1. Người vận chuyển được quy định như thế nào theo pháp luật hàng hải mới nhất?

– Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 147 Bộ luật hàng hải Việt nam năm 2015

“Điều 147. Các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

1. Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.

2. Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.

3. Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

4. Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

5. Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng quy định tại Điều 162 và Điều 187 của Bộ luật này.”

Theo quy định tại điều luật, người vận chuyển là người, họ có thể tự mình vận chuyển hàng hóa hoặc người này ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.

Như vậy, Người vận chuyển họ có thể tự mình vận chuyển hoặc ủy quyền cho người khác, mặc dù vậy nhưng họ phải có nghĩa vụ mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa.

Khi người vận chuyển ủy quyền cho bên thứ ba, lúc này bên thứ ba sẽ là Người vận chuyển thực tế , và người Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Trân trọng!

2. Xác định các trường hợp người vận chuyển được miễn trách nhiệm trong vận chuyển hàng hóa

Đối với các trường hợp người vận chuyển được miễn trách nhiệm trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo quy định của pháp luật hàng hải Việt Nam đã quy định khá chi tiết và cụ thể.

– Cơ sở pháp lý: Điều 151 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

Theo điều luật, trường hợp người vận chuyển được miễn trách nhiệm trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển sẽ được chia thành các trường hợp như sau:

Thứ nhất, người vận chuyển hàng sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với những mất mát, hư hỏng hàng hóa do việc tàu biển không đủ khả năng đi biển, nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 150 về nghĩa vụ của người vận chuyển của Bộ luật này. Tuy nhiên trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ phải chứng minh họ đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán.

Theo điều 150 của Bộ luật quy định như sau: “Người vận chuyển phải mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa.”

Thứ hai, người vận chuyển sẽ được miễn hoàn toàn trách nhiệm, nếu tổn thất hàng hóa xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hàng hải hoặc người làm công của người vận chuyển trong việc điều khiển hoặc quản trị tàu;
  • Hỏa hoạn không do người vận chuyển gây ra;
  • Thảm họa hoặc tai nạn hàng hải trên biển, vùng nước cảng biển mà tàu biển được phép hoạt động;
  • Thiên tai;
  • Chiến tranh;
  • Hành động xâm phạm trật tự và an toàn công cộng mà bản thân người vận chuyển không gây ra;
  • Hành động bắt giữ của người dân hoặc cưỡng chế của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;
  • Hạn chế về phòng dịch;
  • Hành động hoặc sự sơ suất của người giao hàng, chủ sở hữu hàng, đại lý hoặc đại diện của họ;
  • Đình công hoặc các hành động tương tự khác của người lao động do bất kỳ nguyên nhân nào làm đình trệ hoàn toàn hoặc một phần công việc;
  • Bạo động hoặc gây rối;
  • Hành động cứu người hoặc cứu tài sản trên biển;
  • Hao hụt về khối lượng, trọng lượng hoặc mất mát, hư hỏng khác của hàng hóa xảy ra do chất lượng, khuyết tật ẩn tỳ hoặc khuyết tật khác của hàng hóa;
  • Hàng hóa không được đóng gói đúng quy cách;
  • Hàng hóa không được đánh dấu ký, mã hiệu đúng quy cách hoặc không phù hợp;
  • Khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển mà những người có trách nhiệm không phát hiện được, mặc dù đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán;
  • Bất kỳ nguyên nhân nào khác xảy ra mà người vận chuyển không có lỗi hoặc không cố ý gây ra tổn thất hoặc không phải do người làm công, đại lý của người vận chuyển có lỗi gây ra. Trường hợp có người được hưởng quyền miễn hoàn toàn trách nhiệm của người vận chuyển theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận ghi trong hợp đồng thì người đó phải chứng minh rằng người vận chuyển đã không có lỗi, không cố ý hoặc những người làm công, đại lý của người vận chuyển cũng không có lỗi hoặc không cố ý gây ra sự mất mát, hư hỏng của hàng hóa.

