nghĩa vụ trả tiền thù lao. Còn bên nhận giao khoán có nghĩa vụ thực hiện các công việc theo thời gian, tiến độ đã được thỏa thuận tại hợp đồng giao khoán.
Bản chất, hợp đồng giao khoán cũng như hợp đồng dịch vụ, hợp đồng giao khoán giữa công ty với nhóm thợ không được xem là hợp đồng thời vụ và không phát sinh quan hệ lao động. Quyền, nghĩa vụ của các bên sẽ căn cứ vào các quy định trong hợp đồng giao khoán và quy định của bộ luật dân sự 2015.
Mục đích của hợp đồng giao khoán:Hợp đồng giao khoán là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán nhằm xác nhận về khối lượng công việc khoán hoặc nội dung công việc khoán, thời gian làm việc, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Đồng thời là cơ sở thanh toán chi phí cho người nhận khoán. khoa ho
Trong quá trình thực hiện công việc các bên phải đảm bảo các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Trường hợp hợp đồng không quy định khác thì người giao khoán phải đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định của bộ luật lao động. Do đó, nếu công nhân chỉ huy vô tình chạm vào đường dây điện 35kV đi ngang qua mái nhà mà do lỗi từ phía công ty thì công ty dựa trên quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 để bồi thường cho người công nhân bị tai nạn, bao gồm:
Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Theo quy định này, các chi phí cần hỗ trợ người lao động như sau:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
Trường hợp trong hợp đồng giao khoán quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng giao khoán.
Trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo ngay với cơ quan Công an cấp huyện và cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn để kịp thời có biện pháp xử lý.
Trường hợp xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì người phát hiện có trách nhiệm kịp thời khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi xảy ra sự cố kỹ thuật và việc báo cáo thực hiện theo quy định tại Điều 19 và Điều 36 của Luật này.
2. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết tin báo về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, thông báo kết quả giải quyết tin báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã báo tin khi có yêu cầu và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người đã báo tin.
Điều 34 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
“Điều 34. Khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động
1. Việc khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động thực hiện như sau:
a) Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra;
b) Đối với các vụ tai nạn quy định tại điểm a khoản này làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
c) Đối với các vụ tai nạn, sự cố xảy ra trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện khai báo theo quy định của luật chuyên ngành;
d) Khi xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc bị thương nặng đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động để kịp thời có biện pháp xử lý.“
Theo quy định tại Điều 34 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về việc khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động như sau:
“Khi xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc bị thương nặng đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động để kịp thời có biện pháp xử lý.”
Như vậy, nếu người bị tai nạn bị thương nặng, gia đình nạn nhân hoặc chưa có ai khai báo với Ủy ban nhân dân xã thì công ty lên khai báo với Ủy ban nhân dân xã nơi xảy ra tai nạn lao động để kịp thời có biện pháp xử lý.
Đồng thời theo quan điểm của Luật LVN Group bên giao khoán và bên giao khoán trên phương diện hỗ trợ có thế hỗ trợ thêm phần nào đó cho người công nhân bị tai nạn.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về “Tai nạn khi thi công công trình”. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và hồ sơ do quý khách cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để quý khách tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn!
Bộ phận tư vấn Pháp luật