Toàn bộ chi phí điều trị do công ty chi trả. Tai nạn đó là do bạn tôi làm việc trên cao mà không có bảo hộ lao động nên đã bị ngã từ trên cao xuống. Công ty đã ép buộc công nhân làm việc khi không có các biện pháp bảo hộ an toàn. Khi xảy ra tai nạn lao động, công ty đã giấu không báo cho các cơ quan chức năng để lập biên bản . Luật sư cho tôi hỏi vậy trách nhiệm bồi thường và trách nhiệm hình sự của công ty đó là như thế nào. Công ty sẽ bị xử lý ra sao? Gia đình tôi cần phải làm gì để đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho bạn tôi ? Cảm ơn Luật sư của LVN Group.
Người gửi : T.L.K
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật lao động của công ty luật LVN Group.
Luật sư tư vấn luật lao động gọi: 1900.0191
Trả lời :
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN Group, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật lao động số 10/2012/QH13
Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Bộ Luật Hình sự 1999
Nội dung tư vấn :
-Theo Bộ luật lao động số 10/2012/QH13
Điều 3. Giải thích từ ngữ
10. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
3. Cưỡng bức lao động.
Điều 142. Tai nạn lao động
1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.
2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.
Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.
Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 146. Các hành vi bị cấm trong an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.
2. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
-theo Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 3. Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Đối tượng được bồi thường:
a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này;
b) Người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, thì được bồi thường trong các trường hợp sau:
– Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu;
– Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ (theo quy định của Bộ Y tế).
2. Nguyên tắc bồi thường:
a) Việc bồi thường đối với người lao động bị tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;
b) Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện từng lần theo quy định sau:
– Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;
– Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
3. Mức bồi thường:
Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này được tính như sau:
a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này:
Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}
Trong đó:
– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
– 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
– a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.
Ví dụ 1:
– Ông A bị bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường lần thứ nhất cho ông A tính như sau:
Tbt = 1,5 + {(15 – 10) x 0,4} = 3,5 (tháng tiền lương).
– Định kỳ, ông A giám định sức khỏe lần thứ hai thì mức suy giảm khả năng lao động được xác định là 35% (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%). Mức bồi thường lần thứ hai cho ông A là:
Tbt = 20 x 0,4 = 8.0 (tháng tiền lương).
Điều 7. Hồ sơ bồi thường, trợ cấp
1. Đối với người lao động bị tai nạn lao động thuộc đối tượng được bồi thường, trợ cấp quy định tại Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều 4 và Điều 5 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp gồm các tài liệu sau:
a) Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương;
b) Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của Tòa án đối với những trường hợp mất tích;
c) Bản sao có giá trị pháp lý biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông của công an giao thông hoặc giấy xác nhận của công an khu vực hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương;
d) Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường gồm các tài liệu sau:
a) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ quan pháp y hoặc biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp) và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền;
c) Quyết định bồi thường bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Hồ sơ được lập thành 3 bộ, trong đó:
a) Người sử dụng lao động giữ một bộ;
b) Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (hoặc thân nhân của người lao động bị nạn hoặc bệnh nghề nghiệp) giữ một bộ;
c) Một bộ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn lao động.
-Theo Bộ Luật Hình sự 1999
Điều 227. Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người
1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
Như vậy, theo thông tin của bạn cung cấp thì công ty đã có hành vi ép buộc bạn của bạn phải lao động khi không có bảo hộ lao động.Hành vi đó được hiểu là hành vi cưỡng bức lao động theo qui định pháp luật hiện hành.Công ty đó đã có hành vi vi phạm cái qui định cấm của pháp luật khi không thực hiện nghĩa vụ phải cung cấp các trang thiết bị bảo hộ lao động,cố tình dấu giếm không khai báo với cơ quan chức năng để lập biên bản.Đó là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng,theo qui định pháp luật hiện hành thì công ty phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bạn của bạn bị tử vong do trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Trong trường hợp này của bạn công ty phải có trách nhiệm chi trả các chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với bạn của bạn nếu tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến điều trị 10 ngày cho tới khi bạn của bạn qua đời nếu bạn của bạn không tham gia bảo hiểm y tế.Ngoài ra công ty phải có trách nhiệm trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho bạn của bạn kể từ khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị cho tới khi qua đời.Công ty phải có trách nhiệm bồi thường ít nhất là 30 tháng triền lương theo hợp đồng lao động cho nhân thân của bạn của bạn do tai nạn lao động mà qua đời.
Về thắc mắc của bạn là : trách nhiệm hình sự của công ty đó là như thế nào? xin được tư vấn cho bạn như sau: vì luật hình sự của nước ta không truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân mà chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự của cá nhân cụ thể .Nên trong trường hợp này của bạn thì người đứng đầu công ty,hoặc người có trách nhiệm,quyền hạn theo điều lệ công ty phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện các qui định về an toàn sử dụng lao động gây hậu quả chết người.Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên trong trường hợp bạn của bạn chết do không được công ty thực hiện các qui định về bảo hộ lao động tại những nơi đông người thì người có trách nhiệm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người theo qui định của bộ luật hình sự,có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm do gây hậu quả rất nghiêm trọng và là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người.Ngoài ra người này còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Trong trường hợp của bạn,bạn cần phải làm có đơn yêu cầu cơ quan Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động, Thanh tra Nhà nước về vệ sinh lao động và Liên đoàn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm điều tra các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng trong trường hợp công ty có tình dấu giếm không khai báo các cơ quan chức năng . Sau khi có kết quả điều tra,thanh tra bạn tiếp tục làm hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường cho bạn của bạn, hồ sơ gồm cóBiên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương; Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của Tòa án đối với những trường hợp mất tích;Bản sao có giá trị pháp lý biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông của công an giao thông hoặc giấy xác nhận của công an khu vực hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương;Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động .
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn luật lao động.