Thứ ba, Trường hợp người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm đối với việc chậm trả hàng nếu chậm trả hàng là việc hàng hóa không được trả trong khoảng thời gian đã thỏa thuận theo hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian hợp lý cần thiết mà người vận chuyển mẫn cán có thể trả hàng đối với trường hợp không có thỏa thuận. Bao gồm những trường hợp sau:

  • Đi chệch tuyến đường khi đã có sự chấp thuận của người giao hàng;
  • Nguyên nhân bất khả kháng;
  • Phải cứu người hoặc trợ giúp tàu khác đang gặp nguy hiểm khi tính mạng con người trên tàu có thể bị đe dọa;
  • Cần thời gian để cấp cứu cho thuyền viên hoặc người trên tàu.

Trân trọng!

 

3. Nghĩa vụ của người vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Theo quy định của pháp luật hàng hải Việt Nam, cụ thể là điều 150 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015, người vận chuyển phải có nghĩa vụ và phải mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa.

Như vậy, như thế nào là tàu có đủ khả năng đi biển? Những tiêu chí để xác định tàu có đủ khả năng đi biển của tàu là gì?

Theo quy định của pháp luât Việt Nam hiện nay chưa có quy định giải thích rõ ràng về vấn đề này. Tuy nhiên theo Quy tắc Hague-Visby quy định tàu có đủ khả năng đi biển được hiểu là con tàu có cấu trúc bền chắc, vỏ tàu và máy móc không có khuyết tật, có thể chịu được sóng gió thông thường của biển cả để vận chuyển hàng hóa một cách an toàn từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng và phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

  • Các giấy tờ của tàu phải có đầy đủ và đang có hiệu lực;
  • Tàu phải được biên chế thuyền bộ đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng:
  • Tàu phải được trang bị đầy đủ trang thiết bị, nghi khí hàng hải cần thiết cho việc đi biển;
  • Tàu phải được cung cấp đầy đủ về nhiên liệu, dầu mỡ, nước ngọt, lương thực, thực phẩm và các đồ dự trữ cần thiết khác;
  • Hầm hàng, buồng lạnh và các nơi chứa hàng khác phải khô ráo, kín nước, sạch sẽ, thích hợp cho việc vận chuyển an toàn hàng hóa.
  • Người vận chuyển có trách nhiệm tiến hành một cách cẩn thận và thích hợp việc xếp, sắp đặt, chèn lót, chằng buộc, di chuyển, bảo quản và dỡ hàng.

Trân trọng!

 

4. Những quy định về trách nhiệm của người vận chuyển trong thông lệ hàng hải quốc tế

Theo quy định của thông lệ hàng hải quốc tếnói chung, người vận chuyển phải mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ: các hầm hàng, hầm lạnh và các khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ điều kiện tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa.

Người vận chuyển chịu trách nhiệm về việc xếp hàng và dỡ hàng cẩn thận và thích hợp, chăm sóc chu đáo cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường tổn thất, mất mát của hàng hóa, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm của người vận chuyển.

Theo Quy tắc Hague-Visby quy định thì người vận chuyển có các trách nhiệm như sau:

“Người vận chuyển có trách nhiệm cung cấp con tàu đủ khả năng đi biển.

Theo đó, tàu có đủ khả năng đi biển được hiểu là con tàu có cấu trúc bền chắc, vỏ tàu và máy móc không có khuyết tật, có thể chịu được sóng gió thông thường của biển cả để vận chuyển hàng hóa một cách an toàn từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng và phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

  • Các giấy tờ của tàu phải có đầy đủ và đang có hiệu lực;
  • Tàu phải được biên chế thuyền bộ đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng:
  • Tàu phải được trang bị đầy đủ trang thiết bị, nghi khí hàng hải cần thiết cho việc đi biển;
  • Tàu phải được cung cấp đầy đủ về nhiên liệu, dầu mỡ, nước ngọt, lương thực, thực phẩm và các đồ dự trữ cần thiết khác;
  • Hầm hàng, buồng lạnh và các nơi chứa hàng khác phải khô ráo, kín nước, sạch sẽ, thích hợp cho việc vận chuyển an toàn hàng hóa.
  • Người vận chuyển có trách nhiệm tiến hành một cách cẩn thận và thích hợp việc xếp, sắp đặt, chèn lót, chằng buộc, di chuyển, bảo quản và dỡ hàng. Người vận chuyển có trách nhiệm chăm sóc hàng hóa một cách chu đáo và chịu trách nhiệm đối với hàng hóa từ khi nhận hàng để xếp lên tàu cho đến khi trả hàng cho người nhận hàng.

