Hiện nay, trong công tác phòng ngừa sự cố an toàn sinh học thì cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học có trách nhiệm:

– Đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm;

– Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, phương án xử lý sự cố an toàn sinh học bao gồm các nội dung cơ bản sau: Xác định, khoanh vùng các Điểm có nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm; các biện pháp, trang thiết bị, nhân lực để xử lý và khắc phục sự cố; phương án phối hợp với các cơ quan có liên quan để ứng phó sự cố an toàn sinh học;

– Đào tạo, tập huấn cho nhân viên của cơ sở xét nghiệm về các biện pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố an toàn sinh học.

– Hằng năm, cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III và cấp IV phải tổ chức diễn tập phòng ngừa và khắc phục sự cố an toàn sinh học.

Trách nhiệm của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học trong việc phòng ngừa sự cố an toàn sinh học được quy định tại Điều 19 Nghị định 103/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng thí nghiệm.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật – Luật LVN Group biên tập