Chính vì vậy, người vận chuyển phải xếp hàng lên tàu theo đúng sơ đồ xếp hàng; sáp đặt, chèn lót, chằng buộc hàng đúng quy trình kỹ thuật, tránh làm hư hỏng hàng hóa; phải mẫn cán trong việc bảo quản, coi sóc hàng hóa trong quá trình vận chuyển; khi dỡ hàng cũng phải tuân thủ quy trình kỹ thuật, dỡ theo lô, theo vận đơn, dỡ loại hàng nào sử dụng dụng cụ chuyên dùng ấy để không làm hư hỏng hàng hóa trên tàu.

Nếu hàng hóa bị hư hỏng do việc xếp hàng không thích hợp (bad stowage) gây ra hoặc hầm hàng không kín nước, không đảm bảo vệ sinh, không thích hợp cho việc bảo quản và vận chuyển hàng hóa thì người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường cho chủ hàng.

Trân trọng!

5. Trường hợp miễn trách nhiệm của người vận chuyển trong thông lệ hàng hải quốc tế

Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với mất mát, hư hỏng hàng hóa do việc tàu không đủ khả năng đi biển, nếu đã mẫn cán hợp lý trong việc chăm sóc con tàu để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và các khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ điều kiện tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa. Trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ chứng minh đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán.

Theo đó, người vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm, nếu tổn thất hàng hóa xảy ra do:

  • Lỗi của thuyền trưỏng, thuyền viên, hoa tiêu hàng hải hoặc người làm công của người vận chuyển trong việc điều khiển hoặc quản trị tàu;
  • Hỏa hoạn không do ngưòi vận chuyển gây ra;
  • Thảm họa hoặc tal nạn hàng hải trên biển, vùng nước cảng biển mà tàu biển được phép hoạt động;
  • Thiên tai;
  • Chiến tranh;
  • Hành động xâm phạm trật tự và an toàn công cộng mà bản thân người vận chuyển không gây ra;
  • Hành động bắt gifl của dân chúng hoặc cưỡng chế của Tòa án hoặc co quan nhà nưđc có thẩm quyền khác;
  • Hạn chế về phòng dịch;
  • Hành động hoặc sự sơ suất của người giao hàng, chủ sỏ hOu hàng, đại lý hoặc đại diện của họ;
  • Đình công hoặc các hành động tương tự khác của người lao động do bất kỳ nguyên nhân nào làm đình trệ hoàn toàn hoặc một phần công việc;
  • Bạo động hoặc gây rối:
  • Hành động cứu người hoặc cứu tài sản trên biển;
  • Hao hụt về khối lượng, trọng lượng hoặc mất mát, hu hỏng khác của hàng hóa xảy ra do chất lượng, khuyết tật ẩn tỳ hoặc khuyết tật khác của hàng hóa;
  • Hàng hóa không đuợc đóng gói đúng quy cách;
  • Hàng hóa không được đánh dẩu ký, mã hiệu đúng quy cách hoặc đánh dấu ký, mã hiệu không phù hợp;
  • Khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển mà những nguời có trách nhiệm không phát hiện đuợc, mặc dù đã thuc hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán;
  • Bất kỳ nguyên nhân nào khác xảy ra mà nguờỉ vận chuyển không có lỗi hoặc không cố ý gây ra tổn thất hoặc không phải do nguời làm công, đại lý của người vận chuyển có lỏi gây ra.

Trân trọng!